Phương thức thực hiện hành vi ở lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của hành vi xin trong tiếng việt (Trang 25 - 27)

7. Bố cục của đề tài

1.2.2. Phương thức thực hiện hành vi ở lời

Austin phân biệt hai loại hành vi ở lời: hành vi ở lời nguyên cấp (primary) và hành vi ở lời tƣờng minh (explicit). Khi nghiên cứu về hai loại vi động ngôn ngữ này nhất thiết phải phân biệt rành mạch hai khái niệm khác nhau nhƣng luôn đi cùng nhau đó là phát ngôn ngữ vi (performative utterance) và mệnh đề ngữ vi/ biểu thức ngữ vi (performative clause expression). Biểu thức ngữ vi là phần cốt lõi của phát ngôn ngữ vi.

1.2.2.1. Phát ngôn ngữ vi

Trong hội thoại, khi các đối ngôn đối thoại với nhau cũng là lúc các phát ngôn đƣợc tạo lập. Những phát ngôn đƣợc tạo lập để thực hiện một hành vi nào đó và hành vi này đƣợc thực hiện ngay khi ngƣời ta nói. Kiểu phát ngôn nhƣ vậy đƣợc gọi là phát ngôn ngữ vi. Nằm trong cấu trúc hội thoại, phát ngôn ngữ vi có một vị trí quan trọng trong quá trình tạo lập một sự kiện lời nói. Xét về bản chất, hành vi mƣợn lời đƣợc coi là sản phẩm của một hành vi ở lời nào đó khi hành vi này đƣợc thực hiện một cách trực tiếp, chân thực.

Phát ngôn ngữ vi là sự hiện thực hóa một biểu thức ngữ vi trong một ngữ cảnh cụ thể. Theo Đỗ Hữu Châu: “Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn – sản phẩm của một hành vi ở lời nào đó khi hành vi này được thực hiện một cách trực tiếp, chân thực” [3, tr.91]. Chúng ta có thể thƣờng gặp hai loại phát ngôn ngữ vi là phát ngôn ngữ vi tối giản hay phát ngôn ngữ vi mở rộng. Phát ngôn ngữ vi tối giản là phát ngôn chỉ có biểu thức ngữ vi. Ví dụ:

(7) Thưa bố mẹ, con đi học ạ!

Trong trƣờng hợp này chỉ có biểu thức ngữ vi “con đi học ạ!”

Trong phát ngôn ngữ vi, ngoài biểu thức ngữ vi, còn có thể có các thành phần mở rộng (extended elements), tức là ngoài biểu thức ngữ vi còn có chứa

(8) Đã mười giờ rồi. Con mau đi ngủ đi!

Trong phát ngôn trên thì thành phần “Đã mười giờ rồi” là thành phần mở rộng cung cấp thông tin giải thích cho biểu thức ngữ vi nguyên cấp “Con mau đi ngủ đi”.

Thành phần mở rộng có tác dụng đƣa ra một lí do, một lời giải thích hay một sự hứa hẹn của ngƣời nói để tạo niềm tin của ngƣời nghe vào ngƣời nói và khẳng định hành vi đó là chính đáng.

1.2.2.2. Biểu thức ngữ vi

Thể thức nói năng cốt lõi do các phƣơng tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời kết hợp với nội dung mệnh đề đặc trƣng cho một hành vi ở lời nào đó. Theo tác giả Đỗ Hữu Châu trong “Đại cương ngôn ngữ học” tập II: “Biểu thức ngữ vi là những thể thức nói năng đặc trưng cho một hành vi ở lời.” [3, tr.92].

Biểu thức ngữ vi gồm hai thành phần: nội dung mệnh đề và dấu hiệu ngữ vi. Searle đã đƣa ra công thức về biểu thức ngữ vi nhƣ sau:

Trong công thức này, F là lực ngôn trung và p là nội dung mệnh đề. Tuỳ theo các hành vi ngôn ngữ khác nhau mà lực ngôn trung khác nhau. Một nội dung mệnh đề có thể đƣợc sử dụng để thực hiện nhiều đích ngôn trung, hay nói rõ hơn, là các hành vi ngôn ngữ khác nhau.

Một biểu thức ngữ vi đƣợc đánh dấu bởi các dấu hiệu ngữ vi hiện hữu, nhờ đó mà có các biểu thức ngữ vi khác nhau. Searle gọi các dấu hiệu chỉ dẫn này là các phƣơng tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời. Trong biểu thức ngữ vi có những từ công cụ chuyên dụng. Chẳng hạn, trong biểu thức ngữ vi hỏi luôn có những từ để hỏi, biểu thức ngữ vi biểu cảm luôn xuất hiện các thán từ.

- Các kiểu kết cấu:

Ví dụ: biểu thức ngữ vi cho hành động ở lời về cầu khiến thƣờng có kết cấu nhƣ: mở cửa ra, đừng làm ồn, làm ngay, nói đi,…

Biểu thức ngữ vi cho hành động ở lời về cảm thán thƣờng có kết cấu nhƣ: ối giời ơi, thật là tuyệt, đẹp quá, đi tong rồi,…

- Những từ ngữ chuyên dùng trong biểu thức ngữ vi. Những từ ngữ chuyên dùng trong biểu thức ngữ vi hỏi nhƣ: có … không?, … phải không?, bao nhiêu, vì sao,…

Những từ ngữ chuyên dùng trong biểu thức ngữ vi cầu khiến nhƣ: đi, thôi nào, đừng, làm ơn,..

Nghiên cứu hành vi ngôn ngữ, suy cho cùng, chính là nghiên cứu biểu thức ngữ vi. Muốn nghiên cứu về biểu thức ngữ vi thì phải nghiên cứu phát ngôn ngữ vi (nguyên cấp hoặc tƣờng minh) vì các yếu tố dụng học nằm trong các phát ngôn này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của hành vi xin trong tiếng việt (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)