7. Bố cục của đề tài
3.3.2. Hành vi xin trong mối quan hệ môi trường trường học (thầy trò)
Truyền thống tôn sƣ là truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay của cha ông ta. Ngƣời học trò dù có lớn tuổi, dù cho giàu sang đến đâu, có quyền thế đến đâu cũng không thể nào bác bỏ đƣợc mối quan hệ thầy giáo là ngƣời trên, còn học trò là kẻ dƣới. Ngƣời Việt Nam từ lâu vẫn lƣu truyền một câu ca qua bao thế hệ để nhắc nhở công lao của ngƣời thầy:
“Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”
Đó là nền tảng tình cảm, do vậy khi nhắc đến mối quan hệ này ngƣời ta thƣờng nói là tình thầy trò. Quyền lực của mối quan hệ thầy trò đƣợc xây dựng từ tình cảm giữa đôi bên với nhau. Thầy là ngƣời có công dạy dỗ ngƣời học trò trong học hành cũng nhƣ công việc. Đôi khi chỉ là giúp một chút, góp ý một chút nhƣng họ vẫn đƣợc coi nhƣ là thầy. Ngƣời thầy lâu nay vẫn đƣợc xem nhƣ là cha mẹ thứ hai. Cũng từ những vai trò, những đóng góp to lớn ấy đã tạo nên địa vị cao của ngƣời thầy trong lòng học trò nói riêng và trong lòng mọi ngƣời nói chung. Mặc nhiên có thể hiểu họ cũng là ngƣời có quyền lực, dù rằng quyền lực ấy không mang lại quyền lợi gì. Còn ngƣời học trò cũng vì thầy là bậc ngƣời trên nên phải thể hiện sự tôn kính của mình. Và quyền lực đôi bên đƣợc thể hiện trong mối quan hệ này cũng sẽ không dễ dàng thay đổi dù gặp những biến động của cuộc sống.
(68) Sp1: Thưa thầy, thầy cho con ra để mẹ con hỏi.
Sp2: (Thầy giáo tôi đang mải xem cuốn sách gắt): Không đi đâu cả, ngồi đấy. [DCT]
Ngƣời học sinh đã sử dụng kính ngữ “thưa thầy” trƣớc khi thực hiện hành vi xin phép “thầy cho con ra để mẹ con hỏi” nhằm mục đích tôn vinh thể diện và sự tự tôn trọng của mình đối với ngƣời thầy, qua đó cũng đồng thời làm tăng tinh thuyết phục của phát ngôn, tuy nhiên ngƣời học sinh lại nhận lại hồi đáp tiêu cực từ ngƣời thầy “Không đi đâu cả, ngồi đấy”. Có thể thấy, cuộc thoại trong ví dụ trên diễn ra trong ngữ cảnh của một lớp học, vị thế giao tiếp của ngƣời thầy rõ ràng là cao hơn vị thế giao tiếp của ngƣời học trò.
(69) Sp1: Con xin thầy cứ coi như ngày trước. Thầy đừng nói thế! Thầy gọi con là con thôi. Bẩm thầy, thoạt vào đến lớp, con trông thấy thầy, con giật nẩy mình. Thầy đã già nhiều quá. Tóc thầy đã bạc. Mắt thầy đã lóa. Thầy gầy nhiều rồi.
Sp2: (Thầy giáo vẫn cười): Vâng, đã mười năm nay, quan lớn cũng đổi khác, đến nỗi tôi không nhận là ai nữa.
Sp1: (Đức nhăn nhó, nói): Con xin thầy đừng gọi con thế. Bao giờ con cũng là học trò của thầy. Thầy gọi con là con, hay là anh thôi.
( Nguyễn Công Hoan, Trên đường sự nghiệp) (70) Sp1: Thưa thầy, thầy cho phép bạn Lan nghỉ học sang mai ạ.
Sp2: Có chuyện gì xảy ra với Lan à? Sp1: Dạ, mẹ bạn ấy bị ốm ạ. [DCT]
Nhƣ vậy, ngƣời thầy có một vị thế xã hội nhất định trong môi trƣờng trƣờng học ở Việt Nam. Ngƣời thầy luôn luôn đƣợc kính trọng và tôn vinh; bởi vậy, trong các tình huống giao tiếp giữa thầy - học sinh hay cô – học sinh đều sẽ có một khoảng cách xã hội nhất định và kính ngữ là một phƣơng thức biểu hiện trực tiếp để nhận lại các hồi đáp tích cực trực tiếp và tiêu cực gián tiếp.