7. Bố cục của đề tài
2.2.5. Đặc điểm xác định hành vi xin trong tiếng Việt
Có thể thấy hành động xin đƣợc thực hiện bằng hai dạng: hành động vật lý (chìa tay, chìa mũ/nón...) và hành động nói năng. Tuy nhiên, luận văn này chúng tôi chỉ xem xét hành vi xin với tƣ cách hành vi nói năng, đƣợc thực hiện khi Sp1 thể hiện mong muốn Sp2 đồng ý làm gì cho Sp1.
2.2.5.1. Xin - thuyết phục hành động
Theo nghiên cứu, kết cấu thƣờng gặp nhất của hành động xin chính là sự lặp lại kết cấu câu đơn hai sự tình có vị từ ngôn hành của hành động xin:
Khi Sp1 nhận thấy nguy cơ Sp2 có thể không đồng ý thực hiện việc mà mình mong mỏi. Do vậy, Sp1 cuống quýt, lo lắng lặp lại nội dung mệnh đề nhằm làm tăng sắc thái tha thiết, khẩn khoản, cốt để Sp2 thƣơng hại mà chấp thuận. Ví dụ:
(59) Anh đừng đi, xin anh đừng đi...
(Thanh Tùng)
(60) Xin tướng quân tha cho ông Cả. Tướng quân tha cho ông Cả … (Nguyễn Huy Tưởng)
Có thể dùng từ “xin”, “mong” nhƣ những động từ ngữ vi. Hành vi xin đƣợc dùng trong quan hệ cƣơng vị thấp – cƣơng vị cao:
Xin (mong) Sp1 + Sp2 cho…
(61) Thôi, xin anh em tha cho tôi (62) Xin anh hãy tha thứ cho em.
(63) Xin (mong) quý lãnh đạo hiểu cho, chúng tôi cũng rơi vào thế bị động nên còn chậm trễ trong quá trình giải thích để người dân an tâm.
(64) Thôi, xin anh em tha cho tôi, đừng bắt tôi vào, lỡ có tội vạ chỉ một mình tôi chịu.
(Nguyễn Công Hoan)
Khi đƣợc dùng trong câu ngôn hành với tƣ cách vị từ ngôn hành, xin là vị
từ hành động chân chính, vừa biểu thị sự mong mỏi
Sp2 cho mình vật gì hoặc làm cho mình việc gì, lại vừa mang thái độ khiêm tốn, lịch sự. Yếu tố cho định hƣớng về phía ngƣời nói (tôi, chúng tôi), nhằm mục đích thuyết phục ngƣời nghe thực hiện hành động có lợi cho ngƣời nói. Tuy nhiên yếu tố cho không phải là bắt buộc trong nhiều trƣờng hợp, chẳng hạn:
(65) Tôi xin (mong) cô xem xét lại giúp cháu. (66) Xin anh hãy giữ kín bí mật này.
(67) Em xin chị chục bạc để mua sách học
(Thạch Lam)
Khi ngƣời nghe cần thiết phải trả lời một vấn đề nào đó, tình huống đó đƣợc diễn đạt với cấu trúc:
Sp1 (chủ thể)
Xin cho biết… Xin Sp2 cho biết… Xin Sp2 cho Sp1 biết…
Ví dụ:
(68) Xin anh cho tôi biết con tôi đang ở đâu?
(69) Xin cô cho biết bài toán em được bao nhiều điểm.
Các sắc thái biểu cảm đƣợc thêm bằng cách đƣa vào các từ xen giữa nội dung của hành vi xin. Đây đƣợc coi là thành phần điều biến tích cực, có tác dụng làm lay động tình cảm của Sp2, khiến Sp2 vì nể nang,lòng thƣơng ngƣời đối với Sp1 mà nhận lời làm X. (Xin) Sp1 Làm ơn, làm phúc Thông cảm, cảm phiền Thƣơng tình, rủ lòng thƣơng … Sp2
(70) Thưa ông, cả cửa nhà cháu chỉ có thế này, ông làm ơn nhận giúp cho (Ngô Tất Tố) (71) Nhà tôi đương ốm... Ông làm phúc nới rộng nút thừng ra cho!
(Ngô Tất Tố) 2.2.5.2. Xin - được hành động
Xin Sp1 làm ơn cho Sp2…
Cấu trúc này có tác dụng tôn vinh Sp2, đƣa Sp2 lên vị thế của kẻ bề trên, kẻ ban ơn. Ở từ “làm ơn” cũng có thể đƣợc thay thế bằng các từ ngữ tƣơng ứng nhƣ: làm phúc, thông cảm…
Chẳng hạn:
(72) Chị làm ơn cho em nhờ lấy giúp cái giỏ trái cây. (73) Xin ông làm ơn tha mạng cho con.
(74) Bác tài xế làm ơn cho em đi nhờ xe lên phố với ạ!
Xin phép Sp1 cho Sp2… Xin Sp1 cho Sp2… Xin sp1 cho phép Sp2… (Xin) cho phép Sp1… Cho Sp1… Sp2
Với phƣơng thức này, hành vi xin phép đƣợc ngƣời nói thực hiện một cách trực tiếp với cách sử dụng các động từ ngữ vi nhƣ đã nếu ở trên. Để đạt đƣợc mục đích của minh, chờ đợi ở ngƣời nghe một sự đồng ý tích cực, cho phép ngƣời nói thực hiện hành vi xin phép.
(75) Con xin phép cụ ạ!
(76) Dạ thưa anh, ngày mai anh cho em về thăm gia đình, em sẽ trở lại sớm thôi.
(77) Xin phép mọi người em phải về sớm ạ!
Hành vi “xin” đối với động từ ngữ vi xin phép và tiểu từ tình thái “ạ” ở cuối phát ngôn để bày tỏ sự kinh trọng và lễ phép với ngƣời lớn tuổi ( ông bà, cha mẹ…).
2.2.5.3. Xin - nhờ vả
Đối với hành vi xin mong muốn nhận đƣợc sự giúp đỡ sẽ đi kèm với các động từ chỉ sự giúp đỡ: đỡ, hộ, giúp, dùm, cho, làm ơn… là phƣơng tiện đặc
trƣng thể hiện sự nhờ vả. Vì vậy, khi cấu tạo những phát ngôn mà ngƣời nói ở vị thế cao, ra lệnh cho ngƣời nghe mà ngƣời nói sử dụng những yếu tố này thì phát ngôn sẽ lịch sự hơn vì chúng cho thấy tính lịch sự trong cuộc đối thoại và các tín hiệu kết thúc phát ngôn (một chút, một tí, chút xíu, cái đã…)
Sp1 … (giúp)…Sp2 (một tí) Phiền /làm phiền Sp1….Sp2
Cụ thể:
(78) Phiền anh lấy cho em cốc nước.
(79) Làm phiền anh coi giúp em mấy giờ rồi.
(80) Xin quý hành khách lưu ý giúp đoàn chúng em. (81) Cậu giữ giúp cháu nó một tí.
(82) Anh giải thích hộ em cái đã. 2.2.5.4. Xin - thúc giục hành động
“Với, thôi, đã, nào, mà” là những từ đƣợc sử dụng trong hành động cầu khiến. Còn từ “đi” là từ chuyên dụng của hành vi xin. Ngoài nhóm từ “hãy, đừng, chớ”, thì nhóm từ “đi, với, thôi, đã, nào, mà” cũng đƣợc sử dụng để thể hiện hành vi xin trong giao tiếp.
Những từ trên đây là những từ biểu đạt ý nghĩa tình thái làm bộc lộ cảm xúc của ngƣời nói. Chúng thƣờng đứng ở đầu hoặc cuối câu. Về sắc thái thể hiện. “Đi” là một trợ từ tình thái mang ý nghĩa thúc giục hành động cần đƣợc thực hiện và mang sắc thái khiến nhiều hơn. Ngƣời nói yêu cầu ngƣời nghe phải thực hiện một hành động một cách nhanh chóng, giục giã.
…Xin Sp2 (đừng/đi…) + Động từ!
(83) Xin anh hãy đi đi!
(84) Cháu xin bác đấy, bác đừng nói nữa mà!