Hành vi xin biểu thị qua các động từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của hành vi xin trong tiếng việt (Trang 52 - 57)

7. Bố cục của đề tài

2.2.2. Hành vi xin biểu thị qua các động từ

2.2.2.1. Động từ “xin” (biến thể: xin phép), cho phép

Trong giao tiếp hằng ngày, động từ “xin” có thể xuất hiện ở nhiều mối quan hệ khác nhau của các nhân vật giao tiếp và ở mỗi mức độ khác nhau đó thì nội dung và hình thức “xin” cũng khác nhau. Động từ “xin” có tần số xuất hiện cao nhất và đó cũng là từ gọi tên một cách tƣờng minh nhất của hành vi ngôn ngữ xin. Ví dụ:

(19) Chị cho em xin quyển sách này nhé, em thích nó lâu rồi mà tìm vẫn chưa ra. (20) Xin bố cho con được sang nhà cái Na chơi, bố nhé!

Xét ví dụ, ta thấy ngƣời nói ngỏ ý muốn ngƣời nghe cho một cái gì mà cụ thể ở đây là “quyển sách”. Còn với câu tiếp theo, ngƣời nói xin ngƣời khác làm điều gì đó mà cụ thể là “xin được đi chơi với bạn Na”.

Động từ “xin” cũng thƣờng dùng giữa ngƣời có vị thế thấp với ngƣời có vị thế cao hơn.

(21) Con xin ông lần này thôi, con hứa sẽ làm bài tập đầy đủ mà

(22) Em xin cam đoan với cô, lần sau em sẽ không tái phạm nữa, nếu lặp lại một lần nữa thì em sẽ chịu hình phạt.

Hay:

(23) Cháu cho bác xin một quả táo nhé!

(24) Xin phép các anh cho tôi được hút điếu thuốc

Sự xuất hiện của xin, xin phép trong các ví dụ không hoàn toàn là những yếu tố mang nghĩa từ vựng. Chúng dƣờng nhƣ chỉ là những yếu tố đứng trong câu để thể hiện sự nhún nhƣờng của ngƣời nói đối với ngƣời nghe.

Ở ví dụ (23) ngƣời nói là bác và ngƣời nghe là cháu. Theo nhƣ văn hóa và phong tục ngƣời Việt Nam ta thì ngƣời bác thƣờng có vị thế cao hơn và có quyền đƣa ra yêu cầu đối với cháu của mình và cháu phải làm theo. Tuy nhiên, ở đây ngƣời bác đã dùng động từ xin để thể hiện mong muốn quả táo kia sẽ thuộc về mình. Lúc bấy giờ ngƣời cháu đƣợc nâng lên vị thế cao hơn, do đó đã làm cho tính áp đặt của hành vi cầu khiến đƣợc giảm nhẹ đi.

Ở ví dụ (24) khi thể hiện mong muốn đƣợc ngƣời khác đồng ý cho mình thực hiện hành vi nào đó, ngƣời nói chỉ cần: “Các anh cho tôi hút điếu thuốc”.

Nhƣng trong ví dụ trên, ngƣời nói đã sử dụng hành vi xin, và ta gọi đó là chiến lƣợc giao tiếp nhằm mục đích nâng cao vị thế, quyền lực của ngƣời đối thoại, làm cho ngƣời đối thoại cảm thấy thỏa mãn vì đã ban ơn cho ngƣời nói thực hiện hành vi, ngƣời nói phải xin phép mình để thực hiện hành vi đó.

Điểm chung trong hai ví dụ trên là ngƣời nói đã tự hạ thấp vị thế của mình và nâng cao vị thế của ngƣời nghe. Từ đó ngƣời nghe cảm thấy thỏa mãn khi đƣợc ngƣời nói xin mình thực hiện một hành vi mà đáng lẽ đó là trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó, việc giảm bớt tính áp đặt cũng là một chiến lƣợc lịch sự.

Động từ “kính xin” ngoại lệ thƣờng xuất hiện một cách trang trọng trong các văn bản, bài viết.

(25)“Tôi kính xin các đồng chí bỏ qua những sai lầm mà tôi đã mắc phải.” (26)“Kính xin mời các quý vị lãnh đạo, ban tổ chức nán lại để nghe kết quả của cuộc thi.”

Bên cạnh đó, động từ “cho phép” tồn tại khi trong cấu trúc cầu khiến có chủ ngữ ở ngôi thứ hai chỉ đối tƣợng cầu khiến, cũng là phƣơng tiện biểu hiện hành vi thỉnh cầu. Chúng là những dấu hiệu của phép lịch sự khi cầu khiến. Ví dụ:

(27) Chào cháu! Cháu cho phép cô hỏi đường đến nhà của bà Hai Qua có phải đi đường này không hả cháu?

Hay:

(28) Chú gì đó ơi!... Nếu được chú cho phép tôi hỏi ông chủ tịch đã về phòng chưa?

Ở ví dụ trên, để ngƣời nghe dễ chấp nhận và trả lời cho điều mà mình muốn biết thì ngƣời nói đã sử dụng từ “cho phép”. Đứng về mặt vị thế xã hội thì ngƣời nói cao hơn ngƣời nghe vì ngƣời nói lớn tuổi hơn. Ngƣời nói là bạn hay khách hàng của ngƣời đƣợc nhắc đến và ngƣời nghe nhỏ tuổi hơn hoặc là nhân viên. Nhƣng ở đây ngƣời nói vẫn sử dụng chiến lƣợc lịch sự trong quá trình giao tiếp bằng cách hạ vị thế xã hội xuống thấp.

2.2.2.2. Động từ “nài, ,nài nỉ, nài xin”

Theo “Từ điển tiếng Việt” của tác giả Hoàng Phê (chủ biên) thì nài: “khẩn khoản xin, yêu cầu, ví dụ: nài mãi mới được đi” [24, tr.651].

Còn trong “Đại từ điển tiếng Việt” của Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên) giải thích nài: “cố xin yêu cầu cho bằng được.” [1, tr.74]

Cụ thể nhƣ: nài cho được giá, nài bố mẹ đi chơi.

Tóm lại, dù đƣợc giải thích nhƣ thế nào thì nài cũng đƣợc hiểu với nghĩa là cố xin cho bằng đƣợc điều mà ngƣời nói mong muốn.

Mặc khác, trong tiếng Việt còn có các vị từ song tiết nài ép, nài nỉ, nài nẵng, nài xin cũng đồng nghĩa với nài.

thì gọi đó là nài nỉ. Ví dụ: nài nỉ mãi mới đồng ý; nài nỉ đi theo; nài nỉ mãi mới chịu nhận lời.

Nài nẵng: nài nỉ: nài nẵng vẫn chƣa đƣợc bố cho phép.

Mời mọc, ép phải thực hiện bằng đƣợc yêu cầu gọi là nài ép. Ví dụ: nài hoa ép liễu;

Khẩn khoản xin, yêu cầu bằng đƣợc gọi là nài xin. Ví dụ: nài xin tha tội

Những động từ này thƣờng có tần số xuất hiện không cao, đƣợc sử dụng theo hiệu lực ngữ vi trong một phát ngôn xin (trừ động từ: nài nẵng). Tuy nhiên, các động từ ấy có mức độ biểu hiện thái độ của ngƣời xin thấp hơn so với thái độ biểu hiện của ngƣời van, van xin.

2.2.2.3. Động từ “van, van xin, van lạy”

Các cấu trúc cầu khiến có chứa động từ van, van xin, van lạy (những động từ có nét tƣơng đồng với động từ xin) không đƣợc ngƣời Việt coi là yếu tố lịch sự. Khi ngƣời nói sử dụng các động từ này theo dấu hiệu ngữ vi biểu thị hành vi xin, thƣờng là bộc lộ nỗi lòng, thái độ tha thiết, khẩn khoản, hay có thể là quỵ lụy để nhận đƣợc sự đồng ý từ ngƣời nghe. Ví dụ:

(29) Đừng hung tợn thế!...Em van minh! Đừng hung tợn thế!...Em van mình!...Em van mình.

Việc tôn trọng thể diện của ngƣời khác là truyền thống văn hóa của ngƣời Việt nhƣng đồng thời họ cũng rất tôn trọng thể diện của bản thân mình. Những hành vi hạ thấp mình hay nhẫn nhục thì không đƣợc coi là biểu hiện của lịch sự. Vì vậy, với những cấu trúc có chứa van, van xin, van lạy mặc dù cũng hạ thấp vị thế của ngƣời nói nâng cao vị thế ngƣời nghe, tôn trọng ngƣời đối thoại nhƣng vẫn không đƣợc coi là yếu tố thể hiện tính lịch sự.

Van, van xin, van lạy là nói một cách tha thiết, khẩn khoản để đƣợc làm nƣơng nhẹ tội trạng cầu xin sự đồng tình, chấp nhận

(30)Sp1:Thôi tôi van thầy nó đừng dại dột, tôi không để thầy nó đi đâu. Sp2: (Anh cu quắc mắt nói): Việc quan nào phải việc trẻ con, u nó không được nói thế.

Sp1: (Chị cu lại òa lên khóc, túm chặt áo chồng): Không! Không đi! Thầy nó ăn cơm đã, vội gì.

Trong trƣờng hợp này, nội dung mà Sp1 muốn xin Sp2 là nhƣng công việc khó khăn hay chính bản thân Sp2 nhận thấy Sp2 có ý định không muốn đồng ý hay giúp đỡ. Vì vậy Sp1 cố gắng thuyết phục bằng cả lý thuyết và hành động. Đoạn thoại trên có lời cầu khiến “van” không cho chồng đi của chị Cu. Tuy nhiên, anh Cu không chấp nhận và chị phải nài nhằm giữ anh ở nhà. Ở đây có sự xuất hiện của dấu hiệu nhận diện là có một hành động cầu khiến xuất hiện trƣớc nhƣng không thành.

(31) Con van mẹ! Con lạy mẹ! Mẹ đừng bỏ chúng con mà đi. (32) Sp1: Chúng mình đi chơi đi.

Sp2: Tớ phải trông nhà.

Sp1: Đi với tớ đi mà, tớ xin cậu đấy! Đi một tí rồi về cũng được.

[DCT]

Ở đây, mức độ thỉnh cầu nhƣ đƣợc tăng lên, biểu hiện thái độ tha thiết, mong muốn đƣợc Sp2 đồng ý Sp1. Sp1 đã thêm vào việc cam kết đi “một tí”

nhanh chóng để gia tăng sự thuyết phục với Sp2. Thêm nó, hành động nài của Sp1 cũng sẽ hiệu quả hơn.

2.2.2.4. Động từ “muốn”, “làm ơn”

Động từ “muốn” đƣợc hiểu: cảm thấy có sự đòi hỏi đƣợc làm một việc gì hoặc có cái gì. Chẳng hạn:

(33) Mẹ ơi, con muốn có con búp bê ở trên kệ cửa hàng, mẹ mua cho con nhé!

Động từ “làm ơn”: làm điều tốt, giúp cho ngƣời khác qua đƣợc khó khăn. Dùng để tỏ thái độ lịch sự, lễ độ khi nói ra điều phải hỏi, phải nhờ hặc yếu cầu ai đó giúp đỡ.

(34)Xin lỗi các chị, làm ơn cho tối hỏi thăm nhờ một chút. (35) Làm ơn chuyển bức thư này giúp tôi.

Trƣớc khi đƣa ra lời yêu cầu để đƣợc thực hiện hành vi, ngƣời nói đã xin lỗi ngƣời nghe để tỏ ý rằng tôi đang làm phiền đến các chị nhƣng thực tế ngƣời

nói chẳng có lỗi gì với ngƣời nghe cả. Đây chỉ là chiến lƣợc mà ngƣời nói mong mục đích giao tiếp của mình thành công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của hành vi xin trong tiếng việt (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)