7. Bố cục của đề tài
3.3.4. Hành vi xin trong mối quan hệ bạn bè
Quan hệ ngang bằng là quan hệ giữa những ngƣời cùng độ tuổi, cùng chức vụ, cùng một địa vị xã hội hoặc nếu có khoảng cách thì cũng đã có sự xóa nhòa vì một số lí do nào đó. Nhƣ đã nói, hành vi xin là một hành động mà khi đó đòi hỏi ngƣời xin phép phải thể hiện sự nhún nhƣờng, hạ thấp giá trị của bản thân. Song trong mối quan hệ này, khi một ai đó thực hiện hành động này thì điều đó cũng chỉ nói lên sự thân thiết, gần gũi giữa các nhân vật. So với quan hệ không ngang bằng thì quan hệ ngang bằng thể hiện trong hành động nài chiếm số lƣợng thấp. Ngoài quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè đƣợc xem là quan hệ rất quan trọng. Có lẽ vì thế mà đối với những ngƣời bạn bè thân thiết, gắn bó lâu thì dù cho đối phƣơng hạ mình xin xỏ một điều gì hay đến mức nào cũng chỉ cho thấy sự gắn bó của họ.
Ví dụ:
(74) Sp1: Lâu quá mới gặp lại cậu đấy. Khỏe không? Sp2: Ồ, lâu quá rồi nhỉ, cũng vẫn thế, còn cậu?
Sp1: Mình vẫn bình thường, à mà tiện đây mình muốn cậu cho mình mượn chiếc xe máy của cậu nửa ngày nhé.
Sp2: Được thôi, để mình xem, nhưng mình chỉ có thể có cậu mượn tối đa 3 tiếng thôi. Chiều nay mình có việc phải dùng đến nó mà, cậu thông cảm nhé.
Sp1: Ồ, vậy là tốt quá rồi. Vậy 11h tớ trả lại cho cậu nhé. Sp2: Nhất trí, chìa khóa và giấy tờ đây.
Sp1: Ôi, cám ơn cậu. cậu tuyệt thật đấy.
Sp2: Thôi, đừng có khách khí nữa. hẹn gặp cậu trưa nay. Sp1: Tạm biệt. [DCT]
Cuộc thoại xảy ra giữa hai ngƣời bạn lâu ngày mới đƣợc gặp lại nhau có tham thoại trung tâm có hành vi chủ hƣớng là mƣợn nhƣng ẩn trong đó hàm ý xin phép. Cuộc thoại trên bao gồm cặp thoại thứ nhất: tham thoại dẫn nhập có hành vi chủ hƣớng là lời chào hỏi thân mật “Lâu quá mới gặp lại cậu đấy. Khỏe
không?”. Cặp thoại thứ hai gồm tham thoại dẫn nhập có hành vi chủ hƣớng là xin phép điều gì mà cụ thể là “À mà tiện đây mình muốn cậu cho mình mượn chiếc xe máy của cậu nửa ngày nhé”, tham thoại hồi đáp có hành vi chủ hƣớng tích cực “Được thôi, để mình xem, nhưng mình chỉ có thể cho cậu mượn tối đa 3 tiếng thôi”. Có thể thấy cuộc thoại diễn ra khi cả hai đều sử dụng các phƣơng thức biểu hiện gián tiếp hành vi xin và sự hồi đáp tích cực, lịch sự nhằm để giữ thể diện cho nhau và duy trì cuộc thoại giữa cả hai ngƣời đƣợc lâu hơn.
(75) Sp1: Cũng trễ rồi, cho phép mình ra về trước nhé các bạn. Sp2: À, thế cậu về trước, chúng tôi đang lỡ dỡ câu chuyện. Sp1: Được rồi, các bạn cứ tự nhiên. Mình đi đây. [DCT]
Trong mối quan hệ bạn bè hay quan hệ đồng nghiệp, khi xét về quan hệ tuổi tác có thể ngang bằng hoặc cũng có thể lớn hơn nhƣng có địa vị nhƣ nhau thì phƣơng thức biểu hiện trực tiếp và hồi đáp tích cực, tiêu cực đƣợc sử dụng thƣờng xuyên bởi các động từ “cho phép”, “xin phép”.
Bảng 3.3 Bảng các phƣơng thức biểu hiện tiếng Việt đặt trong mối quan hệ xã hội thông qua phƣơng tiện ngôn ngữ.
Phƣơng thức biểu hiện Động từ sử dụng Mối quan hệ xã hội
a. Hành vi xin trực tiếp - Hồi đáp tích cực trực tiếp.
b. Hành vi xin trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp.
c. Hành vi xin gián tiếp - Hồi đáp tiêu cực gián tiếp.
Cho/ Cho phép/ Xin
phép Bố mẹ - con
a. Hành vi xin trực tiếp - Hồi đáp tích cực trực tiếp.
b. Hành vi xin trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực gián tiếp.
Cho/ Cho phép/ Xin
phép Thầy – trò
a. Hành vi xin trực tiếp - Hồi đáp tích cực trực tiếp.
b. Hành vi xin trực tiếp - Hồi
Cho/ Cho phép/ Xin
đáp tiêu cực trực tiếp.
a. Hành vi xin trực tiếp - Hồi đáp tích cực trực tiếp.
b. Hành vi xin trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực gián tiếp.
Cho/ Cho phép Bạn bè