7. Bố cục của đề tài
3.3.3. Hành vi xin trong mối quan hệ công sở (sế p nhân viên)
Quan hệ này cũng tƣơng tự nhƣ quan hệ giữa chủ và ngƣời làm thuê. Ngƣời làm thuê phụ thuộc vào ngƣời chủ.
Ngƣời sếp (hay chủ) là ngƣời có vị thế xã hội cao hơn nhân viên (hay ngƣời làm thuê), do đó thƣờng các hành vi xin phép sẽ đƣợc Sp1 biểu hiện bằng phƣơng thức trực tiếp với các động từ ngôn hành nhƣ “xin phép”, “cho phép”.
Ví dụ:
(71) Sp1: Tiện có chuyến xe của cơ quan vào Đà Nẵng, sếp cho phép em về thăm nhà vài hôm.
Sp2: Công việc cơ quan dạo này nhiều, hay là cậu để hôm khác hãy về.
[DCT]
(72) Sp1: Bẩm lạy ông bà, hai anh em con ngủ dưới nhà, mà trên nhà trên thì khóa cửa. Sáng ngày, chúng con mới dậy. Cửa trên này chưa mở, con đã thấy ông bà kêu mất tiền. Lúc ấy, ông mới gọi chúng con lên. Xin ông bà xét cho chúng con chỗ ấy. Hay ông đi chơi tối qua, mà đánh rơi đâu chăng?
Sp2: Tao nhớ rằng khi tao đi nằm, tao còn, mở ví ra để đếm lại giấy bạc, rồi tao gối ở đầu giường, chỗ này. Tao nằm bên cạnh cụ. Vì thức khuya nói chuyện, nên tao mệt, tao ngủ say lúc nào không biết. Tao chắc lúc tao đếm tiền, có đứa nào trông thấy.
Sp1: Lạy ông bà, chúng con có biết cái ví tiền của ông mặt ngang mũi dọc thế nào, thì chúng con cứ chết một đời cha, ba đời con!
(Nguyễn Công Hoan, Mất cái ví) (73) Sp1: Xin phép thủ trưởng cho tôi được miễn nói thêm câu chuyện riêng tư này.
Sp2: Trời ạ, lại thế nữa rồi. Không biết rồi cuộc sống của cậu sẽ đi đến đâu.
Động từ ngôn hành “xin phép” trong “Xin phép thủ trưởng cho tôi được miễn nói thêm câu chuyện riêng tư này” làm tăng tính lịch sự cho cuộc giao tiếp bên cạnh đó còn đề cao thể diện của ngƣời nghe.
Nhƣ vậy, trong môi trƣờng công sở (sếp - nhân viên, chủ - ngƣời làm thuê, địa chủ - nông dân) thì giữa cấp trên và cấp dƣới đƣợc xét theo mối quan hệ dọc, là mối quan hệ thể hiện rõ vị thế xã hội, quyền lực giữa các vai giao tiếp. Do đó, các tình huống đƣợc xét trong mối quan hệ này sẽ xuất hiện khá nhiều các trƣờng hợp sử dụng phƣơng thức xin phép trực tiếp với các động từ
hồi đáp tiêu cực gián tiếp.