7. Bố cục của đề tài
3.2.3. Các phương thức biểu hiện trung gian của hành vi xin
3.2.3.1. Hành vi xin trực tiếp - Hồi đáp tích cực gián tiếp
Các dạng thƣờng gặp trong hành vi xin trực tiếp - hồi đáp tích cực gián tiếp nhƣ:
- Hồi đáp bằng cách đƣa ra lí do để động viên ngƣời nói. Ví dụ: (51) Sp1: Xin bà cho cháu chơi game ạ.
Sp2: Bà nghĩ game không xấu nên bà sẽ không ngăn cản, nhưng lúc sáng cháu đã chơi rồi, cái gì lạm dụng quá nhiều sẽ không tốt, bố mẹ cháu sẽ lo lắng đấy. [DCT]
Hành vi xin trong tình huống là một hành vi xin trực tiếp có nội dung mệnh đề “Xin bà cho cháu chơi game” đã nhận lại một sự hồi đáp tích cực từ ngƣời bà. Mặc dù ngƣời bà không biểu hiện trực tiếp sự cho phép nhƣng nhân vật cháu vẫn nhận thấy đó là một hành vi phản hồi tích cực và đã gián tiếp cho phép ngƣời cháu thực hiện hành vi xin bằng phát ngôn “Bà nghĩ game không xấu nên bà sẽ không ngăn cản, nhưng lúc sáng cháu đã chơi rồi, cái gì lạm dụng quá nhiều sẽ không tốt, bố mẹ cháu sẽ lo lắng đấy”.
- Hồi đáp bằng cách khẳng định lại hành vi xin của ngƣời nói.
(52) Sp1: Em xin cô có thể cho em được lên sân khấu thể hiện bài hát “Mẹ yêu con”
Sp1: Dạ đúng ạ
Sp2: Vậy được, con cứ lên thử cô sẽ giúp con. [DCT]
Hành vi xin mang nội dung mệnh đề “xin được hát bài mẹ yêu con” với động từ ngữ vi xin “cho”. Đó là một hành vi xin phép của ngƣời học sinh nói với cô giáo để đƣợc lên sân khấu thể hiện bài hát. Trƣớc khi đáp lại hành vi xin trực tiếp đó, cô giáo đã khẳng định lại một lần nữa nội dung mệnh đề mà học sinh đã đƣa ra “Con thuộc bài đó à?” trƣớc khi cho phép em học sinh lên sân khấu đúng với mệnh đề mà ngƣời học sinh đã thực hiện hành vi xin của mình.
- Hồi đáp bằng cách đƣa ra điều kiện.
(53) Sp1: Em xin phép về sớm một chút được không ạ?
Sp2: Nếu em có việc gấp thì có thể về trước cũng được. Cuộc họp cũng sắp kết thúc. [DCT]
Hành vi hồi đáp trong “Nếu em có việc gấp thì có thể về trước cũng được. Cuộc họp cũng sắp kết thúc” đã là một sự hồi đáp gián tiếp diễn tả sự đồng ý, cho phép của ngƣời nghe trƣớc nội dung xin phép “cho phép về sớm” mà ngƣời nói đã thực hiện. Thông qua hành vi hồi đáp nhƣ thế này, ngƣời nói biết rằng hành vi xin phép của mình đã đƣợc ngƣời nghe đồng ý, chấp nhận theo một chiều hƣớng tích cực nhƣng phải có điều kiện là “Cuộc họp cũng sắp kết thúc”.
Điều đó có nghĩa là hành vi xin phép của ngƣời nói đã đƣợc thực hiện đúng thời điểm và đã đạt đƣợc hiệu quả giao tiếp cao.
Ngoài những cách hồi đáp tích cực này, ngƣời Việt Nam còn một số phƣơng thức hồi đáp tích cực khác với cách sử dụng cử chỉ, điệu bộ, ngôn ngữ cơ thể nhƣ gật đầu, mỉm cƣời, đƣa tay ra hiệu, không nói gì nhƣng thái độ thể hiện sự đồng ý, cho phép Sp2 đƣợc thực hiện hành vi xin của mình.
(54) Sp1: Thầy cho chúng em đi xung quanh để tham quan được không ạ? Sp2: (Thầy gật đầu đồng ý)
Cái gật đầu của ông giáo biểu lộ thái độ đồng tình, cho phép những đứa học trò đƣợc thực hiện hành vi xin phép của mình
Sp2: (mỉm cười thân thiện)
Sp1: Cảm ơn. Chúc anh chị cuối tuần vui vẻ. [DCT]
Hành động mỉm cƣời của Sp2 nhƣ một cách hồi đáp tích cực, cho phép ngƣời phục vụ đƣợc thực hiện công việc của mình là “được dọn nước đã gọi”.
3.2.3.2.Hành vi xin trực tiếp – Hồi đáp tiêu cực gián tiếp
Các dạng thƣờng gặp trong hành vi xin trực tiếp – hồi đáp tiêu cực gián tiếp nhƣ: - Hồi đáp bằng cách trì hoãn và đƣa ra phƣơng án thay thế. Ví dụ:
(56) Sp1: Thưa sếp, tuần này sếp cho phép em chuyển xuống ở tầng dưới được không ạ?
Sp2: Thì anh cứ để qua tháng này đã. Tôi sẽ thu xếp sớm thôi. [DCT] Ngƣời nhân viên đã thực hiện hành vi xin phép trực tiếp của mình “tuần này sếp cho phép em chuyển xuống ở tầng dưới được không ạ?” với cách sử dụng động từ ngữ vi “cho phép” và từ kính ngữ “thưa” thể hiện sự kính trọng với ngƣời sếp của mình, nhƣng ngƣời nhân viên lại nhận đƣợc sự hồi đáp tiêu cực từ sếp, không chấp nhận để nhân viên thực hiện hành vi xin phép của mình. Phƣơng thức hồi đáp bằng cách trị hoãn của ngƣời sếp “Thì anh cứ để qua tháng này đã. Tôi sẽ thu xếp sớm thôi” đã không làm mất thể diện của ngƣời nhân viên, đồng thời duy trì đƣợc mối quan hệ giữa hai sếp – nhân viên khi ngƣời nhân viên nhận đƣợc hành vi hồi đáp tiêu cực từ ngƣời sếp.
- Hồi đáp bằng cách hỏi lại, sau đó nêu lý do để từ chối ngƣời nói thực hiện hành vi xin phép của mình.
(57) Sp1: Xin phép mợ cho anh Hiếu sang nhà ngoại cùng con. Sp2: Sao nó không về xin phép mà bảo con đi một mình thế?
Sp1: Dạ, anh Hiếu đang ở bên nhà cậu Nghi ạ. Sp2: Trời tối rồi, con để hôm khác hãy đi. Sp1: Dạ, con chào mợ. [DCT]
Hành vi xin phép này đã không nhận đƣợc sự hồi đáp tích cực từ phía ngƣời nghe, ngƣời nghe đã từ chối để ngƣời nói thực hiện hành vi xin phép của
một sự đảm bảo cho sự hồi đáp của ngƣời nghe. - Hồi đáp bằng cách nêu nguyên nhân, lý do.
(58) Sp1:Xin cô ngày mai cho em được nghỉ học một ngày. Sp2: Mai có bài kiểm tra một tiết môn Hóa. [DCT]
Trong hội thoại này, ngƣời nói đã thực hiện hành vi xin phép “nghỉ học một ngày”, nhƣng đã nhận đƣợc sự hồi đáp không đồng tình, không cho phép của ngƣời nghe với lý do “Mai có bài kiểm tra một tiết môn Hóa”.
- Hồi đáp bằng cách hỏi lại .
Cách hồi đáp này nhƣ là một sự từ chối của Sp2 đối với hành vi xin của Sp1, tuy nhiên Sp2 muốn kéo dài thời gian, tránh từ chối ngay tức thì để giữ lịch sự, đồng thời giữ thể diện cho Sp1 và tránh cho ngƣời nói cảm giác thất vọng sau khi nhận đƣợc sự hồi đáp từ Sp2.
- Hồi đáp bằng cách nêu điều kiện.
(59) Sp1: Bẩm mẹ, con xin phép mẹ cho con về. Sp2: Ơ hay, thế con về làm gì? [DCT]
Xét theo quan hệ dọc thì quan hệ này thuộc về quan hệ vị thế, do đó cuộc thoại này đòi hỏi phải mang tính lịch sự cao, tôn vinh thể diện của ngƣời nghe là ông chủ. Ngƣời làm đã tuân theo nguyên tắc lịch sự trong cuộc thoại này, đã sử dụng từ kính ngữ “Bẩm” và từ xƣng hô đi kèm “Bẩm mẹ” để thực hiện hành vi xin phép “Xin được”. Tuy nhiên, lời hồi đáp của ngƣời con đã là một hồi đáp tiêu cực, không cho phép con về với một lý do là “thế con về làm gì?”.
- Hồi đáp bằng cách dùng phƣơng án thay thế.
(60) Sp1: Thưa thầy! Một lần nữa con củi đầu xin thầy cho con được đưa nhà con về làm dâu thầy.
Sp2: Thôi, anh đi đi. Nhà này không có chỗ cho những quân trốn chúa lộn chồng ấy. [14, tr.83]
Hành vi xin của ngƣời con đã đƣợc thực hiện hết sức khẩn thiết. Ngƣời con đã hạ thấp thể diện của mình xuống mức có thể “một lần nữa con cúi đầu xin thầy” với mục đích là thực hiện đƣợc hành vi xin nhƣng tất cả những cố
gắng, nỗ lực của ngƣời con đã không đƣợc đền đáp. ngƣời bố đã hồi đáp rất rõ ràng, không cho phép anh con trai đƣợc thực hiện hành vi xin phép của mình qua hành vi bác bỏ “Thôi, anh đi đi. Nhà này không có chỗ cho những quân trốn chúa lộn chồng ấy”.
- Hồi đáp bằng cách thể hiện sự đồng cảm. Ví dụ:
(61) Sp1: Nam cho mình đi về chung xe nhé.
Sp2: Mai thông cảm, tôi đã hứa là sẽ chở Liên về trước rồi. Hẹn cậu khi khác vậy. [DCT]
Hành vi xin của Sp1 đƣợc thực hiện một cách trực tiếp qua động từ ngữ vi
“cho” nhƣng nhận lại từ Sp2 một sự từ chối mang tính cảm thông “Mai thông cảm, tôi đã hứa là sẽ chở Liên về trước rồi. Hẹn cậu khi khác vậy”, một cách hồi đáp tiêu cực gián tiếp mà không trả lời thẳng vào ý muốn của Sp1 qua đó cũng thể hiện sự khôn khéo trong cách giao tiếp của Sp2.
3.2.3.3. Hành vi xin gián tiếp – Hồi đáp tích cực trực tiếp
Cấu trúc hành vi xin gián tiếp - hồi đáp tích cực trƣờng hợp này thƣờng có dạng sau:
Cấu trúc xin gián tiếp:
CN + (muốn/làm ơn/ có thể) + A
Cấu trúc hồi đáp tích cực trực tiếp:
Không sao
Đƣợc, đồng ý (điều kiện cho phép) Nhất trí
Vâng/ Ừ
Ở trƣờng hợp này, hành vi xin thƣờng đƣợc Sp1 thực hiện một cách trực tiếp với việc sử các động từ nhƣ “làm ơn, muốn, có thể” để đạt đƣợc mục đích của mình, chờ đợi ở Sp2 một hành vi phản hồi tích cực, cho phép Sp1 thực hiện hành vi xin. Ví dụ:
Sp2: Tất nhiên là được rồi. [DCT]
(63) Sp1: Chị làm ơn cho em đi nhờ xe với. Sp2: Nhất trí. Em lên đi. [DCT]
Cả hai cuộc hội thoại diễn ra giữa hai vai giao tiếp có sự khác biệt về khoảng cách tuổi tác, do vậy mà nhân vật ngƣời cháu đã lễ phép và có thái độ kính trọng đối với ông của mình khi sử dụng tình thái “có thể” để thực hiện hành vi xin “xem ti vi” một cách gián tiếp để qua đó nhận lại hành vi hồi đáp tích cực, sẵn sàng cho cậu bé thực hiện hành vi xin của chính mình. Tƣơng tự nhƣ vậy ta có hành vi xin của ngƣời em (cô, cậu bé) với một ngƣời chị lớn hơn với nội dung mệnh đề “cho đi nhờ xe”, ngƣời em đã sử dụng động từ “làm ơn”
để thể hiện hành vi xin gián tiếp và nhận lại sự phản hồi tích cực từ ngƣời chị
“Nhất trí. Em lên đi” minh chứng cho việc chị rất sẵn sàng để cho em theo xe của chị về nhà.
3.2.3.4. Hành vi xin gián tiếp – Hồi đáp tiêu cực trực tiếp
Ta có ví dụ:
(64) Sp1: Thứ bảy này chị cho em được nghỉ một ngày nhé!
Sp2: Không được, cuối tuần quán rất đông khách nên em không thể vắng được. [DCT]
(65) Sp1: Mời cô chú vào nhà cháu uống nước, cháu xin ra ngoài gọi bố mẹ vào ạ.
Sp2: Đừng khách sao đấy nhé, cô chú chỉ tiện ghé một lát thôi. [DCT] Các nhân vật giao tiếp trong cuộc thoại có địa vị xã hội hoàn toàn khác nhau. Đó là mối quan hệ giữa ngƣời quản lí và nhân viên hay giữa những ngƣời có khoảng cách tuổi tác. Ở đây, ngƣời nhân viên (ngƣời cháu) đã rất khiêm tốn và lễ phép khi đƣa ra hành vi xin của mình. Động từ ngữ vi “cho, xin” đã làm tăng mức độ lịch sự trong phát ngôn của ngƣời nhân viên (ngƣời cháu). Tuy nhiên, ngƣợc lại với sự mong đợi đó của nhân viên (ngƣời cháu) là hành vi hồi đáp tiêu cực từ ngƣời lớn (cô chú). Họ trả lời thẳng vào nội dung xin một cách trực tiếp và rất thuyết phục “Không được, cuối tuần quán rất đông khách nên em không thể vắng
được”, “Đừng khách sao đấy nhé, cô chú chỉ tiện ghé một lát thôi”.