Các phương thức biểu hiện của hành vi xin trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của hành vi xin trong tiếng việt (Trang 80 - 87)

7. Bố cục của đề tài

3.1.2. Các phương thức biểu hiện của hành vi xin trực tiếp

3.1.2.1. Đặc điểm phương thức biểu hiện của hành vi xin

Một phát ngôn xin phép trực tiếp bao giờ cũng có thành phần cốt lõi diễn đạt ý định xin phép của ngƣời nói. Thành phần cốt lõi hƣớng về đích của phát ngôn, diễn đạt cụ thể và rõ ràng ý định của ngƣời nói. Thành phần cốt lõi đƣợc biểu hiện dƣới các hình thức khác nhau nhƣ sử dụng các động từ ngôn hành diễn đạt ý định xin phép của ngƣời nói.

Một phát ngôn hồi đáp trực tiếp bao giờ cũng có thành phần cốt lõi diễn đạt ý định cho phép hoặc không cho phép của ngƣời nghe. Thành phần cốt lõi hƣớng về đích của phát ngôn, diễn đạt cụ thể và rõ ràng ý định của ngƣời nghe. Thành phần cốt lõi đƣợc biểu hiện dƣới các hình thức khác nhau nhƣ sử dụng nhiều thành tố khác nhau đi với các từ Vâng/ Ừ/ Đồng ý/ Được đứng đầu phát ngôn biểu hiện sự cho phép và các từ phủ định Không./ Không được, biểu hiện sự không cho phép của ngƣời nghe.

3.1.2.2. Hành vi xin trực tiếp – Hồi đáp tích cực trực tiếp

Hành vi xin thƣờng đƣợc ngƣời nói (Sp1) thực hiện một cách trực tiếp với các động từ ngữ vi nhƣ: “xin”, “xin phép”, “cho”, “xin…được phép”, “xin…cho phép” nhằm đạt đƣợc mục đích của mình và mong muốn ở ngƣời nghe (Sp2) một tham thoại hồi đáp tích cực (đồng ý, chấp nhận, cho phép, nhất trí, vâng, ừ) cho phép Sp1 thực hiện hành vi xin của mình.

Sp2: Không sao, con cứ đi đi. [DCT]

Hành vi xin phép nằm trong trƣờng hợp của một lớp ở tiểu học, giữa hai vai giao tiếp có một sự khác biệt về vai vế và tuổi tác. Sp1 là một học sinh nhỏ tuổi xin phép cô giáo của mình để đƣợc ra ngoài vì một lí do nào đó là hành vi xin trực tiếp với cách sử dụng động từ “xin”“Con xin cô cho con được ra ngoài ạ” để thể hiện sự lễ phép, kính trọng đối với cô giáo của mình. Hành vi xin này có nội dung mệnh đề là “được đi ra ngoài”, hành vi hồi đáp của Sp2 (cô giáo) là một hồi đáp tích cực trực tiếp, tức là cô giáo cho phép bạn nhỏ đƣợc ra ngoài để làm việc riêng của mình “Không sao, con cứ đi đi” bằng cách sử dụng từ “không sao” để khẳng định tham thoại hồi đáp tích cực trực tiếp, chẳng hạn nhƣ:

(21) Gió vàng hiu hắt đêm thanh

Đường xa dặm vắng xin anh đừng về Mảnh trăng đã trót lời thề Làm chi để gánh nặng nề riêng ai.

Trong văn học nói chung và ca dao nói riêng, sự miêu tả không chỉ dừng ở mục đích miêu tả mà còn mang yếu tố biểu cảm. Trong bài ca dao trên có ít nhất hai loại hành động ở lời đƣợc thể hiện: hành động trình bày (miêu tả, nhắc): Gió vàng hiu hắt đêm thanh/ Đường xa dặm vắng/ Mảnh trăng đã trót lời thề và hành động điều khiển (xin, ngăn): xin anh đừng về/ Làm chi để gánh nặng nề riêng ai. Đó là hành vi xin trực tiếp, đƣợc thể hiện qua các biểu thức ngữ vi tƣờng minh (có chứa động từ ngữ vi: xin) hay biểu thức ngữ vi nguyên cấp. Qua cách miêu tả cảnh vật với những chi tiết hiện thực, những từ ngữ đƣợc lựa chọn mang tính biểu cảm cao: gió vàng hắt hiu, đường xa dặm vắng, mảnh trăng, trót lời thề, gánh nặng nề,…ngƣời con gái đã tạo ra đƣợc hiệu lực ở lời là sự chia sẻ, cảm thông của ngƣời nghe. Nhƣ vậy, hành động trực tiếp chính là miêu tả còn hành động gián tiếp là hành động biểu cảm (than thở…) bày tỏ nỗi lo âu của ngƣời con gái trƣớc một viễn cảnh con đƣờng – tình yêu hiu hắt, xa vắng, nặng nề,…

(22) Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

Câu hỏi của Mận và câu trả lời của Đào là hành động trực tiếp. Tuy nhiên có thể thấy qua đó là hành động tỏ tình đƣợc thể hiện một cách gián tiếp trong không gian hò hẹn, giao duyên chốn “vườn hồng”.

Hay:

(23) Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng: - Tre non đủ lá đan sàng được chăng?

- Đan sàng thiếp cũng xin vâng Tre vừa đủ lá, non chăng hỡi chàng

Bài ca dao thể hiện một cuộc giao tiếp giữa hai nhân vật là anh và nàng, tức là ngƣời con trai và ngƣời con gái. Câu hỏi của anh và câu trả lời của nàng là hành động trực tiếp.

Dựa vào việc phân loại các phát ngôn xin và khả năng hoạt động của động từ ngôn hành xin, có thể khái quát một cách đầy đủ mô hình của hành vi xin và hồi đáp tƣờng minh:

Cấu trúc xin trực tiếp:

CN + V (xin) + O + A

Cấu trúc hồi đáp tích cực trực tiếp:

Không sao

Đồng ý cho/ chấp nhận cho/ cho phép

Ừ/ đƣợc, đƣa ra điều kiện (cho phép)

Vâng Nhất trí

Ví dụ:

(24) Sp1: Bố mẹ ơi! Các bạn con có rủ nhau 7 giờ tối nay cùng đi xem phim. Bố mẹ cho phép con ra ngoài tối nay được không?

Sp2: Ba mẹ đồng ý nhưng con nhớ về trước 10 giờ con nhé. [DCT] Ngƣời nghe thể hiện sự đồng ý hay nhất trí, ủng hộ hành vi xin phép mà ngƣời nói đƣa ra bằng cách hồi đáp trực tiếp thông qua hành vi ở lời đồng tình.

(25) Sp1: Mai là giỗ đầu tiên của mẹ em, xin phép anh cho em được nghỉ một buổi.

Sp2: Ừ, em cứ nghỉ để giải quyết việc nhà đi đã. [DCT]

(26) Sp1: Dù sao tôi cũng là người có nhiều kinh nghiệm trong công ty, lần này sếp cho phép tôi được tham gia dự án cùng với anh em được không ạ?

Sp2: Nếu chị đã nói như vậy, không lý gì chúng tôi lại không ủng hộ chị.

[DCT]

Những hành vi hồi đáp trên có tác dụng động viên ngƣời nghe và thỉnh thoảng lại đƣợc thay cho các hành vi ở lời cảm ơn. Do đặc trƣng văn hóa của dân tộc Việt Nam thì trong những trƣờng hợp nhƣng ngƣời giao tiếp có quan hệ gần gũi với nhau khi xét theo trục ngang, lời cảm ơn có thể sẽ bị coi là khách sáo. Vậy nên, ngƣời ta thƣờng sử dụng hành vi ở lời khen để hồi đáp lại hành vi xin của ngƣời nói. Chẳng hạn:

(27) Sp1: Chỉ còn có đêm nay, em xin chị cho em được nằm ngủ cạnh chị. Sp2: Cám ơn em, tối nay em sang giường chị nhé. [14, tr.75]

Hành vi xin của ngƣời em đã đƣợc thực hiện với động từ ngữ vi

“xin…cho” có nội dung xin là “cho em được nằm ngủ cạnh chị”. Hành vi xin phép đã đƣợc hồi đáp một cách trực tiếp thông qua việc sử dụng hành vi cảm ơn

“Cám ơn em” cùng với lời dặn dò “tối nay em sang giường chị nhé” của ngƣời chị nhƣ một sự động viên giúp cho ngƣời em có thêm động lực để thực hiện hành vi xin của mình. Ví dụ:

(28) Sp1: Con xin phép cụ

(29) Sp1: Chừ anh cho em chạy theo cho kịp đội anh hi...

Sp2: Ù, đội em đã qua hết cầu rồi đó, em chạy ù lên đi. [14, tr.74]

(30) Sp1: Dạ thưa anh. Anh cho em về thăm mạ em, sáng mai em trở lại sớm. Sp2: Về thăm mẹ à, tối tăm mưa gió thế này, chú mày về nhà thế nào được? Sp1: Dạ, tối chi bằng hôm đánh nhà thằng Lơ – bô – tít.

Sp2: Được, cho chú mày về, nhưng đúng 5 giờ sáng mai chú mày phải có mặt để tập trung toàn đội. [14, tr.75]

Trong ví dụ đầu đƣợc trích từ tiểu thuyết “Nữa chừng xuân” của Khái Hƣng thực hiện giao tiếp giữa nhân vật (Mai) với ngƣời nghe là bà cụ, nhƣ vậy giữa hai vai giao tiếp có sự phân chia về tuổi tác. “Con xin phép cụ” là hành vi xin phép trực tiếp với cách sử dụng động từ ngữ vi “xin phép” đƣợc Mai thực hiện để thể hiện sự kính trọng đối với bà cụ, hành vi xin phép này có nội dung mệnh đề là “được ngồi”. Còn hành vi hồi đáp của bà cụ là hồi đáp tích cực trực tiếp, bà cụ đã cho phép Mai ngồi xuống để nói chuyện “Được, cho phép cô ngồi” khi sử dụng động từ ngữ vi “cho phép” và từ “Được” để khẳng định trong tham thoại hồi đáp.

Cuộc thoại thứ hai giữa một chiến sĩ trinh sát (em Mừng) và anh đội trƣởng, hai vai giao tiếp có sự khác nhau về địa vị xã hội, khác biệt tuổi tác nhƣng vẫn thể hiện rõ sự thân mật trong phát ngôn xin của em Mừng qua từ

“Chừ” và cách xƣng hô thân anh, em rất thân thiết. Hành vi xin phép trong trƣờng hợp này đã đƣợc thực hiện với xƣng hô động từ ngữ vị “cho”, có nội dung mệnh đề của hành vi xin là “chạy theo cho kịp đội” đã đƣợc ngƣời nghe (anh đội trƣởng) chấp nhận, đồng ý cùng với sự động viên kịp thời. “Ừ, đội em đã qua hết cầu rồi đó, em chạy ù lên đi” chính là một sự hồi đáp tích cực trực tiếp để em Mừng thực hiện hành vi xin phép của mình.

Cả hai ví dụ trên đều sử dụng hình thức hồi đáp bằng hành vi ở lời khen, khuyến khích hay động viên... Cách hồi đáp này đƣợc gọi là hồi đáp khen, hồi đáp động viên. Hành vi này đƣợc sử dụng khi hành vi xin của ngƣời nói mang lại sự hài lòng và đáp ứng sự mong đợi của ngƣời nghe.

Ở ví dụ thứ ba, để thể hiện hành vi xin của mình, em Mừng đã sử dụng động từ “cho” với nội dung mệnh đề là “về thăm mạ”. Hồi đáp “Được, cho chú mày về” diễn tả sự đồng ý của đội trƣởng đối với hành vi xin của em Mừng, nhƣng ngƣời đội trƣởng đã đƣa ra điều kiện để bắt buộc em Mừng thực hiện đung yêu cầu của ngƣời đội trƣởng “Nhưng đúng 5 giờ sáng mai chú mày phải có mặt để tập trung toàn đội”.

(31) Sp1: Ba ơi, tối nay ba cho phép con được ở lại chơi nhà bạn Liên được không ạ?

Sp2: Bố đồng ý, nhưng chỉ lần này thôi nhé. [DCT]

Đây là tình huống diễn ra giữa hai nhân vật có mối quan hệ huyết thống đƣợc xét theo trục ngang. Ngƣời con đã thực hiện hành vi xin với động từ “cho phép” và tiểu từ tình thái ở cuối phát ngôn “ạ” để thể hiện sự lễ phép với ba của mình. Hình thức hồi đáp tích cực trực tiếp nhƣng kèm theo điều kiện “nhưng chỉ lần này thôi nhé” và có nội dung mệnh đề là “được ở lại chơi”. Ngƣời ba cho phép con mình đƣợc ở lại chơi nhà bạn “Bố đồng ý” nhƣng nhớ là chỉ lần này thôi, không có lần sau.

3.1.2.3. Hành vi xin trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp

Để phủ nhận lại lời xin phép của ngƣời nói thông thƣờng ngƣời ta sẽ sử dụng các cụm từ “Không”, “Không được”. Ví dụ:

(32) Sp1: Bố mẹ cho con theo đón ông với nhé!

Sp2: Không được. Con còn nhỏ, cứ ở nhà đi. [DCT]

Cuộc hội thoại giữa ba nhân vật giao tiếp trong gia đình là bố, mẹ và con. Ngƣời con đã sử dụng động từ “cho” để thể hiện hành vi xin đƣợc đi theo bố đề đón ngƣời ông của mình, đó là một hành vi xin trực tiếp. Tuy nhiên, ngƣời con đã nhận lại đƣợc hành vi hồi đáp của bố mẹ một cách tiêu cực “Không được”.

Bố mẹ đã trả lời một cách dứt khoát và rõ ràng là không cho phép con đƣợc đi đón ông nhƣ nội dung mà con đã xin bố mẹ trƣớc đó.

(33) Sp1: Mẹ cho phép con chỉ lấy nàng hầu thôi chứ không phải lấy vợ. Sp2: (Bà án quắc mắt): Thế mày bảo tao phải nói sao, hở thằng kia?

Cuộc thoại xảy ra giữa hai nhân vật có vị thế khác nhau trong gia đình là ngƣời mẹ và con của mình, ngƣời con vì đã phạm một lỗi rất nghiêm trọng là đã yêu một ngƣời mà mẹ mình không cho phép, anh ta đã rất lo sợ nhƣng vẫn muốn lấy cô gái kia làm vợ. Anh ta đã rất lễ phép khi đƣa ra hành vi xin có nội dung

“lấy nàng hầu thôi chứ không phải lấy vợ” để lấy lòng mẹ, một mặt còn nhằm làm giảm sự căng thẳng giữa hai mẹ con và mong muốn có đƣợc sự đồng ý của ngƣời mẹ. Tuy nhiên, hành động “quắc mắt” của ngƣời mẹ cùng với lối xƣng hô mày, tao đã là một minh chứng cho sự tức giận của ngƣời mẹ, và mẹ sẽ không bao giờ đồng ý cho anh con trai đƣợc thực hiện hành vi xin trên. Ví dụ:

(34) Sp1: Bà ơi, con xin bà cho con được dựa xe vào tường một lát thôi được không ạ?

Sp2: (Bà lắc đầu): Cô cậu dắt sang tường nhà khác, chỗ tôi còn để hàng hóa buôn bán. [DCT]

Trƣờng hợp trên có thể thấy là một cuộc đối thoại giữa các cô cậu học sinh với ngƣời chủ quán bán hàng (bà). Tuy nhiên, ngƣời chủ quán đã tỏ một thái độ không đồng ý với các bạn học sinh bằng cái lắc đầu và phát ngôn “Cô cậu dắt sang tường nhà khác, chỗ tôi còn để hàng hóa buôn bán”. Bà chủ quán đã trả lời rất dứt khoát khi từ chối. Tình huống trên đã đe dọa nghiêm trọng đến thể diện của ngƣời nói thông qua hồi đáp tiêu cực trực tiếp của bà chủ quán, qua đó ta cũng có thể đoán đƣợc tính lịch sự của cuộc hội thoại cũng sẽ không đƣợc duy trì. Câu trả lời và cái lắc đầu của ngƣời hồi đáp không chỉ là sự hồi đáp tiêu cực, không đồng ý với lời đề nghị của nhóm học sinh mà đó còn là sự tiếc nuối, thất vọng của các nhân vật thể hiện hành vi xin.

Hai tình huống nêu trên đã minh họa cho tham thoại hồi đáp tiêu cực trực tiếp bằng cách nêu nguyên nhân, lý do. Bên cạnh những cách hồi đáp tiêu cực này, ngƣời Việt Nam còn sử dụng các phƣơng thức hồi đáp tiêu cực khác nhƣ: sử dụng cử chỉ, điệu bộ, ngôn ngữ cơ thể (lắc đầu, nhăn mặt, ra hiệu bằng cách đưa tay), không nói gì nhƣng bộc lộ thái độ thể hiện sự không đồng ý, không cho phép ngƣời nói đƣợc thực hiện hành vi xin của mình, hồi đáp bằng hành vi phủ

định lại hành vi xin của ngƣời nói.

(35) Sp1: Xin phép các cụ và các anh, em vừa mới ăn cơm xong ở nhà. Em đứng dậy trước được không?

Sp2: (Nam ra vẻ không bằng lòng): Không, chú phải làm một chén cho vui với mọi người. [DCT]

Sp1 đã sử dụng động từ ngữ vi “xin phép” để thực hiện hành vi xin trực tiếp có nội dung mệnh đề là “Em vừa mới ăn cơm xong ở nhà. Em đứng dậy trước được không?”. Tuy nhiên hành vi xin của Sp1 đã không nhận đƣợc sự hồi đáp tích cực từ Sp2, thay vào đó Sp2 đã trực tiếp phủ nhận hành vi xin của Sp1

“Không, chú phải làm một chén cho vui với mọi người” với một thái độ không bằng lòng, không chấp nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của hành vi xin trong tiếng việt (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)