Động từ ngữ vi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của hành vi xin trong tiếng việt (Trang 31 - 34)

7. Bố cục của đề tài

1.3. Động từ ngữ vi

Trong tất cả các động từ nói năng có những động từ đặc biệt, đó là những động từ có thể đƣợc thực hiện trong chức năng ngữ vị, tức thực hiện trong chức năng ở lời - đƣợc gọi tên là động từ ngữ. Theo Đỗ Hữu Châu

“Động từ ngữ vi là những động từ mà khi phát âm chúng ra cùng với biểu thức ngữ vi (có khi không cần biểu thức ngữ vi đi kèm) là người nói thực hiện luôn cái hành vi ở lời do chúng biểu thị” [3, tr.97]. Cụ thể nhƣ xin phép, cho phép, cảm ơn, khuyên, trả lời. Ví dụ:

(16) Em hứa ngày mai em sẽ làm bài tập về nhà.

(17) Cậu ta hứa với tôi là ngày mai cậu ta sẽ làm bài tập về nhà. (18) Em đã hứa là ngày mai em sẽ làm bài tập về nhà.

(19) Em hứa mãi với cô rồi, ngày mai em sẽ làm bài tập mà!

đều là kể. Riêng (19) còn có yếu tố tình thái. Do đó chỉ có hứa ở (16) có chức năng ngữ vi, đƣợc dùng để diễn đạt chính hành động hứa.

Động từ ngữ vi xuất hiện trong các biểu thức ngữ vi tƣờng minh, không tồn tại trong biểu thức ngữ vi nguyên cấp.

Động từ ngữ vi siêu ngôn ngữ (metalinguistic performatives): Động từ giúp ngƣời nghe nhận diện đƣợc phát ngôn là sản phẩm của loại hành vi ngôn ngữ nào. Đây là loại động từ thực hiện chức năng siêu ngôn ngữ bằng con đƣờng tự quy chiếu (self - referential). Cấu trúc của phát ngôn chứa các động từ này là:

Động từ ngữ vi siêu ngôn ngữ + biểu thức ngữ vi nguyên cấp

Ví dụ: (20) say, speak, tell, protest, object, apologize,

Động từ ngữ vi theo nghi thức (ritual performatives): Những động từ này không giải thích hành động mà biểu thị có thực hiện hành động và thƣờng gắn với một thiết chế xã hội nhất định (Chủ thể phát ngôn thƣờng là ngƣời có một chức năng xã hội nhất định). Đây là loại động từ xuất hiện trong phát ngôn thuộc hành vi tuyên bố (declarative) nhƣ name, baptize, sentence,

Động từ ngữ vi cộng tác (collaborative performative): Loại động từ này là sự hiện thực hóa về phƣơng diện ngôn ngữ của vị từ logic ngữ trị 2 (two - place predicate) mà các tham tố đƣợc hiện thực hóa bằng các danh từ chỉ ngƣời. Ví dụ: challenge, dare, force, compel, cá độ, đánh cuộc, ...

Xét theo khả năng có thể hay không có thể đƣợc dùng với chức năng ngữ vi trong các biểu thức ngữ vi, động từ nói năng tiếng Việt có thể chia thành ba loại:

Thứ nhất, những động từ nói nôm na vừa có thể dùng với chức năng ngữ vi, vừa có thể dùng với chức năng miêu tả, tức là dùng trong chức năng thuật lại một hành vi, một sự tình nói năng nào đó. Đó là những động từ nhƣ hỏi, hứa, mời, tuyên hố, tuyên án, phê bình, cảnh cáo v.v... “Tôi tuyên bố khai mạc cuộc hội nghị.” là một biểu thức ngữ vì có động từ ngữ vi. “Ông chủ tịch đã tuyên bố khai mạc cuộc hội nghị rồi.” là biểu thức miêu tả với động từ tuyên

bố làm vị ngữ chính.

Thứ hai, những động từ nói năng chỉ đƣợc dùng trong hiệu lực ngữ vi, không thể dùng trong chức năng miêu tả. Đó là một số ít động từ nhƣ cảm tạ, đội ơn, đa tạ, đốt mồm đốt miệng v.v... Chúng ta không thể nói thí dụ đƣợc giúp đỡ tận tình, anh ta đa tạ thủ trƣởng rối rít mà chỉ có thể nói xin đa tạ, hoặc đa tạ ngài khi cám ơn ai đó một cách trang trọng.

Thứ ba, những động từ chỉ có thể dùng trong chức năng miêu tả lại hành vi ở lời, không thể dùng trong chức năng ngữ vi. Đó là những động từ nhƣ hỏi han, bảo ban, sai khiến, chửi, mắng, khoe, dọa, giễu v.v..

Xét theo khả năng dùng theo hiệu lực ngữ vi, chúng ta có thể phân loại các động từ nói năng tiếng Việt nhƣ sau:

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ phân loại các động từ nói năng tiếng Việt

Về mặt cấu tạo, có những động từ nói năng đơn, một âm tiết những động từ nói năng phức (ghép hoặc láy) và những ngữ cố định nhƣ hỏi cung, nói lấp, nói hớt v.v... Sự khác nhau về phƣơng thức cấu tạo cũng có thể phản ánh những hiệu lực khác nhau của các động từ nói năng tiếng Việt, đặc biệt là có liên quan tới

Động từ nói năng (Chỉ hành vi ở lời) Động từ vừa dùng trong chức năng ngữ vi vừa dùng trong chức năng miêu tả. Thí dụ: hứa, hỏi… Động từ ngữ vi chỉ dùng trong chức năng ngữ vi. Thí dụ: đa tạ… Động từ miêu tả hành vi ở lời. Thí dụ: khoe, chế giễu…

những hiệu lực tạo lời và mƣợn lời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của hành vi xin trong tiếng việt (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)