Lịch sự được thể hiện ở tham thoại kết thúc cho hành vi xin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của hành vi xin trong tiếng việt (Trang 107 - 117)

7. Bố cục của đề tài

3.4.2. Lịch sự được thể hiện ở tham thoại kết thúc cho hành vi xin

3.4.2.1. Lịch sự được thể hiện ở tham thoại kết thúc sau tham thoại hồi đáp tích cực

Xét các ví dụ:

(78) Sp1: Anh qua nhà ngoại thì nhớ mang quà bánh, tiện thể xin bà ít rau sạch luôn nhé.

Sp2: Anh chỉ đến nhà bác cả thôi, đi lát rồi về ấy mà. Sp2: Vậy lát nữa em đi chợ rồi tiện ghé ngang luôn. [DCT]

(79) Sp1: Cái bút của cậu xinh quá, có cả nắp hình con gà, cho tớ xin nhá! Sp2: Đó là quà sinh nhật lần thứ 12 của tớ đó nên phải giữ làm kĩ niệm Sp1: À, ra là thế, tớ không biết. Xin lỗi nhé. [DCT]

Mặc dù ở cả hai tình huống Sp2 đã hồi đáp tiêu cực, không đồng ý nội dung xin mà Sp1 đƣa ra nhƣng Sp1 vẫn vui vẻ và rút lại lời “xin” của mình để không gây khó cũng nhƣ không làm phiền đến Sp2.

Có thể nói, tuy không chấp nhận lời thỉnh cầu của Sp2 nhƣng tham thoại kết thúc vẫn đảm bảo nguyên tắc lịch sự trong giao tiếp của hành vi xin tiếng Việt.

Mặc khác, các tham thoại kết thúc bằng hành vi phàn nàn, trách móc sẽ đe dọa đến thể diện của Sp2 và đồng thời còn đe dọa chính mình, Sp1 không đảm

3.4.2.2. Lịch sử được thể hiện ở tham thoại kết thúc sau tham thoại hồi đáp tiêu cực

Xét các ví dụ:

(80) Sp1: Anh cho em mượn cuốn truyện này nhé!

Sp2: Anh đang đọc, nhưng em cứ lấy đi. Khi khác anh đọc cũng được Sp1: Dạ, em cảm ơn anh. [DCT]

(81) Sp1: Cô Thảo cho con mượn chiếc xe đạp chạy vù lên chợ cô nhé. Sp2: Để cô đèo con đi.

Sp1: Thế thì tốt quá ấy ạ. [DCT]

Có những trƣờng hợp Sp1 đƣợc Sp2 đáp ứng lời xin, để đảm bảo tính lịch sự trong giao tiếp, Sp1 phải hồi đáp để thể hiện sự biết ơn của mình bên cạnh đó còn giữ đƣợc mối quan hệ và duy trì cuộc thoại đƣợc lâu hơn. Đó đƣợc gọi là tham thoại kết thúc đƣợc Sp1 thực hiện bằng các hành vi xin: khen ngợi, hứa hẹn, cảm ơn.

Khi hành vi xin đúng chuẩn mực thì ta sẽ đạt đƣợc lịch sự, ngƣợc lại, hành vi xin không phù hợp với chuẩn mực thì sẽ không đạt đƣợc lịch sự, thay vào đó bị rơi vào thái cực mất lịch sự, thô lỗ. Vì vậy, có trƣờng hợp Sp1 đƣợc Sp2 đáp ứng hành vi xin nhƣng Sp1 không có hành động hay một phát ngôn nào để thể hiện sự biết ơn. Nhƣ vậy, Sp1 không gây thiện cảm với Sp2 và sẽ bị cho là vô duyên, không khéo léo khi giao tiếp.

Tiểu kết chƣơng 3

Chƣơng 3 đã cung cấp một bức tranh khá rõ nét, từ việc xây dựng khái niệm hành vi xin và hồi đáp tiếng Việt với việc sử dụng các khái niệm mang tính lý thuyết nhƣ đã trình bày trong chƣơng 1.

Thứ nhất, hành vi xin và hồi đáp trong tiếng Việt đƣợc thực hiện bằng hai phƣơng thức: trực tiếp và gián tiếp. Với từng phƣơng thức khác nhau, hành vi xin và hồi đáp có những cách thức sử dụng khác nhau xét trên bình diện ngữ dụng học. Hành vi xin trực tiếp trong tiếng Việt đƣợc biểu hiện qua các động từ ngữ vi “cho”, “cho phép”, “xin phép”, “xin cho”, “xin được phép”. Hành vi

hồi đáp tích cực trực tiếp đƣợc biểu hiện qua các từ nhƣ “Được”, “Ừ”, “Vâng”, “Nhất trí”, “Không sao”. Hành vi hồi đáp tiêu cực trực tiếp chủ yếu là cách sử dụng từ “Không”, “Không được” đứng đầu phát ngôn hồi đáp.

Tham thoại hồi đáp của hành động nài có thể chia làm ba nhóm chính: thoại hồi đáp tích cực, thoại hồi đáp tiêu cực và thoại hồi đáp trung gian. Cả tham thoại hồi đáp tích cực và thoại hồi đáp tiêu cực đều có ba dạng sau: hồi đáp trực tiếp, hồi đáp gián tiếp và hồi đáp bằng hành động. Thoại hồi đáp trung gian cũng đƣợc thể hiện ở một số dạng nhƣ hành vi xin trực tiếp – hồi đáp tích cực gián tiếp, hành vi xin trực tiếp -hồi đáp tiêu cực gián tiếp, hành vi xin gián tiếp – hồi đáp tích cực trực tiếp, hành vi xin gián tiếp- hồi đáp tiêu cực trực tiếp,… Mặc dù sự hồi đáp này là do bản thân Sp2 quyết định, song Sp2 lựa chọn thoại hồi đáp nhƣ thế nào cũng thể hiện khả năng ứng xử của cả Sp2 và Sp1 trong cuộc giao tiếp này.

Thứ hai, hành vi xin gián tiếp trong tiếng Việt đƣợc thực hiện chủ yếu qua các trợ động từ “có thể”, “làm ơn”, “muốn” hình thành nên các dạng thức nghi vấn. Có rất nhiều cách thức hồi đáp tiêu cực gián tiếp khác nhau nhƣ đƣa ra lý do để từ chối, đƣa ra phƣơng án thay thế, sử dụng câu hỏi tu từ v. v... Khi đó, các phát ngôn xin phép và hồi đáp sẽ tạo nên những cặp thoại nhƣ xin phép/ đồng tình; xin phép/ động viên; xin phép/ khen; xin phép/hứa hẹn; xin phép/ cảm thán; xin phép/ từ chối; xin phép/nghi ngờ; xin phép/ bác bỏ... cũng là một trong những cách hồi đáp thông minh, tế nhị mà không làm mất thể diện của ngƣời đối thoại. Trong đó, những cách thức hồi đáp tiêu cực thƣờng vi phạm thể diện của ngƣời đối thoại ở những mức độ khác nhau. Ngƣời Việt Nam rất ít sử dụng phƣơng thức hồi đáp tiêu cực trực tiếp vi phƣơng thức này rất dễ làm mất thể diện của ngƣời đối thoại và những phủ định xác tín của ngƣời đối thoại sẽ làm giảm đi giá trị của ngƣời đối thoại trƣớc con mắt của mọi ngƣời.Với lý do đảm bảo tính lịch sự trong giao tiếp, nên ngƣời Việt Nam thƣờng sử dụng phƣơng thức hồi đáp gián tiếp với việc huy động đa dạng các phƣơng tiện ngôn ngữ,

gia hội thoại.

Theo nghiên cứu, có thể chỉ dẫn cho cách sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong hội thoại đạt đƣợc hiệu quả giao tiếp cao với những điều kiện về hoàn cảnh thực hiện hành vi xin phép, phƣơng thức thực hiện hành vi xin phép phù hợp tùy theo hoàn cảnh, đối tƣợng để thực hiện hành vi xin phép sao cho đúng lúc, đúng chỗ để đạt đƣợc hiệu quả giao tiếp cao nhất, cũng nhƣ cách mà chúng ta hồi đáp hành vi xin phép có thể ảnh hƣởng đến thể diện tiêu cực của ngƣời đối thoại.

Thứ ba, trong chƣơng này chúng tôi cũng đã phân tích cách sử dụng các phƣơng thức biểu hiện hành vi xin và hồi đáp trong tiếng Việt với các mối quan hệ xã hội nhƣ bố, mẹ - con cái, ông, bà - cháu, bạn bè, thầy - trò, thủ trưởng - nhân viên, địa chủ - nông dân qua ngữ liệu đã nghiên cứu từ đời sống và văn chƣơng. Với những mối quan hệ xã hội khác nhau, những vai giao tiếp khác nhau và những môi trƣờng giao tiếp khác nhau có những phƣơng thức thực hiện hành vi xin và hồi đáp khác nhau. Hành động xin đã góp phần thể hiện giá trị văn hóa - quyền lực trong một số mối quan hệ. Mối quan hệ đƣợc dùng để khảo sát là một số mối quan hệ trong gia đình nhƣ bố mẹ - con… và ngoài xã hội: sếp - nhân viên, thầy - trò. Có thể nhận thấy một điều là trong các mối quan hệ này đều là những mối quan hệ không ngang bằng, tƣơng đƣơng với đó là sự không cân đối trong quyền lực. Việc lựa chọn nhƣ thế là bởi vì những lí do sau đây: nói một cách đúng đắn nhất khi đã tham gia vào hành động xin thì cán cân về quyền lợi, quyền lực đã có sự không cân bằng, hơn nữa những mối quan hệ này phải thể hiện đƣợc nét văn hóa quyền lực – nghĩa là quyền lực đó đã tồn tại và đƣợc chấp nhận là một nét văn hóa của ngƣời Việt. Tóm lại, quyền lực đƣợc thể hiện trong một số mối quan hệ này cho thấy một giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc Việt.

Thứ tƣ, phép lịch sự là một trong số những nguyên tắc quan trọng của hội thoại. Đồng thời nó cũng là một tiêu chuẩn để đánh giá cách ứng xử của con ngƣời trong giao tiếp. Khi thực hiện hành động xin cũng là thực hiện một cuộc giao tiếp. Vậy nên, hành vi ngôn ngữ xin cũng sẽ thể hiện phần nào phép lịch sự trong giao tiếp thông qua lời thoại của nhân vật.

KẾT LUẬN

Nhƣ đã nói ở phần mở đầu, hành vi xin là một một hành vi đƣợc sử dụng khá rộng rãi trong giao tiếp và việc tìm hiểu nó cũng sẽ rất thú vị. Từ những lý do đó mà chúng tôi đã mạnh dạn đi vào nghiên cứu hành vi xin với đề tài: đặc điểm hành vi trong tiếng Việt. Để giải quyết các vấn đề trong luận văn, chúng tôi đã đi vào tìm hiểu một số vấn đề về lý thuyết cơ bản nhƣ lý thuyết hội thoại, lý thuyết hành vi ngôn ngữ, động từ ngữ vi, lý thuyết hành vi điều khiển và các vấn đề liên quan đến hành vi xin. Qua đó, chúng tôi đã đƣa ra một số kết luận sau về đặc điểm hành vi xin nhƣ sau:

Hành vi ngôn ngữ xin là một hành vi ngôn ngữ khá đặc biệt bởi sự xuất hiện và tồn tại của nó đƣợc thực hiện khi mong muốn đƣợc một ngƣời nào đó cho mình cái gì hoặc đồng ý cho mình làm một hành vi bất kì. Hành vi đƣợc thực hiện trƣớc hành vi xin phải là những hành động cầu khiến. Bởi vì hành vi xin cũng là một hành vi cầu khiến nên khi thực hiện cầu và khiến không đƣợc ngƣời ta thƣờng sử dụng hành động xin, van xin (cũng có trƣờng hợp là sử dụng hành vi đe dọa, uy hiếp, trách mắng). Điều này đã tạo thành nét đặc trƣng để có thể nhận diện nó là một hành vi xin.

Phƣơng thức biểu hiện của hành vi xin khá đa dạng và phong phú. Việc phân loại những phƣơng thức biểu hiện này cũng không rõ ràng. Trong luận văn này chúng tôi đã phân loại những phƣơng thức này theo hƣớng biểu hiện trực tiếp và biểu hiện gián tiếp. Theo đó, phƣơng thức thể hiện hành vi xin đƣợc xác định gồm tám phƣơng thức chính sau: Biểu hiện qua hành vi xin trực tiếp/ hồi đáp tích cực trực tiếp; hành vi xin trực tiếp/ hồi đáp tiêu cực trực tiếp; hành vi xin trực tiếp/ hồi đáp tích cực gián tiếp; hành vi xin gián tiếp/ hồi đáp tiêu cực gián tiếp; hành vi xin trực tiếp/ hồi đáp tích cực gián tiếp; hành vi xin trực tiếp/ hồi đáp tiêu cực gián tiếp; hành vi xin gián tiếp/ hồi đáp tích cực trực tiếp; hành vi xin gián tiếp/ hồi đáp tiêu cực trực tiếp. Một số hành động tƣờng minh biểu hiện hành vi xin là hành động xin, van, lạy. Thật ra ranh giới của các phƣơng

thức biểu hiện này không rõ ràng, còn có sự chồng chéo lẫn nhau giữa các phƣơng thức. Điều này vừa là ƣu nhƣng cũng là nhƣợc điểm. Ƣu điểm ở đây là nhờ đó mà hành vi xin có những biểu hiện phong phú. Nhƣợc là khiến cho ngƣời tiếp nhận khó khăn trong việc phân loại. Tuy nhiên theo chúng tôi thì điều đó không đáng ngại. Bởi vì dù là phƣơng thức nào thì nó cũng nhằm thể hiện đặc điểm của hành vi xin. Quan trọng là hành vi xin nhờ đó có thêm những biểu hiện mới, lạ, đặc sắc hơn và cũng chứng tỏ khả năng giao tiếp của ngƣời xin là vô cùng tốt.

Thành phần cốt lõi đóng vai trò trung tâm trong cấu trúc biểu hiện hành vi xin và hồi đáp trực tiếp bao gồm các động từ ngữ vi biểu đạt ý nghĩa xin và sự hồi đáp trực tiếp biểu đạt sự cho phép hay không cho phép. Thành phần cốt lõi kết hợp với thành phần mở rộng đƣợc sử dụng phổ biến nhằm tăng cƣờng mức độ lịch sự của phát ngôn nhƣ bày tỏ sự chấp nhận hay sự đáng tiếc, đi ngƣợc lại với ý kiến của chủ thể phát ngôn hành vi xin, làm giảm mức độ đe dọa thể diện cho những ngƣời tham gia giao tiếp trong một cuộc hội thoại.

Khi thực hiện một hành vi xin nào đó, ai cũng mong nhận đƣợc một hồi đáp nhƣ mong muốn. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể thực hiện tốt hành vi xin để nhận đƣợc kết quả nhƣ ý. Có ngƣời thực hiện tốt mà vẫn không đƣợc hay ngƣợc lại,…Tham thoại hồi đáp có thể là thoại hồi đáp tích cực, thoại hồi đáp trực tiếp nhƣng cũng có khi là thoại hồi đáp gián tiếp. Việc nhận đƣợc hồi đáp trong hành vi xin nhƣ thế nào cũng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: khả năng giao tiếp của ngƣời xin và ngƣời đƣợc xin, mục đích của hành vi và các yếu tố phụ trợ đi kèm,…

Phép lịch sự là một trong số những nguyên tắc quan trọng của hội thoại. Đồng thời nó cũng là một tiêu chuẩn để đánh giá cách ứng xử của con ngƣời trong giao tiếp. Khi thực hiện hành động xin cũng là thực hiện một cuộc giao tiếp. Vậy nên, hành vi ngôn ngữ xin cũng sẽ thể hiện phần nào phép lịch sự trong giao tiếp thông qua lời thoại của nhân vật trong giao tiếp nhƣng cũng có nhân vật phá vỡ nguyên tắc này.

Hành vi xin khi đƣợc khảo sát trên bình diện ngữ dụng học, từ góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội, đó chính là sự phân tầng xã hội trong việc sử dụng ngôn ngữ ở giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, vị thế xã hội... Hành vi ngôn ngữ xin còn góp phần thể hiện giá trị văn hóa qua một số mối quan hệ, là một trong số nhiều giá trị văn hóa của ngƣời Việt. Thế nhƣng theo năm tháng giá trị văn hóa này đã dần dần bị quên lãng và cứ ngỡ nhƣ nó không hề tồn tại. Thật ra thì nó vẫn đang hiện hữu trong từng nếp sống hằng ngày, trong bản thân của chúng ta chỉ có điều không ai để ý. Các chuẩn mực xã hội này có ảnh hƣởng rất lớn đến cách thức thực hiện hành vi xin và hồi đáp, tùy vào từng mối quan hệ mà ngƣời Việt Nam có các chiến lƣợc thực hiện các hành vi xin và hồi đáp khác nhau, chẳng hạn nhƣ trong môi trƣờng học đƣờng quan hệ thầy trò là một mối quan hệ có tôn ti, thứ bậc, ngƣời Việt Nam thƣờng sử dụng các phƣơng thức gián tiếp, trong môi trƣờng công sở, ngƣời Việt Nam có xu hƣớng sử dụng các phƣơng thức trực tiếp và trong môi trƣờng gia đình với quan hệ huyết thống, quan hệ cha - con, mẹ - con, ngƣời Việt Nam quan niệm rằng các phƣơng thức biểu hiện trực tiếp sẽ mang lại hiệu quả giao tiếp cao, không mang tính khách sáo, rào đón và qua đó giữ đƣợc hòa khí trong gia đình, đặc biệt là trong các tình huống giao tiếp hàng ngày có sử dụng hành vi ngôn ngữ nhƣ hành vi mời, hành vi xin lỗi, hành vi yêu cầu, hành vi xin. Ngƣời Việt vẫn đang sử dụng nó và cũng coi nó một nét văn hóa đấy thôi. Một ngƣời trẻ, một đứa con, một ngƣời cháu tôn trọng ngƣời già, cha mẹ, ông bà cũng chính là đang thể hiện giá trị văn hóa đấy thôi. Mỗi một cá nhân khi tham gia giao tiếp, nếu ý thức thể hiện văn hóa của bản thân trong từng mối quan hệ cũng chính là đã có thể lựa chọn một cách ứng xử phù hợp. Điều đó góp phần vào việc xây dựng một môi trƣờng giao tiếp văn minh, văn hóa.

Bên cạnh những vấn đề đã đƣợc đặt ra và giải quyết, chúng tôi xin nêu hai vấn đề mà trong khuôn khổ luận văn này chƣa giải quyết đƣợc:

1. Do các phát ngôn thu thập đƣợc còn hạn chế về số lƣợng nên kết quả của luận văn mới chỉ dừng lại ở mức độ bao quát. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các phát ngôn xin và hồi đáp trong các tác phẩm văn học, truyện ngắn, các câu thoại

trong phim truyền hình Việt Nam và câu hỏi diễn ngôn trong đời sống giao tiếp. 2. Những tham thoại hồi đáp phi lời (như gật đầu, mỉm cười...thay cho hồi đáp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của hành vi xin trong tiếng việt (Trang 107 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)