Hành vi xin và hồi đáp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của hành vi xin trong tiếng việt (Trang 34 - 36)

7. Bố cục của đề tài

1.4.1. Hành vi xin và hồi đáp

1.4.1.1. Khái niệm hành vi xin

Trong cuộc sống, không phải lúc nào, chúng ta bày tỏ mong muốn nào đó cũng sẽ đƣợc thực hiện hay chấp nhận. Những lúc nhƣ thế, con ngƣời ta có thể dùng hành động, đôi khi lại dùng lời nói để đạt đƣợc mục đích mình cần. Khi chúng ta sử dụng lời nói để đạt đƣợc yêu cầu, mong muốn của mình với những lí lẽ, lập luận cũng tức là ta đang thực hiện hành vi ngôn ngữ xin.

Xin hay xin phép là một trong những hành vi lời nói phổ biến và đƣợc nhiều ngƣời sử dụng với những mục đích khác nhau. Tuy nhiên, sự thành công của hành vi lời nói này phụ thuộc vào phong cách giao tiếp của ngƣời nói và ngƣời nghe. Thông thƣờng, ngƣời nói muốn ngƣời nghe chấp nhận các câu xin phép của mình mà không làm mất thể diện của ngƣời nghe. Đó là lý do tại sao hành vi xin phép đã đƣợc rất nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm và nghiên cứu. Searle đã nhận định rằng, bất cứ hành vi lời nói nào, nhƣ: lời yêu cầu, lời hứa, lời mời, lời khen, lời xin lỗi, lời xin phép,v.v... cũng đƣợc phân chia theo các tiêu chí sau: lực tại lời, hƣớng của hành động, địa vị xã hội (của ngƣời nói và ngƣời nghe), mối quan tâm, quan hệ chức năng trong văn bản và ngữ cảnh.

Theo tác giả Austin và Searle thì hành vi xin là động từ ngữ vi cầu khiến có vai trò hiển ngôn hóa hành vi thỉnh cầu trong nhóm Điều khiển. Theo lý thuyết của Austin, hành vi xin là một hoạt động trong đó ngƣời phát ngôn các hành vi xin (Sp1) và ngƣời tiếp nhận các hành vi xin là ngƣời nghe (Sp2) có sự tác động lẫn nhau nhờ yếu tố ngôn ngữ theo những cách thức nhất định để đƣa hành vi xin đạt đến hiệu quả cao nhất.

Quan niệm về nhóm hành vi Điều khiển (trong đó có hành vi xin) của Austin và Searle thống nhất ở chỗ là ngƣời nói muốn ngƣời nghe cho phép họ thực hiện một hành vi trong tƣơng lai.

với ngƣời nào đó, mong ngƣời ấy cho mình cái gì hoặc đồng ý cho mình làm điều gì. [1, tr.65].

Tác giả Nguyễn Nhƣ Ý trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt, ông định nghĩa nhƣ sau: “Xin” là tỏ ý muốn ngƣời khác cho cái gì hoặc cho phép làm điều gì và xin đặt ở đầu câu tỏ ý xin phép làm gì, do cảm phiền đến ngƣời khác. [31, tr.1864].

Nhƣ vậy, điểm chung trong định nghĩa của hai tác giả Hoàng Phê và Nguyễn Nhƣ Ý đó là ngƣời nói (Sp1) ngỏ ý với ngƣời nghe (Sp2) nhằm mục đích mong muốn ngƣời nghe cho mình cái gì hoặc đồng ý cho làm một việc gì đó có lợi cho ngƣời nói. Xin dùng ở đầu lời yêu cầu biểu thị thái độ khiêm tốn, lịch sự. Xin dùng trong lời chào mời, cảm ơn biểu thị thái độ khiêm tốn, lễ phép. Chẳng hạn:

(21) “Xin anh cho tôi được ngồi ở đây.” (22) “Xin phép mọi người em về sớm nhé!”

Trái ngƣợc với tính khiến của các động từ ra lệnh, cấm, nghĩa của động từ xin chỉ bao gồm tính “cầu” thuần tuý chứ không hề có tính “khiến”. Tính “cầu”

của động từ xin rất mạnh. Nhƣng ở một khía cạnh nào đó thì khi dùng động từ xin, Sp1 vừa thể hiện đƣợc sự lịch sự trong khi nói lại vừa thể hiện đƣợc thái độ tôn trọng kính nể của mình tới Sp2. Mối quan hệ giữa Sp1 và Sp2 là mối quan hệ giữa ngƣời có vị thế thấp và ngƣời có vị thế cao.

Qua sự phân tích ở trên, ta thấy cả chia động từ trên đều có nghĩa cầu khiến. Tuy nhiên, mỗi động từ có sắc thái cầu khiển ở mức độ mạnh yêu khác nhau. Do đó, hoàn cảnh sử dụng các động từ này cũng khác nhau.

Nếu nhƣ ta xét mức độ biểu thị nghĩa đi từ tính “khiến” đến tính “cầu” thì có thể chia thành 6 mức sau:

Mức 1: chỉ có tính “khiến” mạnh, không có tính “cầu”. Thuộc về mức này là các động từ nhóm 1 gồm: ra lệnh, cấm ở mức la, cho phép.

Mức 2: có cả tính “khiến” và tính “cầu”. Tính “khiến” thấp hơn mức 1, cao hơn mức 3. Còn tính “cầu”

Thuộc về mức này là các động từ nhóm 2 nhƣ: yêu cầu, đề nghị.

Mức 3: chỉ có tính “khiến” ở mức nhẹ nhàng, thấp hơn mức 2. Thuộc về mức này có động từ nhóm 3 khuyên.

Mức 4: có cả tính “khiến” và tính “cầu”. Tính “khiến” ở mức thấp nhất. Tình “cầu” cao hơn mức 2. Thuận và mức này là động từ nhóm 4: mời

Mức 5: chỉ có tính “cầu” không có tính “khiến”. Tính cầu cao hơn mức 4 Thuốc về múc này là động từ nhóm 5: chúc

Mức 6: chỉ có tính cầu rất cao. Thuộc về mức này là động tự nhóm 6: Xin

Từ những phân tích trên, chúng tôi có thể đƣa ra một định nghĩa về hành vi xin nhƣ sau: Hành vi xin là một hành vi ngôn ngữ mà trong những ngữ cảnh nhất định, người nói đưa ra một phát ngôn nhằm thương lượng, ngỏ ý để người nghe đồng ý cho phép người nói được thực hiện một hành động nào đó là trong tương lai.

1.4.1.2. Khái niệm hồi đáp

Nhƣ chúng ta biết, diễn ngôn là sản phẩm của hành vi ngôn ngữ. Tất cả các hành vi ngôn ngữ đều đòi hỏi sự hồi đáp. Nếu không có tham thoại hồi đáp thì chúng ta sẽ không có cặp thoại. Hồi đáp là tham thoại mang tính tất yếu với tham thoại chủ hƣớng là do hiệu lực ở lời của tham thoại chủ hƣớng. Tham thoại hồi đáp là lƣợt lời phản hồi của ngƣời nghe Sp2 sau khi tiếp nhận lƣợt lời dẫn nhập Sp1.

Chức năng ở lời hồi đáp là chức năng ở lời của các tham thoại hồi đáp lại chức năng ở lời của tham thoại dẫn nhập. Chức năng hồi đáp này thuộc các tham thoại hồi đáp nói chung. Chức năng này chỉ rõ mức độ thỏa mãn các trách nhiệm mà tham thoại ở lời dẫn nhập đặt ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của hành vi xin trong tiếng việt (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)