7. Bố cục của đề tài
1.2.4. Hành vi ở lời gián tiếp
1.2.4.1.Khái niệm về hành vi ở lời gián tiếp
Một hành vi ở lời ứng với một hình thức tại lời thì hành vi đó gọi là hành vi ở lời trực tiếp. Chúng là các hành vi đƣợc sử dụng đúng với các điều kiện, đúng với đích ở lời của mình. Tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp, ngƣời nói sử dụng một hành vi tại lời này nhƣng lại nhằm đạt đến hiệu lực ở lời của một hành vi khác. Searle đã nghiên cứu rất kĩ loại hành vi này và gọi chúng là những hành vi ngôn ngữ gián tiếp.
Những phát hiện của Searle là một bƣớc tiến quan trọng của việc nghiên cứu ngôn ngữ học theo hƣớng chức năng. Nhờ vậy mà ngôn ngữ học đã có cách nhìn mới hơn đối với loại câu chia theo mục đích nói. Một câu có hình thức nghi vấn nhƣng lực ngôn trung của nó có thể là khẳng định, phủ định hoặc đề nghị. Searle nhấn mạnh rằng hiệu lực gián tiếp của các hành vi ở lời phụ thuộc rất
mạnh vào hoàn cảnh giao tiếp nhƣ: thời gian, không gian, ngƣời nói, ngƣời nghe, các nhân vật tham gia giao tiếp.
Hành vi ở lời gián tiếp là hành vi đƣợc thực hiện gián tiếp thông qua một hành vi ở lời khác. Ví dụ:
(14) Con đã chịu học bài chưa?
Trực tiếp: Hỏi
Gián tiếp: yêu cầu con học bài đi.
1.2.4.2. Điều kiện nhận diện
Hành vi ở lời gián tiếp phụ thuộc rất mạnh vào ngữ cảnh. Ví dụ:
(15)Quả ổi trên cây kia nhìn ngon quá anh ạ!
Hành vi ở lời trực tiếp: khen ngợi
Hành vi ở lời gián tiếp: bộc lộ mong muốn của ngƣời em trong ví dụ trên có thể đạt đƣợc hiệu quả ở lời muốn ăn quả ổi đó trong một ngữ cảnh nhất định: ngƣời nói là một cô gái hoặc một đứa trẻ, ngƣời nghe là một nam giới khỏe mạnh.
Hành vi ngôn ngữ gián tiếp bị quy định bởi lí thuyết lập luận, các phƣơng châm hội thoại phép lịch sự, các quy tắc liên kết, quy tắc hội thoại và logic.