7. Bố cục của đề tài
3.2.2. Các phương thức biểu hiện của hành vi xin gián tiếp
3.2.2.1. Hành vi xin gián tiếp - Hồi đáp tích cực gián tiếp
Đây là hình thức hồi đáp tích cực đƣợc sử dụng khá phổ biến của hành động xin. Điều này cũng là do sự chi phối của hoàn cảnh, địa vị xã hội,... của những Sp2. Hồi đáp tích cực gián tiếp cũng là hồi đáp chấp nhận, đồng ý hành vi xin của ngƣời nói. Tuy nhiên, sự chấp nhận này không đƣợc Sp2 trả lời thẳng mà phải dùng nhiều cách thức khác nhau để trả lời làm sao cho Sp1 vẫn hiểu đƣợc sự đồng ý này. Việc sử dụng cách hồi đáp này thể hiện sự khéo léo của ngƣời đƣợc xin, vừa đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời xin và vừa có “sự đảm bảo” cho bản thân họ. Chẳng hạn:
(48) Sp1: Em muốn đưa thư đến Sư đoàn Bộ trong đêm nay. Sp2: Vậy thì tốt quá. [14, tr.88]
Em Mừng đã xin phép anh đội trƣởng bằng hình thức gián tiếp với nội dung
“Em muốn đưa thư đến Sư đoàn Bộ trong đêm nay”, đó là phát ngôn xin phép gián tiếp khi sử dụng trợ động từ “muốn”. Ngay sau đó, anh đội trƣởng đã không trực tiếp hồi đáp lại hành vi xin của em Mừng nhƣng thay vào đó là một sự đồng ý gián tiếp “Vậy thì tốt quá” để cho phép em đƣợc thực hiện hành vi xin của mình.
3.2.2.2. Hành vi xin gián tiếp – Hồi đáp tiêu cực gián tiếp
Hồi đáp tiêu cực gián tiếp là cách hồi đáp mà Sp2 không trả lời trực tiếp vào việc “không cho hay không đồng ý” hành vi xin của Sp1 mà có thể dùng lời diễn đạt khác. Cũng là hình thức hồi đáp tiêu cực nhƣng hồi đáp tiêu cực gián tiếp khác biệt với hồi đáp tiêu cực trực tiếp là ở đây có sự khéo léo và mềm mỏng hơn. Ví dụ:
(49) Sp1: Con sang chơi nhà ông bác nhé!
Sp2: Sang làm gì con! Đang giờ trưa bên bác sắp ăn cơm đấy! [DCT]
Sp2: Để hôm khác đi nhé con! [DCT]
Qua lời thoại của Sp2 thì Sp1 đã nhận ra đƣợc điều mà Sp2 cần truyền tải là sự không đồng ý về lời thỉnh cầu đó. Hành vi xin của ngƣời con đã thực hiện một cách gián tiếp với nội dung “sang nhà bác chơi”, “đi học nhóm với bạn”. Ngƣời mẹ (bố) đã không chấp nhận cho con thực hiện hành vi xin đó nhƣng lại không trả lời trực tiếp vào nội dung chính của phát ngôn. Hành vi hồi đáp từ chối một cách gián tiếp của ngƣời mẹ đƣợc thực hiện khéo léo qua đó không làm cho con cảm thấy thất vọng qua lời giải thích “Sang làm gì con! Đang giờ trưa bên bác sắp ăn cơm đấy”, sự hứa hẹn “Để hôm khác đi nhé con”.