7. Bố cục của đề tài
1.4.2. Hành vi cầu khiến và điều kiện phân loại
Hành vi ngôn ngữ nói chung và hành vi cầu khiến nói riêng là những vấn đề thuộc ngữ dụng học, một phân ngành của ngôn ngữ học phát triển mạnh mẽ từ những năm 70 của thế kỷ 20. Cho đến ngày nay có rất nhiều các tác giả cả trong và ngoài nƣớc đề cập đến khái niệm hành vi cầu khiến. Ở nƣớc ngoài, tiêu biểu là Austin, Searle, … Trong nƣớc, phải kể đến Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp, Đào Thanh Lan, Đỗ Hữu Châu, Vũ Thị Thanh Hƣơng, …
Trong “Dụng học Việt ngữ” Nguyễn Thiện Giáp đã đƣa ra khái niệm về hành vi cầu khiến nhƣ sau: “Cầu khiến là hành động mà người nói sử dụng để khiến cho người nghe làm cái gì đó. Hành động này thể hiện ở những câu mà nhờ chúng người nói khiến cho người nghe làm một việc gì” [11, tr.48].
Tác giả Đào Thanh Lan lại cho rằng “Hành động cầu khiến là khái niệm tổng quát bao gồm các hành động ngôn trung có ý nghĩa “cầu” (cầu, nhờ, mời, chúc, xin, ... ) và các hành động ngôn trung có ý nghĩa “khiến” ( yêu cầu, ra lệnh, cấm, cho phép,…) nói chung. Cầu và khiến đều giống nhau ở đích ngôn trung, đều yêu cầu người nghe thực hiện hành động mà người nói mong muốn. Sự khác nhau giữa cầu và khiến là mức độ của hiệu lực ngôn trung…” [16, tr.40]
Khái niệm hành vi cầu khiến đã đƣợc các tác giả đề cập ở nhiều góc độ khác nhau. Chung quy lại những khái niệm về hành vi cầu khiến, chúng tôi đƣa ra quan điểm về khái niệm nhƣ sau: Hành vi cầu khiến là hành vi ngôn ngữ nhằm hướng người nghe đến việc thực hiện một hành động, đạt đến một trạng thái, một quá trình nào đó làm cho người nghe thực hiện hành động theo mong muốn của người nói.
Nhiều tác giả đã đƣa ra cách phân loại hành vi cầu khiến. Trong đó phải kể đến Grice, Brown & Levinson, Vũ Thị Thanh Hƣơng, Nguyễn Văn Độ,…Tuy nhiên, chú ý hơn cả là cách phân loại của Leech và Đào Thanh Lan.
Tác giả Leech cho rằng, việc phân loại hành vi cầu khiến cũng tƣơng tự nhƣ các hành vi ngôn ngữ khác là dựa trên nguyên tắc thay đổi mức lợi – thiệt đối với các nhân vật giao tiếp. Có hai quy tắc khi phân loại hành vi cầu khiến:
Quy tắc hào phóng: giảm lợi cho ngƣời nói, tăng lợi cho ngƣời nghe.
Quy tắc khéo léo: giảm thiệt cho ngƣời nói và tăng thiệt cho ngƣời nghe. Từ đó, ông chia hành vi cầu khiến làm hai loại:
Hành vi điều hành: đƣợc hiểu ngƣời nghe thƣờng bị thiệt, ngƣời nói ít nhất trung hòa.
Hành vi cam kết: đƣợc hiểu là ngƣời nghe luôn đƣợc lợi, ngƣời nói có thể trung hòa hoặc chịu thiệt.
Về mặt ý nghĩa, tác giả Đào Thanh Lan chia hành vi cầu khiến thành hai loại lớn là hành vi “cầu” và hành vi “khiến”.
Nhóm “cầu” thuộc hành vi kêu gọi có thiện chí, sự tự nguyện từ ngƣời nghe để thực hiện hành động của ngƣời nói. Ví dụ:
(23) Em lấy giúp chị cốc nước.
(24) Đưa giúp mẹ quyển sách giáo khoa.
(25) Tất cả chúng ta hãy cùng nhau cố gắng nào!
Nhóm “khiến” thuộc hành vi áp đặt, cƣỡng ép ngƣời nghe phải thực hiện hành động của ngƣời nói. Ví dụ:
(26) Mở cửa ra. (27) Bước ra ngoài. (28) Con đi học bài đi!
Từ đó, Đào Thanh Lan đã đƣa ra bảng phân loại các hành động cầu khiến trong tiếng Việt. Dƣới đây là kết quả phân loại:
Bảng 1.2 Bảng phân loại các hành động cầu khiến trong tiếng Việt
TT Hành động cầu khiến Mức độ cầu khiến Nội dung lệnh Hình thức biểu đạt điển hình
1 Ra lệnh Khiến cao nhất Làm Vnh = ra lệnh; hãy, đi 2 Cấm Khiến cao nhất Không làm Vnh = cấm, không đƣợc 3 Cho/cho phép Khiến cao Làm Vnh = cho/cho phép; hãy, đi 4 Yêu cầu Khiến cao Làm Vnh = yêu cầu; hãy đi 5 Đề nghị Khiến trung
bình, cầu thấp Làm Vnh = đề nghị; hãy, nào/ nhé
6 Dặn Khiến thấp, cầu thấp Làm Nhé 7 Khuyên Khiến thấp Làm/ không làm Vnh = khuyên; nên/ Vnh + không nên 8 Rủ Cầu thấp Làm Nhé, có…không
TT Hành động cầu khiến Mức độ cầu khiến Nội dung lệnh Hình thức biểu đạt điển hình
9 Mời Cầu trung bình Làm Vnh = mời; nhé, có…không
10 Nhờ Cầu cao Làm Vnh = nhờ, với
11 Chúc Cầu cao Làm Vnh = chúc, nhé
12 Xin/ xin phép Cầu cao Làm Vnh = xin/xin phép; nhé 13 Cầu Cầu rất cao Làm Vnh = cầu; với
14 Nài Cầu rất cao Làm Vnh = xin, van, lạy; với 15 Van Cầu rất cao Làm Vnh = van; với
16 Lạy Cầu cao nhất Làm Vnh = lạy; với
Hành động cầu khiến tiếng Việt trong kết quả phân loại trên của Đào Thanh Lan có tất cả 16 hành động. Bên cạnh những hành động có động từ ngữ vi cầu khiến tƣờng minh, có những hành động không có động từ ngữ vi tƣờng minh nhƣ dặn, rủ.
Mặt khác, hành vi “cầu” và hành vi “khiến” đƣợc tác giả phân biệt ở các tiêu chí sau:
- Về vị thế giao tiếp thì khi thực hiện hành vi “cầu” ngƣời nói thƣờng ở vị thế giao tiếp thấp hơn ngƣời nghe, còn khi thực hiện hành vi “khiến” thì ngƣợc lại, tức ngƣời nói có vị thể giao tiếp cao hơn ngƣời nghe.
- Về tính áp đặt thì hành vi “cầu” không mang tính áp đặt, trong khi đó, hành vi “khiến” lại mang tính áp đặt cho đối ngôn.
- Về tính lịch sự thì phát ngôn chứa hành động cầu có tính lịch sự cao còn phát ngôn chứa hành động khiến không có tính lịch sự hoặc tính lịch sự thấp.
Xét về mặt ngữ dụng, đối với hành vi cầu khiến, muốn ý nghĩa đƣợc nói ra trực tiếp, cần phải dựa vào các yếu tố ngôn ngữ nhƣ âm, từ, kết cấu câu,…Dựa vào đó, hành vi cầu khiến có thể đƣợc chia làm hai dạng: cầu khiến cạnh tranh và cầu khiến hòa đồng. Theo đó khi cầu khiến cạnh tranh lợi ích của Sp2 tƣơng phản tiêu cực với lợi ích của Sp1- Sp2 thƣờng bị thiệt, còn Sp1 thì đƣợc lợi hay
chí ít cũng trung hoà còn khi cầu khiến hoà đồng, lợi ích của Sp1 và Sp2 không trái ngƣợc hoặc tƣơng phản tích cực.
Nhóm “cầu khiến cạnh tranh” là loại hành vi cầu khiến với lợi ích của việc đƣợc thực hiện thƣờng thuộc về ngƣời nói hoặc trung hoà hoặc không thuộc về ngƣời nghe. Thƣờng bao gồm các hành động nhƣ: ra lệnh, yêu cầu, xin phép, nhờ vả...
Nhóm “cầu khiến hòa đồng” là loại hành vi cầu khiến với lợi ích của việc đƣợc thực hiện thuộc về ngƣời nghe hoặc trung hòa hoặc không thuộc về ngƣời nói nhƣ: khuyên răn, mời mọc. Ví dụ:
(28) Thôi đi! Tôi thì tôi cho là người ta đã muốn hối hôn rồi.
(Vũ Trọng Phụng, Hạnh phúc một tang gia) (30) Cầm lấy mà cút đi, đi cho rảnh.
(Nam Cao, Chí Phèo)