Hành vi thỉnh cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của hành vi xin trong tiếng việt (Trang 48 - 51)

7. Bố cục của đề tài

2.1.2. Hành vi thỉnh cầu

Lời thỉnh cầu đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp xã hội, trong các ngôn ngữ khác nhau lời thỉnh cầu có những biểu đạt khác nhau và mang đậm nét văn hoá xã hội…Theo Austin và Searle trong cách phân loại hành vi ngôn ngữ thì giao tiếp ngôn ngữ không đơn thuần chỉ là phƣơng tiện truyền tải thông tin, mà đó còn là công cụ để con ngƣời sử dụng nhằm đạt đƣợc các mục đích khác nhau. Searle đã xếp hành vi thỉnh cầu vào nhóm khuyến lệnh.

Thỉnh cầu (request) hay còn đƣợc gọi là “yêu cầu”, “đề nghị” ai thực hiện một hành động nào đó nhƣng không mang sắc thái bắt buộc hay gò ép từ phía ngƣời nói, mà là trông chờ vào lòng tốt, sự tự nguyện và trách nhiệm đƣơng nhiên phải hoàn thành điều đƣợc yêu cầu của ngƣời nói. Hay nói cách khác, thỉnh cầu là hành vi yêu cầu ngƣời nghe thực hiện một hành vi nào đó trong tƣơng lai và hành vi đó thƣờng có lợi cho ngƣời nói nhằm khiến đối phƣơng (ngƣời nghe) thực hiện hành động đó. Đối phƣơng có quyền quyết định hành động hay không hành động.

Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam nhƣ: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Quang…đã đề cập đến hành vi thỉnh cầu một cách đầy đủ và chi tiết, và hầu hết họ đều sử dụng thuật ngữ “cầu khiến” để chỉ tất cả các phát ngôn trong nhóm khuyến lệnh (bao gồm: ra lệnh, chỉ huy, sai bảo, yêu cầu, nhờ, bảo, mời, khuyên bảo, nài nỉ, cầu xin, van lạy…). Trong tiếng Việt, khi muốn thỉnh cầu ai đó một việc gì thì sẽ dùng những câu mệnh lệnh nhƣ:

(5) Yêu cầu anh không hút thuốc nơi công cộng! (6) Con đứng lên mở cửa cho mẹ!

Hoặc các loại câu nhờ vả:

(7) Hôm nay được nghỉ học, chị lau nhà giúp em nha! (8) Lấy giúp tớ cuốn sách ở trên kệ với!

Các tác giả phƣơng Tây phần lớn cho rằng hành vi thỉnh cầu có nguy cơ ngăn cản sự tự do hành động và thể diện của ngƣời nghe. Vì thế, đối với những hành vi thỉnh cầu vốn chứa đựng những yếu tố làm mất thể diện phải đƣợc xem xét một cách kỹ lƣỡng, chu đáo sao cho dễ nghe nhằm giảm bớt những nguy cơ đẩy ngƣời nghe vào vị trí khó xử. Tuy nhiên, theo các tác giả phƣơng Đông thì còn có nhiều yếu tố văn hóa xã hội đặc thù tham gia vào hành vi thỉnh cầu. Chính vì thế, các học giả phƣơng Tây rất có lý khi nhận định rằng hành vi thỉnh cầu có mối liên hệ mật thiết với tính thể diện nhƣng điều đó còn phải phụ thuộc vào hoàn cảnh, mối quan hệ giữa ngƣời nói và ngƣời nghe và quan trọng hơn cả là bản sắc văn hóa của mỗi cộng đồng.

Theo Searle hành vi thỉnh cầu đƣợc miêu tả: THỈNH CẦU (request):

a) Nội dung mệnh đề (NDMĐ): Hành vi tƣơng lai A của ngƣời nghe H. b) Chuẩn bị (CB) :

- H có khả năng thực hiện A. Ngƣời nói S cho rằng H có khả năng thực hiện A. - Nếu không thỉnh cầu thì cả đối với S cả đối với H không chắc rằng H sẽ tự thực hiện A bất kể thế nào.

c) Chân thành (CT): S mong muốn rằng H thực hiện A. d) Căn bản: nhằm dẫn H đến việc thực hiện A. [3, tr.118]

2.1.2.1. Phân loại hành vi thỉnh cầu

Từ góc nhìn ngữ dụng học, tác giả Nguyễn Văn Độ đã căn cứ vào bản chất của hành động X, chia thành hai loại: thỉnh cầu để nhận đƣợc thông tin và thỉnh cầu để nhận đƣợc hành động. Theo đó, thỉnh cầu để nhận đƣợc thông tin là những phát ngôn tìm hiểu thông tin về một thực tế khách quan nhƣ thời gian, tin tức. Thỉnh cầu để nhận đƣợc hành động là những phát ngôn có nội dung yêu cầu ngƣời nghe thực hiện một hành động nào đó.

2.1.2.2. Tính lịch sự trong giao tiếp của hành vi thỉnh cầu

Hành vi thỉnh cầu là một hành vi thuộc nhóm điều khiển, mục đích của hành vi này là ngƣời nói yêu cầu ngƣời nghe làm một việc gì đó, thƣờng là để

đạt đƣợc mục đích của ngƣời nói. Hành vi thỉnh cầu (yêu cầu) thƣờng có nguy cơ đe dọa thể diện của ngƣời nói trong trƣờng hợp ngƣời nghe không đồng ý, hoặc từ chối lời yêu cầu, đề nghị của ngƣời nói (âm tính tiêu cực). Theo J.Searle, hành vi này đƣợc thực hiện nếu thỏa mãn những điều kiện sau:

- Giữa ngƣời nói và ngƣời nghe có mối quan hệ xã hội nhất định. - Đƣợc thực hiện trong một không gian và thời gian nhất định.

- Vị thế giao tiếp của ngƣời nói thƣờng không đƣợc tính đến trong hành vi thỉnh cầu.

- Khi đƣa ra hành vi thỉnh cầu, ngƣời nghe phải có trách nhiệm thực hiện hành động đƣợc nói đến trong hành vi đó. Ví dụ:

(10) Sp1: Tôi mong giám đốc giải thích vấn đề này rõ ràng trước anh em công ty.

Sp2: Mọi người cứ bình tĩnh. Sau khi họp quyết định, ban giám đốc sẽ sớm giải trình chuyện này. [DCT]

(11) Sp1: Tôi mong giám đốc giải thích vấn đề này rõ ràng trước anh em công ty.

Sp2: Giám đốc đang họp. Mời các anh ra ngoài. [DCT]

Hành vi thỉnh cầu trong ví dụ này đã thỏa mãn những điều kiện vừa nêu trên, quan hệ giữa ngƣời nói và ngƣời nghe là quan hệ giám đốc - nhân viên trong công ty. Tiền giả định của vấn đề này là giám đốc đã làm một việc gì đó không thỏa đáng làm cho mọi ngƣời phải thắc mắc. Vì thế, theo ngƣời nói, giám đốc (ngƣời nghe) phải có trách nhiệm giải thích trƣớc toàn thể anh em của công ty. Tuy nhiên, ở cả hai tình huống lại hình thành hai hình thức phản hồi khác nhau, Ở (10) là một sự ngầm chấp nhận rằng ban giám đốc điều hành công ty sẽ tìm cách giải quyết và đƣa ra câu trả lời cho công nhân trong thời gian sớm nhất “Mọi người cứ bình tĩnh. Sau khi họp quyết định, ban giám đốc sẽ sớm giải trình chuyện này” qua đó xoa dịu đi mâu thuẫn trong anh em công nhân. Ngƣời nghe sẽ thể hiện sự chấp nhận lời hồi đáp đó và chờ đợi. Trong khi đó, (11) lại tỏ thái độ khắt khe hơn

ngƣời nghe và tạo nên sự khó chấp nhận đối với phát ngôn của Sp1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của hành vi xin trong tiếng việt (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)