7. Bố cục của đề tài
3.1.1. Hành vi xin trực tiếp và hồi đáp trực tiếp
3.1.1.1. Khái niệm
Hành vi xin phép trực tiếp là hành vi ngôn ngữ biểu hiện tƣờng minh ý muốn đƣợc xin phép của ngƣời nói bằng cấu trúc bề mặt ngôn ngữ. Ngƣời nghe trực tiếp sẽ nhận biết đƣợc ý định xin của ngƣời nói mà không cần phải suy ý hay cũng có thể không cần dựa vào vốn hiểu biết, ngữ cảnh, kinh nghiệm ngôn ngữ của bản thân. Ví dụ:
(1) Sp1: Cô Hoa ơi, cháu xin phép đi trước đây.
Sp2: Được rồi, cháu đi thông thả, cô đang bận khách. [DCT]
(2) Sp1: Anh hai cho em cùng sang bên đó với anh nhé, em muốn xem nhà mới của anh xây đến đâu rồi.
Sp2: Được, chú với anh cùng đi. [DCT]
Hành vi ngôn ngữ trung tâm trong các ví dụ là lời nói nhằm mục đích xin phép ngƣời nghe (cô Hoa, anh hai) với nội dung xin là “cháu xin phép đi trước đây”, “Anh hai cho em cùng sang bên đó với anh nhé, em muốn xem nhà mới của anh xây đến đâu rồi”. Ở đây, ngƣời nghe có thể rõ ràng nhận thấy rằng hành vi ngôn ngữ trung tâm diễn đạt ý định xin phép tƣờng minh, đúng với đích ở lời và điều kiện sử dụng trong tinh huống phù hợp. Nhƣ vậy, một hành vi xin trực tiếp sẽ sẽ tạo hiệu lực tại lời xác định.
Hành vi hồi đáp trực tiếp là hành vi ngôn ngữ biểu hiện tƣờng minh ý định cho phép hoặc đồng ý của ngƣời nghe bằng cấu trúc bề mặt ngôn từ. Ngƣời nói trực tiếp nhận biết ý định cho phép của ngƣời nghe mà không cần phải suy ý hay cũng có thể không cần dựa vào vốn hiểu biết, ngữ cảnh, kinh nghiệm ngôn ngữ của bản thân.
Hành vi hồi đáp trong ví dụ trên cũng là một hành vi ngôn ngữ trực tiếp diễn đạt ý định cho phép tƣờng minh, thực hiện đúng với điều kiện sử dụng trong tình huống phù hợp.
(3) Sp1: Chị hai cho em học múa ballet đi? Sp2: Được.
Sp1: Em cảm ơn chị. [DCT]
Ở cuộc trò chuyện trên, thoại hồi đáp của ngƣời “chị hai” không chỉ có chức năng hồi đáp lại việc xin học múa ballet mà nó buộc ngƣời em cũng phải hồi đáp lại lời của ngƣời chị, đó chính là việc cảm ơn khi đƣợc thỏa mãn lời cầu xin.
3.1.1.2. Hồi đáp tích cực trực tiếp và hồi đáp tiêu cực trực tiếp
Nếu không có tham thoại hồi đáp thì sẽ không có một cặp thoại hoàn chỉnh. Bởi vậy, có thể thấy tính tất yếu của tham thoại hồi đáp đối với tham thoại chủ hƣớng là do hiệu lực ở lời của tham thoại chủ hƣớng.
Hồi đáp tích cực trực tiếp: thỏa mãn đƣợc đích của tham thoại “xin” dẫn nhập. Hồi đáp tích cực trực tiếp là hồi đáp thẳng vào hành vi “xin” của Sp1 là sự
“đồng ý” để cho Sp1 nội dung xin của Sp2.
Mô hình hồi đáp tích cực trực tiếp đƣợc biểu hiện ở dạng:
Không sao
Đồng ý cho/ chấp nhận cho/ cho phép
SP2 + Động từ + Ừ/ đƣợc + SP1…
Vâng Nhất trí
Chẳng hạn:
(4) Mẹ đồng ý cho con đi họp nhóm, nhưng nhớ là về sớm con nhé. (5) Sếp cho phép anh được nghỉ 2 ngày để về quê.
Trong cuộc thoại, khi hồi đáp lại tham thoại xin xủa Sp1, Sp2 sẽ rất ít khi sử dụng đúng theo nhƣ mô hình ở trên vì có phần hơi cứng nhắc và rập khuôn,
còn có thể rút gọn bằng biểu thức: - Không sao
- Đồng ý cho/ chấp nhận cho/ cho phép
- Ừ/ đƣợc +SP1 + A
- Vâng
- Nhất trí
(6) Ừ, thông cảm cho cô nhé, cô đang lỡ tay. (7) Đồng ý, tôi sẽ đến ngay.
(8) Được, con thích thì bố nhất định sẽ mua.
Mối quan hệ giữa Sp1 và Sp2 đƣợc thể hiện thân thiện hơn, hồi đáp trở nên linh hoạt và khá mềm dẻo với cách hồi đáp tích cực trực tiếp bằng mô hình rút gọn.
Bên cạnh đó, hồi đáp tích cực trực tiếp còn đƣợc thể hiện với các hình thức:
Hồi đáp tích cực trực tiếp kèm điều kiện: có nghĩa là Sp2 chấp nhận hành vi
“xin” của Sp1 nhƣng lại có điều kiện kèm theo đó, lúc này Sp1 muốn đạt đƣợc mục đích mong muốn phải hành động theo điều kiện mà Sp2 đã đƣa ra.
(9) Sp1: Mẹ cho con sang nhà cái Hoa chơi mẹ nhé. Sp2: Ừ, nhưng đúng 7h con phải về cho mẹ. [DCT]
(10) Sp1: Thưa cô, em xin phép được ra ngoài ạ.
Sp2: Được, nhưng em chỉ có ba phút thôi đấy nhé. [DCT]
“Nhưng đúng 7h con phải về cho mẹ”, “nhưng em chỉ có ba phút thôi đấy nhé” là những điều kiện mà Sp2 đƣa ra để Sp1 thỏa mãn điều kiện xin.
Hồi đáp tích cực trực tiếp với thái độ miễn cưỡng: có nghĩa là Sp2 vẫn chấp nhận lời xin (phép) của Sp1 nhƣng lại tỏ ra khá khó chịu, có khi Sp2 không muốn nhƣng “buộc” phải chấp nhận lời xin vì một lý do nào đó. Trong thực tế, trƣờng hợp này xảy ra khá nhiều bởi hành vi “xin” là hành vi đe dọa đến thể diện của Sp2. Nếu chúng ta biết Sp2 không muốn giúp đỡ hay vƣợt quá khả năng của Sp2 mà vẫn cứ xin thì buộc Sp2 phải hồi đáp lại một cách tích cực thì Sp1 sẽ nhận đƣợc lời hồi đáp không mấy thân thiện từ Sp2.
(11) Sp1: Cho phép tôi được gặp bác sĩ ngay bây giờ được không?
Sp2: Được. Nhưng bác cứ ngồi ở đây trước đã, cháu sẽ xin ý kiến bác sĩ.
[DCT]
(12) Sp1: Sang tuần, xin phép thủ trưởng cho em được nghỉ ba ngày về quê. Sp2: Vậy cũng được. Cậu tranh thủ sắp xếp lên sớm, cơ quan đang nhiều việc. [DCT]
Hồi đáp tích cực trực tiếp một cách khẳng định: có nghĩa là trƣớc khi tiếp nhận hành vi xin của Sp1 thì Sp2 hình nhƣ đã có một sự đồng tình từ trƣớc và lời xin của Sp1 chắc chắn sẽ đƣợc đáp ứng.
(13) Sp1: Hè này, bố mẹ cho anh em con về thăm ông bà nhé.
Sp2: Chắc chắn rồi. Đó là phần thưởng cho sự cố gắng học tập của con.
[DCT]
(14) Sp1: Cậu cho mình mượn cuốn “ Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đi. Sp2: Tất nhiên rồi, cậu là người bạn thân nhất của tớ mà. [DCT]
Hồi đáp tiêu cực trực tiếp: khôngthỏa mãn đƣợc đích của tham thoại “xin”
dẫn nhập. Hồi đáp tiêu cực trực tiếp rất phong phú và đa dạng, thể hiện đƣợc mối quan hệ cũng nhƣ thái độ khác nhau giữa Sp1 và Sp2 .
Mô hình hồi đáp tiêu cực trực tiếp đƣợc biểu hiện ở dạng:
SP2 + Không./ Không đƣợc./ Không cho.
+ SP1… Không đồng ý./ Không chấp nhận.
(15) Chị cả không cần cơm nước gì đâu, nhà em ăn cả rồi chị ạ. (16) Tôi không chấp nhận cho cô chuyển sang phòng ban khác. (17) Cấp trên không đồng ý với kiến nghị của các anh.
Mô hình còn có thể rút gọn bằng biểu thức:
- Không./ Không đƣợc./ Không cho
-Không đồng ý./ Không chấp nhận
Hồi đáp tiêu cực trực tiếp của Sp2 đối với hành vi “xin” của Sp1 thƣờng cƣơng quyết, dứt khoát khiến cho Sp1 dù có muốn đạt đƣợc ý định cũng không
dám van xin thêm. Tuy nhiên, có vài trƣờng hợp dứt khoát của Sp2 lại là điều tốt cho Sp1 khi lời van xin của Sp1 quá cao, đòi hỏi những điều không tốt. Ví dụ:
(18) Sp1:Con qua nhà bác Tám chơi một tí mẹ nhé! Sp2: Có gì chơi bên đấy đâu.
Sp1: Có mấy bác đánh bài bên đó mẹ ạ.
Sp2: Con không được qua đó. Mẹ cấm con. [DCT] (19) Sp1: Tối nay mẹ cho con đi xem múa lân với anh Tí nhé!
Sp2: Mẹ không đồng ý cho con giao lưu với thằng ấy. [DCT]