Phân loại hành vi ở lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của hành vi xin trong tiếng việt (Trang 27 - 30)

7. Bố cục của đề tài

1.2.3. Phân loại hành vi ở lời

1.2.3.1. Phân loại theo hành vi ngôn ngữ của Austin

Austin chia thành 5 phạm trù hành vi ở lời dựa vào bảng liệt kê các hành động ngôn ngữ của A. Wittgenstein

- Phán xử: là những hành động đƣa ra những lời phán xét về một sự kiện, những điều đánh giá hoặc một giá trị cơ sở chứng cứ dựa trên những chứng cứ hiển nhiên hoặc những lý lẽ vững chắc xác đáng nhƣ đánh giá, phân loại, miêu tả, nêu đặc điểm, tính toán, cho là...

- Hành xử: là những hành động đƣa ra những quyết định thuận lợi hoặc chống lại một chuỗi hoạt động nào đó nhƣ ra lệnh, khẩn cầu, chỉ huy, đặt hàng, giới thiệu, bổ nhiệm, cầu khiến...

- Cam kết: là những hành động ràng buộc ngƣời nói và một chuỗi những hành động nhất định nhƣ: hứa hẹn, bày tỏ lòng mong muốn, giao ước, thề nguyền, đảm bảo...

- Trình bày: là những hành động dùng để trình bày các quan niệm, dẫn dắt lập luận, giải thích cách dùng các từ nhƣ: khẳng định, phủ định, từ chối, trả lời, phản bác,…

- Ứng xử: là những hành động phản ứng với cách xử sự của ngƣời khác đối với các sự kiện có liên quan, chúng cũng là cách biểu hiện thái độ đối với hành vi hai số phận của ngƣời nói nhƣ: xin lỗi, cảm ơn, chào mừng, khen ngợi, phê

Sau này chính Austin cũng tự coi lại bảng phân loại của mình và bản thân nhận thấy còn những điều không thỏa đáng, có chỗ còn mơ hồ không xác định đƣợc rõ ràng các khái niệm, các phạm trù. Có những ý kiến phê bình sự phân loại này đặc biệt là ý kiến của Searle. Ông cho rằng Austin không thấy rõ sự khác biệt giữa hành vi ngôn ngữ và động từ thể hiện hành vi ngôn ngữ. Bởi các động từ không phải bao giờ cũng tƣơng ứng một - một với các phạm trù của hành vi ngôn ngữ.

1.2.3.2. Phân loại theo hành vi ngôn ngữ của Searle

Khác với cách phân loại của Austin dựa trên những tiêu chí không rõ ràng và chồng chéo nhau nên đã có những hành vi về bản chất cùng loại nhƣng đƣợc xếp vào các lớp khác nhau. Hay có những yếu tố không tƣơng hợp lại đƣợc xếp trong một lớp. Năm 1977, Searle đƣa ra một bảng phân loại khác, ông phân loại các hành vi ở lời theo nhiều tiêu chí chứ không chỉ dựa vào các động từ gọi tên chúng. Theo hƣớng đó. R Searle đã đƣa ra 12 tiêu chí phân loại hành động ngôn từ, trong đó bốn tiêu chí quan trọng nhất là: Đích ở lời, hƣớng khớp ghép lời – hiện thực, trạng thái tâm lý, nội dung mệnh đề. Năm loại hành vi ở lời đƣợc Searle phân loại là:

- Xác tín (còn gọi là trình bày, khảo nghiệm, thông tin miêu tả, biểu hiện): Là hành động mà ngƣời nói dùng để thông báo hay nêu lên một nhận định nào đó, ngƣời nói phải chịu trách nhiệm về giá trị chân lý của mệnh đề đƣợc biểu đạt. Hƣớng thích nghi của hành động là từ hiện thực tới lời lẽ. Hành vi có giá trị khảo nghiệm, định ra hƣớng khớp lời – thế giới hiện thực và diễn tả niềm vui của ngƣời nói vào mệnh đề. Lớp này gồm các hành vi nhƣ: kể, tự sự, miêu tả, mách, tường thuật, báo cáo, thuyết minh, lập biên bản, tường trình, tố cáo, khai, khai báo...Ví dụ:

(9) Một ngƣời nói với ngƣời bạn của mình: “Sáng mai đúng 7h mình chờ cậu ở trước cửa nhà sách nhé!”

Câu này ngƣời nói thông báo với bạn mình về thời gian và địa điểm gặp nhau, ngƣời nói phải chịu trách nhiệm về thông tin đã nói.

- Điều khiển (còn gọi là chi phối): Là hành động mà ngƣời nói dùng ngôn từ nhằm để ngƣời tiếp nhận làm một việc gì đó theo ý của mình. Hƣớng thích nghi của hành động là xuất phát từ lý lẽ đến hành động hiện thực thay đổi theo lời lẽ. Đặt ngƣời nghe phải làm một việc gì đó, phải thực hiện hành động tƣơng lai khi mà ngƣời nghe bị ràng buộc. Các hành vi thuộc lớp này là: ra lệnh, sai, sai khiển, bảo, yêu cầu, đề nghị, xin phép, cho phép, chỉ, khuyên, chỉ thị, kiến nghị, khuyến nghị, chỉ định, hỏi, tra... Chẳng hạn:

(10) Chị A bảo với chị B:

“Tay tôi bận quá, nhờ chị đóng giúp tôi cánh cửa!”

Với phát ngôn này ngƣời nói dùng ngôn từ để đề nghị ngƣời nghe thực hiện hành động đóng cửa vì trên tay chị A cầm nhiều đồ.

- Kết ước (còn gọi là cam kết): Là hành động mà ngƣời nói cam kết với ngƣời nghe sẽ thực hiện một việc gì đó. Hƣớng thích nghi là từ lời nói cho đến hiện thực đều do ngƣời nói thực hiện. Đích ở lời là trách nhiệm phải thực hiện hành động tƣơng lai mà ngƣời nói bị ràng buộc. Các hành vi thuộc lớp này là:

hứa, cam đoan, cam kết, hẹn, giao ước, bảo đảm, thỏa thuận, thề…Ví dụ:

(11) Ngƣời mẹ nói với con: Nếu kì thi này con được đạt học sinh xuất sắc toàn diện, mẹ sẽ thưởng cho con chiếc cặp mới nhé!

Câu này có nghĩa là, ngƣời mẹ hứa với con sẽ tặng một chiếc cặp nếu con hoàn thành tốt kì thi của mình.

- Biểu cảm: Là hành động mà thông qua lời nói, ngƣời nói bày tỏ những tình cảm, cảm xúc, thái độ của mình với ngƣời nghe hoặc với đối tƣợng đƣợc đề cập đến trong phát ngôn. Hƣớng thích nghi của hành động là ngƣời nói làm cho lý lẽ thích nghi với hiện thực, diễn đạt tâm lý của ngƣời nói đối với một số tình thế cụ thể đƣợc nêu ra trong nội dung mệnh đề. Các hành vi thuộc lớp này là: cảm thán, than thở, thán phục, trầm trồ, cảm ơn, xin lỗi, ân hận, lấy làm tiếc,…Ví dụ:

(12) Chàng trai nói với cô gái: “Ở bên anh, em cảm nhận được sự bình yên và sẻ chia!

sự chia sẻ” của cô khi ở bên anh ấy.

- Tuyên bố: Là hành động mà ngƣời nói dùng lời tuyên bố để tạo ra một sự thay đổi nào đó. Hƣớng thích nghi của hành động là từ lời lẽ đến hiện thực, hiện thực biến đổi ngay sau lời tuyên bố. Đích ở lời là nhằm làm cho có tác dụng nội dung của hành vi hƣớng khớp ghép vừa là lời – hiện thực, vừa là hiện thực – lời, nội dung mệnh đề là một mệnh đề. Các hành vi thuộc lớp này là: tuyên bố, tuyên án, buộc tội, kết tội, từ chức,…Ví dụ:

(13) Sau khi làm phép thành hôn, Cha xứ nói với có dâu chú rể:

Tôi tuyên bố từ bây giờ hai người chính thức là vợ chồng

Bằng phát ngôn này, ngƣời nói đã tạo ra một sự thay đổi hai con ngƣời vốn trƣớc đây là xa lạ kể từ giờ phút này đã là “vợ chồng” của nhau.

Tiêu chí và kết quả phân loại các hành vi ở lời của Searle mặc dù là đóng góp quan trọng nhƣng nhiều tác giả khác đã đƣa ra những tiêu chí và bảng phân loại khác. Mặc dù vậy, họ vẫn lấy kết quả của Searle làm xuất phát điểm cho các nghiên cứu của mình. Tóm lại, hai nhà ngôn ngữ học Austin và Searle đã tạo tiền đề vững chắc cho các nghiên cứu về lý thuyết hành vi ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của hành vi xin trong tiếng việt (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)