Hành vi điều khiển và hành vi thỉnh cầu trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của hành vi xin trong tiếng việt (Trang 44 - 48)

7. Bố cục của đề tài

2.1. Hành vi điều khiển và hành vi thỉnh cầu trong tiếng Việt

2.1.1. Hành vi điều khiển

2.1.1.1. Khái niệm

Đối với quan điểm của Searle, ông chia các hành vi ngôn ngữ thành năm loại: xác tín (assertives), điều khiển (directives), cam kết (commissives), biểu cảm ( expressives), tuyên bố (declaratives). Theo hệ thống phân loại này, nhóm các hành vi điều khiển chính là hành vi cầu khiến và các nhà ngôn ngữ học hiện đại đã tìm thấy mối tƣơng quan nhất định về mặt nội dung giữa câu cầu khiến và hành vi ở lời thuộc nhóm điều khiển. Qua đó, có thể hiểu điều khiển là những phát ngôn mà ngƣời nói nói ra nhằm hƣớng ngƣời nghe đến việc thực hiện một hành động nào đó. Kết quả phân loại hành vi ngôn ngữ của J. Searle là một đóng góp hết sức quan trọng. Có thể nói rằng kết quả phân loại này đã mở ra một con đƣờng mới trong việc nghiên cứu các loại câu chia theo mục đích nói.

Theo ông, các hành vi điều khiển là các hành vi đạt đƣợc bản tiêu chuẩn sau: - Đích tại lời: tức mục đích của hành vi là đặt ngƣời nghe vào trách nhiệm thực hiện một hành động tƣơng lai.

- Hƣớng khớp ghép: hiện thực - lời.

- Trạng thái tâm lí: là sự mong muốn của ngƣời nói.

- Nội dung mệnh đề: là hành động tƣơng lai của ngƣời nghe.

J. Searle đã bổ sung cho các hành vi thuộc nhóm cầu khiến những điều kiện chuẩn bị sau:

Một, ngƣời nghe có khả năng thực hiện hành động. Hay ít ra là ngƣời nói cho rằng ngƣời nghe có khả năng thực hiện hành động.

Hai, nếu không điều khiển thì cả ngƣời nói và ngƣời nghe đều không chắc chắn rằng ngƣời nghe sẽ thực hiện hành động.

Hành vi điều khiển đặt ngƣời nghe Sp2 phải làm một việc gì đó, phải thực hiện một hành động tƣơng lai khi mà Sp2 bị ràng buộc. Do vậy mà hƣớng khớp

là thế giới hiện thực – lời và bày tỏ mong ƣớc của ngƣời nói Sp1 muốn ngƣời nghe Sp2 làm một việc gì. Hành vi điều khiển bao gồm những hành động ở lời nhƣ: mệnh lệnh, thách thức, yêu cầu, ra lệnh,…

2.1.1.2 Điều kiện sử dụng hành vi ngôn ngữ điều khiển

Austin và Searle đều thống nhất với nhau ở chỗ chỉ ra rằng sự chân thành của ngƣời thực hiện góp phần làm nên thành công của hành động. Chỗ khác nhau cơ bản là Austin thiên về phân tích lời nói nhƣ thủ tục có tính chất lễ nghi, hành động gắn với hoàn cảnh nói, các điều kiện mà Austin đƣa ra tuy cần thiết nhƣng tản mạn. Trong khi Searle gắn nội dung lời nói với các tố chất, trách nhiệm của Sp1 và Sp2. Xuất phát từ những đòi hỏi thực tế, chúng tôi lấy quan điểm của J Searle làm cơ sở để xác lập nhóm hành vi điều khiển, đồng thời ứng dụng vào việc miêu tả các điều kiện của hành vi cầu khiến nhƣ sau:

a) Nội dung mệnh đề (NDMĐ): Tiêu chí nội dung mệnh đề tƣơng ứng với điều kiện nội dung mệnh đề trong các điều kiện thỏa mãn đối với các hành vi điều khiển nội dung mệnh đề một hành động của ngƣời nghe. Về cấu tạo, mệnh đề đó có thể là một mệnh đề đơn giản hay hàm mệnh đề về nội dung đó có thể là hành động trong tƣơng lai của Sp1 (với nhóm hành động điều khiển) của Sp2 (với nhóm hành động cam kết). Điều kiện này chỉ ra bản chất của hành vi, đó có thể là một hành động của ngƣời nói hay một hành động của ngƣời nghe.

b) Chuẩn bị (CB): Sp1 cần phải có những hiểu biết nhất định về năng lực, lợi ích, ý định của Sp2; về quan hệ liên nhân giữa các nhân vật giao tiếp về hoàn cảnh cụ thể của câu nói. Nếu không có hành vi điều khiển thì đối với cả Sp1 và Sp2 không chắc rằng Sp2 sẽ thực hiện bất kể thế nào.

c) Chân thành (CT): Tiêu chí trạng thái tâm lí tƣơng ứng với điều kiện chân thành, các hành vị ở lời đòi hỏi ở ngƣời nói lòng mong muốn về hành động tƣơng lai của ngƣời nghe. Sp1 phải có trạng thái tâm lý ứng với HĐNT. Spl phải thực sự có niềm tin khi thực hiện hành động. Nói cách khác điều kiện này đòi hỏi HĐNT phải đƣợc thực hiện một cách thành thực.

các hành vi cầu khiến, đó là buộc ngƣời nghe vào trách nhiệm phải thực hiện hành động mà ngƣời nói đƣa ra.

Khi ứng vào một số hành vi cụ thể với các điều kiện tƣơng ứng, chẳng hạn hành vi cảm ơn có nội dung mệnh đề là hành động A trong quá khứ do Sp2 thực hiện điều kiện chuẩn bị hành vi A có lợi cho Sp1 hoặc đƣợc Sp1 coi là có lợi cho mình điều kiện chân thành: Sp1 cảm ơn Sp2 đã thực hiện A, điều kiện căn bản: nhằm bày tỏ lòng biết ơn của Sp1.

2.1.2.3. Phân loại hành vi điều khiển

Dựa vào các tiêu chí phân loại hành vi của Searl, có thể tiến hành phân loại hành vi điều khiển thành hai nhóm:

Nhóm 1: nhóm các hành vi sai khiến: ra lệnh, sai. Nhóm 2: Nhóm các hành vi thỉnh cầu: xin, cầu.

Đối với các hành vi ở nhóm 2 có chứa rất nhiều hành vi ngôn ngữ, trong đó có tiểu nhóm hành vi ngôn ngữ xin. Hệ thống phân loại, các điều kiện, các tiêu chí mà Searle đƣa ra sẽ là công cụ hết sức hữu hiệu để xác định nội dung hay chức năng điển hình của hành vi điều khiển.

2.1.2.4. Tính lịch sự trong giao tiếp của hành vi điều khiển

Thực chất, lịch sự là sự tôn trọng lẫn nhau trong quá trình giao tiếp. Lý thuyết lịch sự ra đời nhằm phục vụ cho lý luận về giao tiếp. Các hành vi thuộc nhóm điều khiển có nguy cơ đe dọa thể diện cao vì mỗi hành động nếu không ảnh hƣởng đến thể diện dƣơng tính/ âm tính của Sp2 thì cũng (hoặc đồng thời) ảnh hƣởng đến thể diện âm tính/ dƣơng tính của Sp1.

Chẳng hạn lời yêu cầu: (1)“Ra khỏi nhà tôi ngay!”

Yêu cầu đã làm mất thể diện dƣơng tính của Sp2 (khiến lòng tự trọng của Sp2 bị tổn thƣơng), mất thể diện âm tính của Sp2 (Sp2 không đƣợc hành xử tự do theo ý mình), đồng thời cũng ảnh hƣởng đến thể diện dƣơng tính của Sp1 (ngƣời ta có thể nghĩ kẻ yêu cầu ngƣời khác là kẻ ghê gớm). Lời thỉnh cầu “Xin anh đừng bỏ đi” có thể ảnh hƣởng đến thể diện dƣơng tính của Sp1. (Sp1 phải tự hạ thấp mình, ngƣời

ngoài có thể nghĩ Sp1 là kẻ hèn, nhu nhƣợc.), đến thể diện âm tính của Sp2 (không đƣợc hành xử theo ý mình). Để đảm bảo lịch sự, Sp1 phải hạn chế thực hiện những hành động đe dọa thể diện của Sp2, phải cố gắng bù đắp những hao tổn, thiệt thòi do hành vi ngôn từ của mình gây ra bằng cách thêm vào câu những thành phần nhất định có tác dụng làm gia tăng hoặc giảm nhẹ lực ngôn trung. Các biểu thức này khá hữu hiệu trong việc cứu vãn thể diện của ngƣời đối thoại.

Chẳng hạn, để mời mọc, thay vì nói:

(2) “Mời bác vào chơi!”

có thể nói:

“Xin mời bác vào chơi”.

Yếu tố “xin” cho thấy sự tự khiêm của Sp1 và sự tôn trọng Sp2, khiến hành động mời trở nên trang trọng, lịch sự.

Để nhờ vả, thay vì:

(3) “Nhờ anh trông nhà cho em”

có thể nói:

“Nhờ anh trông nhà cho em một chút”

Biểu thức một chút/ một tí có tác dụng giảm bởi sự phiên toái mà Sp2 bỗng dƣng phải gánh chịu.

Sp1 có thể tùy theo hoàn cảnh, đối tƣợng tính chất của công việc tƣơng lai mà có những biểu thức phù hợp. Chẳng hạn, để tăng tính lý trí, Sp1 thêm vị từ tình thái “phải” vào câu lệnh: “Đồng chí phải hoàn thành báo cáo đúng thời hạn!”.

Để nhấn mạnh tính tức thời, Sp1 có thể thêm các tổ hợp ngay tức khắc, lập tức vào câu yêu cầu:

(4) “Anh hãy ra khỏi đây ngay.” Hay “Hãy tới đây mau!”.

Tóm lại, các biểu thức điều biến đƣợc Sp1 cố ý sử dụng nhằm ràng buộc Sp2 với việc thực hiện hành động trong tƣơng lai, khiến Sp2 hoặc vì tuân thủ

chối. Dĩ nhiên, không thể phủ nhận rằng sự có mặt của không ít biểu thức còn khiến lời cầu khiến trở nên dễ nghe, dễ khiến Sp2 hài lòng vì đƣợc tôn trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của hành vi xin trong tiếng việt (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)