Khảo nghiệm nhận thức về tính khả thi và tính cấp thiết của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 114 - 122)

8. Cấu trúc của luận văn

3.5. Khảo nghiệm nhận thức về tính khả thi và tính cấp thiết của các

được thực hiện một cách nhịp nhàng, đồng bộ thì sẽ tạo chuyển biến tích cực, có tính đột phá trong việc quản lý công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Phù Mỹ trong thời gian đến.

3.5. Khảo nghiệm nhận thức về tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất pháp đề xuất

Để khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Phù Mỹ, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm trên 266 đối tượng, cụ thể:

Cán bộ, chuyên viên Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Phù Mỹ: 10 người. CBQL 18 trường THCS: 38 người.

Giáo viên 18 trường THCS của huyện Phù Mỹ: 180 người.

Lãnh đạo Đảng ủy, UBND 19 xã, thị trấn trên địa bàn huyện: 38 người. Để phân tích đánh giá về các mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp, sau khi tổng hợp cho điểm từng giải pháp ở bốn mức độ, từ cao đến thấp khác nhau, như sau: Rất cần thiết/rất khả thi: 3 điểm; Cần thiết/ khả thi: 2 điểm; ít cần thiết/ít khả thi: 1 điểm; không cần thiết/không khả thi: 0 điểm;

tính điểm trung bình và sắp xếp thứ tự ưu tiên của mỗi biện pháp, nhằm có thể vận dụng ở các cấp QLGD sau này. Kết quả đánh giá được phản ánh qua bảng 3.1, bảng 3.2, bảng 3.3 sau đây:

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất

TT Tên biện pháp

Số lượng CBQL trường THCS, Lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện và Lãnh

đạo 19 xã, thị trấn nhận xét, đánh giá

Số giáo viên các trường THCS nhận xét, đánh giá Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết 1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và địa phương đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS. 86 0 0 0 126 44 10 0 2 Xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL trường THCS gắn với yêu cầu phát triển GD&ĐT của huyện Phù Mỹ. 79 7 0 0 133 45 16 0 3 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá nhằm thúc đẩy phát triển đội ngũ CBQL trường THCS. 63 23 0 0 146 29 5 0 4 Thực hiện tốt quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển đội

ngũ CBQL

trường THCS.

77 9 0 0 116 58 6 0

5

Nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý đội ngũ CBQL trường THCS. 64 22 0 0 102 49 19 0 6 Xây dựng các điều kiện, cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động cho đội ngũ CBQL trường THCS. 54 32 0 0 98 36 46 0

Bảng 3.2: Bảng tổng hợp kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp đề xuất

TT Tên biện pháp

Số lượng CBQL trường THCS, Lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện và Lãnh

đạo 19 xã, thị trấn nhận xét, đánh giá

Số giáo viên các trường THCS nhận xét, đánh giá

Rất khả thi

Khả thi Ít khả thi Không khả thi

Rất khả thi

Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và địa phương đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS. 84 2 0 0 124 54 2 0 2 Xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL trường THCS gắn với yêu cầu phát triển GD&ĐT của huyện Phù Mỹ. 62 24 0 0 115 59 6 0 3 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá nhằm thúc đẩy phát triển đội ngũ

70 16 0 0 149 29 2 0

CBQL trường THCS. 4 Thực hiện tốt quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển đội

ngũ CBQL

trường THCS.

77 9 0 0 110 61 9 0

5

Nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý đội ngũ CBQL trường THCS. 62 24 0 0 107 56 17 0 6 Xây dựng các điều kiện, cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động cho đội ngũ CBQL trường THCS. 53 21 13 0 95 82 2 0

Bảng 3.3: Bảng kết quả khảo nghiệm về tính chất cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

T T Tên biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Điểm trung bình Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi Điểm trung bình Thứ bậc 3đ 2đ 1đ 0đ x 3đ 2đ 1đ 0đ x 1

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và địa phương đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS.

212 44 10 0 2,76 2 208 56 2 0 2,77 2

2

Xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL trường THCS gắn với yêu cầu phát triển GD&ĐT của huyện Phù Mỹ.

205 45 16 0 2,71 3 177 83 6 0 2,64 3

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh

3 giá nhằm thúc đẩy phát triển đội ngũ CBQL trường THCS. 209 52 5 0 2,77 1 219 45 2 0 2,82 1 4 Thực hiện tốt quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển đội ngũ CBQL trường THCS.

193 67 6 0 2,70 4 187 70 9 0 2,67 4

5

Nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý đội ngũ CBQL trường THCS.

176 71 19 0 2,59 5 169 80 17 0 2,57 5

6

Xây dựng các điều kiện, cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động cho đội ngũ CBQL trường THCS.

152 68 46 0 2,40 6 148 103 15 0 2,50 6

Qua kết quả bảng 3.3, cho thấy tất cả các biện pháp đề xuất về quản lý công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS đều được đánh giá cao, điểm trung bình của tính chất cần thiết và tính khả thi đều lớn hơn 2. Thứ bậc của tính cấp thiết và tính khả thi tương đồng với nhau, điều này chứng tỏ kết quả khảo sát đảm bảo tính logic, khoa học, khách quan. Kết quả cho thấy, việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá nhằm thúc đẩy phát triển đội ngũ CBQL được đánh giá rất cao, tính cấp thiết và khả thi có điểm trung bình cao nhất (tính cấp thiết: 2,77; tính khả thiết: 2,82), thứ hai là sự tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và địa phương đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS (tính cấp thiết: 2,76; tính khả thiết: 2,77), thứ ba là công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL trường THCS gắn với yêu cầu phát triển GD&ĐT của huyện Phù Mỹ (tính cấp thiết: 2,71; tính khả thiết: 2,64), thứ tư là công tác thực hiện tốt quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển đội ngũ CBQL trường THCS (tính cấp thiết: 2,70; tính khả thiết: 2,67), thứ năm là công tác nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý đội ngũ CBQL trường THCS (tính cấp thiết: 2,70; tính khả thiết: 2,67) và cuối cùng là công tác xây dựng

các điều kiện, cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động cho đội ngũ CBQL trường THCS (tính cấp thiết: 2,40; tính khả thiết: 2,50). Với kết quả khảo sát trên, chứng tỏ rằng các biện pháp quản lý công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Phù Mỹ được đề xuất là rất cần thiết và khả thi, giúp cho các cấp lãnh đạo cân nhắc, lựa chọn biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của ngành giáo dục – đào tạo huyện Phù Mỹ trong thời gian đến.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu, luận văn đề xuất biện pháp quản lý công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Phù Mỹ. Các biện pháp đề xuất không phải là hoàn toàn mới nhưng đối với huyện Phù Mỹ, đây là lần đầu tiên được đề cập, nhằm góp phần vào việc nghiên cứu quản lý công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS của huyện.

Các biện pháp nêu trên được thực hiện hiệu quả hay không hiệu quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, chủ quan, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, nếu được triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS sẽ thực hiện tốt công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS của huyện Phù Mỹ trong thời gian đến. Đồng thời, có sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi đối với công tác phát triển giáo dục của các cấp ủy đảng, chính quyền trong huyện thì chắc chắn rằng các biện pháp quản lý công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Phù Mỹ là cần thiết, phù hợp, đúng đắn đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Về lý luận

Đội ngũ CBQL trường THCS có vai trò vô cùng quan trọng, là người đại diện cho Nhà nước về mặt pháp lý, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên, trước pháp luật về tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường. Do đó muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì trước tiên cần phải có đội ngũ CBQL giỏi về chuyên môn, năng lực công tác, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng. Quản lý công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là một nội dung trong công tác phát triển đội ngũ CBQL nhằm để đánh giá toàn diện, khách quan, khoa học từ công tác quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ chính sách cho đến việc bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển và miễn nhiệm CBQL. Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra cũng là nhiệm vụ rất quan trọng không thể thiếu trong quản lý công tác phát triển đội ngũ CBQL, vì có thanh tra, kiểm tra mới đánh giá một cách chính xác, khách quan, trung thực, công bằng trong quá trình quản lý.

1.2. Về thực tiễn

Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Phù Mỹ đối với sự nghiệp phát triển giáo dục nói chung và đối với sự phát triển giáo dục THCS nói riêng nên đã đạt được một số kết quả tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo của huyện trong thời gian qua. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế do tác động của cơ chế thị trường, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục chưa cao, căn bệnh thành tích, tình hình phát triển kinh tế - xã hội còn

nhiều khó khăn, đời sống của một phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của huyện. Bên cạnh đó, một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa quan tâm đúng mức, chưa kịp thời, chưa sâu sát đối với công tác nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển giáo dục.

Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng đạt kết quả tích cực, song có lúc, có nơi chưa đảm bảo, chưa chính xác với thực tiễn. Việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, nhất là giải quyết mối quan hệ giữa yêu cầu của chương trình giáo dục THCS đối với học sinh ở vùng điều kiện kinh tế còn khó khăn, học sinh ở vùng xa trung tâm. Chất lượng của đội ngũ CBQL và giáo viên chưa đồng đều giữa các trường; chế độ, chính sách đãi ngộ nhằm để khuyến khích cán bộ, giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và việc thu hút CBQL, giáo viên giỏi đến công tác ở các trường khó khăn, xa trung tâm hiệu quả chưa cao.

Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS của huyện chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng CBQL ở một số trường chưa cao, cơ cấu đội ngũ CBQL chưa hợp lý, nhất là cơ cấu nữ, cán bộ trẻ…Từ thực trạng trên, dẫn đến chất lượng giáo dục THCS trong thời gian qua chưa cao, chưa đạt yêu cầu đề ra. Chính vì vậy, cần có biện pháp quản lý công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Phù Mỹ nhằm đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian đến.

Các biện pháp đề xuất trong luận văn được xây dựng trên cơ sở lý luận về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường và thực trạng quản lý công tác phát triển đội nguc CBQL các trường THCS của huyện Phù Mỹ. Với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh Bình Định và của huyện Phù Mỹ về phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kỳ hội nhập quốc tế, các biện pháp

đề xuất vừa có tính logic, khoa học, mang tính kế thừa và phù hợp với điều kiện thực tế, được Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện, Lãnh đạo UBND các xã, thị trấn, CBQL và giáo viên THCS đồng tình, nhất trí cao.

2. Khuyến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 114 - 122)