Lý luận về quản lý công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 40)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4. Lý luận về quản lý công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý

Trung học cơ sở

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở là nhằm làm cho đội ngũ này đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo chất lượng. Do đó, nội dung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở bao gồm các nội dung cơ bản như sau: Công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý; công tác tạo nguồn, đề bạt, bổ nhiệm; công tác đào tạo, bồi dưỡng; công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý. Nội dung công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở, như sau:

1.4.1. Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở

Xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị, kế cận là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, kịp thời cung cấp đội ngũ cán bộ nối tiếp nhau, gánh vác nhiệm vụ trong suốt chặng đường cách mạng. Trong thời gian qua, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác cán bộ, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định: xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cấp, vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, sáng tạo gắn bó với nhân dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa là chủ trương và chính sách lớn trong nội dung công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước ta. Trong công tác cán bộ, quy hoạch vừa là nội dung, vừa là khâu trọng yếu nhằm đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, có tầm nhìn xa, tính chủ động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của sự nghiệp cách mạng.

Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở nhằm đảm bảo nhu cầu nhân sự, đáp ứng tốt nhiệm vụ đề ra. Xây dựng quy hoạch thông qua việc phân tích, đánh giá các yếu tố: Thực trạng

chung của đội ngũ cán bộ quản lý trường học ở địa phương; số lượng cán bộ quản lý đến tuổi nghỉ hưu theo chế độ, cần bổ sung kịp thời; số lượng cán bộ kế cận đã có và cần phải bổ sung; quy mô, cơ cấu số lượng trường trên địa bàn huyện (tăng, giảm số lượng trường); chủ trương phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương…

Quy hoạch phải đảm bảo đúng mục đích, mục tiêu, có khả thi, đảm bảo yêu cầu, sát hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của từng trường học.

Phù hợp với định hướng chung, đảm bảo tính khách quan, khoa học, hợp lý, thuyết phục và cần công khai cho cán bộ, giáo viên biết để phấn đấu, rèn luyện và đồng tình ủng hộ, tạo môi trường thi đua dạy tốt, học tốt đáp ứng yêu cầu đề ra.

1.4.2. Công tác tạo nguồn, đề bạt và bổ nhiệm đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở

Tạo nguồn cán bộ quản lý giáo dục là việc tuyển chọn, chuẩn bị một nhóm nhân sự có đủ các yêu cầu về phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý nhà trường. Tiến hành xem xét các kỹ năng, uy tín qua công việc được giao và qua sự đánh giá của tập thể sư phạm, cũng như của cấp trên. Ngoài ra, có thể kiểm tra các tham chiếu khác để đánh giá và thẩm định các ứng viên.

Đề bạt, bổ nhiệm cán bộ quản lý giáo dục là hoạt động phản ánh về vị trí, vai trò, trách nhiệm của thành viên đối với nhà trường. Những người có đủ tiêu chuẩn và được sự tín nhiệm của cấp trên, của đồng nghiệp… được đề bạt sẽ tạo điều kiện cho họ phát triển được năng lực, sở trường của mình và trên cương vị mới họ sẽ dẫn dắt nhà trường đạt được những kết quả mới, thành công mới.

Trong sự phát triển ngày nay, việc tạo nguồn cán bộ quản lý tốt và lựa chọn đúng người có tài, đức, có năng lực để đề bạt hiệu trưởng, phó hiệu trưởng không những chỉ đem lại hiệu quả và thành công cho nhà trường mà

còn gián tiếp tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp giáo dục của đất nước.

1.4.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở là bồi dưỡng, cung cấp, rèn luyện thêm năng lực quản lý nhà trường, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ quản lý để họ trở thành những người có năng lực theo những tiêu chuẩn quy định.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều bài viết về công tác cán bộ, đây là một tư tưởng lớn trong sự nghiệp làm cách mạng của Người. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải liên tục, cần mẫn, chu toàn và lâu dài. Người dạy: “Không phải vài ba tháng hoặc vài ba năm mà đào tạo được một cán bộ tốt. Cần phải công tác, đấu tranh, huấn luyện lâu năm mới được” [27, tr.42]. Chính vì thế, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải được thực hiện một cách thường xuyên trong quá trình sử dụng cán bộ.

Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là quan điểm xuyên suốt của quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta, khẳng định vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý trong việc điều hành một hệ thống giáo dục ngày càng phát triển và mở rộng. Đồng thời, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trong quá trình đổi mới giáo dục hiện nay.

1.4.4. Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở

Công tác phát triển đội ngũ CBQL phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá một cách xuyên suốt, bắt đầu từ công tác dự báo, quy hoạch, kế hoạch, cho đến công tác tổ chức thực hiện. Nếu làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá sẽ

góp phần nâng cao chất lượng, đảm bảo về số lượng và cơ cấu đội ngũ CBQL. Công tác đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL là một trong những khâu quan trọng nhất trong công tác quản lý của các cơ quan và các chủ thể quản lý nói chung, về công tác tổ chức cán bộ nói riêng. Thông tư số 14/2018/TT- BGDĐT, ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông, đó là căn cứ để trường THCS triển khai đánh giá đội ngũ CBQL ở từng năm học.

Công tác kiểm tra, đánh giá không những chỉ để biết về thực trạng của đội ngũ CBQL mà còn có khả năng đưa ra các dự báo về tình hình chất lượng của đội ngũ CBQL và đề ra kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL. Kết quả kiểm tra, đánh giá CBQL là cơ sở cho mỗi cá nhân tự điều chỉnh bản thân nhằm thích ứng với nhiệm vụ được giao và đó cũng là căn cứ để tự đánh giá chính bản thân mình, từ đó có kế hoạch học tập, bồi dưỡng, rèn luyện, phấn đấu để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực trong công tác. Do đó, có thể khẳng định: công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL có quan hệ mật thiết với công tác phát triển đội ngũ CBQL nói chung và CBQL trường THCS nói riêng.

1.4.5. Chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở

Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, thực hiện các chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với giáo dục – đào tạo, đặc biệt là chính sách đầu tư, chính sách tiền lương. Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội, trong đó có đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nồng cốt, có vai trò rất quan trọng [12].

Cùng với chính sách chung của Nhà nước, tùy vào điều kiện kinh tế của từng địa phương, ngành giáo dục – đào tạo cần chủ động tham mưu với các

cấp chính quyền để có những chính sách riêng, hỗ trợ cho đội ngũ giáo viên và CBQL nhằm để thu hút đội ngũ nhà giáo có trình độ chuyên cao, năng lực công tác tốt phục vụ cho sự nghiệp phát triển giáo dục toàn diện. Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ nói chung và đối với cán bộ quản lý nói riêng, là một trong những hoạt động quản lý cán bộ, công chức của cơ quan quản lý và của người quản lý đối với một tổ chức. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy: Nơi nào có chất lượng hiệu quả đào tạo phát triển bền vững thì nơi đó môi trường dạy học tốt, có nguồn lực tài chính tốt và có chế độ đãi ngộ tốt. Môi trường tốt thể hiện ở cơ sở vật chất ngày được hoàn thiện, trang thiết bị dạy học ngày càng hiện đại; tài chính tốt là nguồn kinh phí luôn đảm bảo và dồi dào.

Người cán bộ quản lý cần phải có những hiểu biết đúng đắn về hai yếu tố trên và có kỹ năng quản lý đúng pháp luật, đó là một trong những động lực thúc đẩy nâng cao năng lực quản lý đối với CBQL trường THCS.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Giáo dục và Đào tạo hiện nay đang đòi hỏi cần phải có nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng, có trình độ quản lý, chuyên môn cao. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở là hết sức quan trọng và mang tính tất yếu khách quan. Đặc biệt, cán bộ quản lý là người quyết định chất lượng giáo dục và trường Trung học cơ sở chỉ có thể đạt được các mục tiêu giáo dục đề ra khi có một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn giỏi, phẩm chất chính trị tốt, có năng lực và tinh thần trách nhiệm thì sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng theo yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình giáo dục hiện nay mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Để làm rõ cơ sở lý luận về quản lý công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở, đề tài đã nêu và phân tích một số khái niệm

có liên quan như: Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường học, quản lý công tác phát triển đội ngũ cán

bộ quản lý trường học… Đặc biệt, đối với giai đoạn hiện nay thì phải cần căn

cứ vào yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục để phân tích một cách toàn diện, sâu sắc những yếu tố tác động đến công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở.

Cơ sở lý luận trình bày ở chương 1 là tiền đề quan trọng để thực hiện việc khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng quản lý công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục - đào tạo huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

2.1.1. Kinh tế - xã hội huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Phù Mỹ là huyện ven biển của tỉnh Bình Định, có 32 km chiều dài đường bờ biển, dài nhất tỉnh; cách thành phố Quy Nhơn 60 km về phía Bắc; diện tích tự nhiên toàn huyện là 555,92 km2, chiếm 9,1% diện tích cả tỉnh. Địa giới hành chính của huyện: phía Bắc giáp huyện Hoài Nhơn, phía Nam giáp huyện Phù Cát, phía Tây giáp huyện Phù Cát và huyện Hoài Ân, phía Đông giáp biển Đông. Hiện nay, huyện có 19 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 02 thị trấn, với dân số 174.106 người, chiếm 11,4% dân số cả tỉnh, mật độ dân số khoảng 313 người/km2.

Trong những năm gần đây, huyện Phù Mỹ đã chú trọng đến đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật và khoa học công nghệ để phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trong nông nghiệp, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích việc áp dụng công nghệ mới trong đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây tương đối khá và được duy trì bền vững, năm sau cao hơn năm trước, đến năm 2019 tăng trưởng đạt 14,45%, trong đó: lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng tăng 25,2%, lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 9,35% và dịch vụ tăng 21,93%.

Công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm thực hiện, cơ sở vật chất, hạ tầng và trang thiết bị y tế được chú trọng đầu tư,

nâng cấp và đội ngũ cán bộ y tế phát triển với xu hướng nâng cao chất lượng. Công tác y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh luôn được quan tâm. Các loại dịch bệnh nguy hiểm được khống chế, không để tình trạng dịch lớn xảy ra, đến năm 2010 đã có 19/19 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Hệ thống chính trị ngày được củng cố, tăng cường, an ninh chính trị, trật tự xã hội đảm bảo, quốc phòng - an ninh được giữ vững, đời sống nhân dân ngày được cải thiện.

2.1.2. Đặc điểm về giáo dục và đào tạo huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Trong những năm qua, chất lượng giáo dục huyện Phù Mỹ phát triển mạnh mẽ, mạng lưới trường lớp ngày càng mở rộng. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên toàn huyện đến năm học 2018 - 2019 có: 1.970 người, trong đó: 1.562 giáo viên; 157 cán bộ quản lý; 251 nhân viên. Cụ thể: Mầm non có: 382 người, Tiểu học có: 874 người, THCS có: 699 người, Cơ quan Phòng GD-ĐT có: 15 người; số lượng đảng viên trong toàn ngành có 1.470 đồng chí, chiếm tỷ lệ 74,6%. Có 74 đơn vị trường học từ mầm non đến THPT (22 trường Mẫu giáo; 28 trường Tiểu học; 18 trường THCS; 06 trường THPT), có 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục nghề nghiệp, có 19 Trung tâm học tập cộng đồng ở 19 xã, thị trấn. Đến năm học 2018 - 2019, trên địa bàn huyện đã có 54 trường đạt chuẩn Quốc gia. Phong trào “Xã hội học tập”, “Học tập suốt đời” ngày càng có hiệu quả và phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của huyện nhà trong thời gian qua.

Kết quả năm học 2018 - 2019: Về giáo dục mầm non:

Hầu hết các trường mẫu giáo mầm non trong huyện triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT (đã sửa đổi bổ sung), sử dụng Bộ chuẩn PTTE 5 tuổi để hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non; 100% trường thực hiện tốt Kế hoạch 56 của Bộ Giáo dục

và Đào tạo về thực hiện chuyên đề “xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Trong năm, đã huy động trẻ từ 3-5 tuổi đi mẫu giáo được 5.684/8.295 trẻ, đạt tỉ lệ 68,5%, trong đó trẻ 5 tuổi: 2.864/ 2.864 trẻ đạt 100%.

Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ luôn được quan tâm, nhất là các lớp mầm non bán trú. Chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng. Công tác phối hợp giữa nhà trường và các bậc phụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 40)