8. Cấu trúc của luận văn
3.3.2. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường
học cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
3.3.2.1. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp
Thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ CBQL các trường THCS là một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THCS phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện để làm căn cứ quy hoạch đội ngũ CBQL trường THCS đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu.
Xây dựng phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là nhằm phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ CBQL trong tương lai.
Do đó, việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường
THCS gắn với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của sự nghiệp giáo dục huyện Phù Mỹ, có tác dụng tích cực, kích thích sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ giáo viên có năng lực công tác, tâm huyết với nghề. Đồng thời, thúc đẩy CBQL đương chức không ngừng phấn đấu vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục - đào tạo và kinh tế - xã hội của huyện; bảo đảm về sự kế thừa nguồn CBQL cho các trường THCS của huyện trong thời gian đến.
3.3.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
“Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho cán bộ đi vào nề nếp, chủ động đáp ứng tất cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài” [15, tr.51]. Đây là vấn đề cốt lõi của công tác cán bộ nói chung và CBQL trường THCS nói riêng. Do đó, cần phải làm cho công tác quy hoạch cán bộ quản lý thực hiện có nề nếp, kỷ cương, thực hiện theo một trình tự thống nhất, hợp lý theo từng giai đoạn, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch lâu dài về công tác phát triển đội ngũ CBQL.
Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THCS phải đảm bảo khách quan, khoa học, hợp lý về số lượng, cơ cấu, độ tuổi và phải gắn liền với nhiệm vụ chính trị của huyện và yêu cầu phát triển giáo dục - đào tạo. Trên cơ sở yêu cầu của công tác quy hoạch CBQL trường THCS, xác định nhu cầu quy hoạch trong từng thời điểm, giai đoạn, như: Nhu cầu tổng thể về CBQL đối với ngành giáo dục, nhu cầu cụ thể của từng trường, nhu cầu cần thay thế, bổ sung, kế thừa đáp ứng cho sự phát triển. Vì vậy, cần phải có căn cứ khoa học, phải có phương pháp đúng, hiệu quả, hợp lý.
Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THCS gắn với yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo của huyện là quy trình hết sức quan trọng trong công tác kế hoạch hóa đội ngũ CBQL. Nếu làm tốt công tác quy hoạch thì việc sắp xếp, bố trí, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển CBQL được chủ động và đạt kết quả cao, ngăn ngừa được tình trạng chủ quan, cục
bộ, áp đặt trong công tác cán bộ. Do đó, phải đưa công tác quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THCS trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy đảng, bỡi vì việc lựa chọn cán bộ đưa vào diện quy hoạch là khâu vô cùng quan trọng trong công tác cán bộ.
Căn cứ vào yêu cầu, chức danh của từng vị trí cán bộ để lựa chọn các giáo viên nguồn đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn quy định. Việc lựa chọn giáo viên đưa vào diện quy hoạch phải được thực hiện một cách công khai, khách quan, dân chủ, công bằng nhằm để lựa chọn đúng người có đức, có tài, có năng lực quản lý để bổ sung vào nguồn kế cận, dự bị. Đồng thời, quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, giao nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch giúp đỡ, đào tạo, bồi dưỡng.
3.3.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ kế cận là một trong những biện pháp đưa nhà trường phát triển, Bác Hồ đã dạy: “Cất nhắc cán bộ, phải vì công tác, tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái. Như thế, công việc nhất định chạy. Nếu vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang, nhất định không ai phục, mà gây thêm mối lôi thôi trong Đảng. Như thế là có tội
với Đảng, có tội với đồng bào”.
Để có quy hoạch đúng, phải đánh giá đúng đội ngũ và từng cán bộ, giáo viên, muốn vậy cần phải đánh giá một cách khách quan, công tâm, dân chủ, khoa học về hiện tại và tương lai đối với cán bộ, giáo viên. Việc đánh giá không chỉ để khen - chê, mà điều quan trọng là có kế hoạch sử dụng và bồi dưỡng cán bộ, từ đó sẽ có quy hoạch, sắp xếp cán bộ hợp lý.
Cần phải xây dựng kế hoạch, chiến lược lâu dài để làm cơ sở cho công tác quy hoạch cán bộ; mỗi chức danh lãnh đạo phải quy hoạch đảm bảo 3 độ tuổi, nhằm để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ họ phát triển sớm đáp ứng tốt nhiệm vụ được giao.
Phải có kế hoạch kiểm tra định kỳ, đánh giá rút kinh nghiệm nhằm để nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ. Công tác kiểm tra, đánh giá góp phần quan trọng đối với việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, từ đó khắc phục được những hạn chế, bất cập nhằm nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ.