8. Cấu trúc của luận văn
2.4.1. Công tác quy hoạch, tạo nguồn và phát triển đội ngũ cán bộ
các trường Trung học cơ sở của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
Trong những năm qua, công tác quy hoạch, tạo nguồn và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Phù Mỹ tuy được quan tâm thực hiện, nhưng vẫn còn một số cấp ủy trong huyện chưa chú trọng đúng mức. Khi đề bạt, bổ nhiệm CBQL cho trường, UBND huyện giao cho Phòng Nội vụ phối hợp với Phòng GD&ĐT huyện xem xét, giới thiệu nhân sự trình Huyện ủy, UBND huyện xem xét, cho chủ trương. Sau khi có chủ trương của huyện thì Phòng Nội vụ và Phòng GD&ĐT đến trường cần được bổ nhiệm CBQL để tổ chức họp chi bộ, hội đồng sư phạm, lấy phiếu giới thiệu, phiếu tín nhiệm của cán bộ, đảng viên, giáo viên và công nhân viên trong trường. UBND huyện căn cứ kết quả tín nhiệm để làm cơ sở trình cho Ban Thường vụ Huyện ủy xem xét, quyết định và cho ý kiến để Chủ tịch UBND huyện bổ nhiệm. Vì vậy, một số CBQL chưa được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn quản lý, trình độ lý luận chính trị nên khi được đề bạt, bổ nhiệm, cá nhân giáo viên thiếu tự tin trong công tác chỉ đạo, điều hành.
Để đánh giá một cách khách quan, trung thực về thực trạng vấn đề quy hoạch tạo nguồn, quy hoạch và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Phù Mỹ, chúng tôi đã tổng hợp kết quả ý kiến của 10 cán bộ đang công tác tại phòng giáo dục và đào tạo huyện, 38 cán bộ quản lý trường THCS và 180/639 giáo viên THCS của huyện, kết quả như sau:
Bảng 2.15: Đánh giá công tác xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Phù Mỹ
TT Nội dung đánh giá
Tổng số phiếu Mức độ đánh giá của CBQL (Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT, đội ngũ CBQL trường THCS) Mức độ đánh giá của giáo viên các trường
THCS So sánh Tốt Bình thường Chưa tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Điểm TB Xếp vị thứ 3đ 2đ 1đ 3đ 2đ 1đ X 1
Có kế hoạch quy hoạch và phát triển đội ngũ CBQL trường THCS
228 43 5 0 0 58 122 1,66 5
2
Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL nhằm đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ đề ra 228 42 6 0 0 59 121 1,66 5
3
Có xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ, đội ngũ CBQL kế cận
228 44 4 0 11 43 126 1,68 4
4
Kịp thời động viên, khích lệ và có chế độ đãi ngộ để CBQL công tác tốt và nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ. 228 28 20 0 0 60 120 1,60 6
5
Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ của CBQL trường THCS
228 48 0 0 96 65 19 2,54 1
6
Thực hiện việc luân chuyển, điều chuyển CBQL giữa các trường trên địa bàn huyện
228 47 1 0 79 77 24 2,45 2
7
Công tác phát hiện giáo viên có phẩm chất, năng lực làm quản lý, kịp thời giúp đỡ, bồi dưỡng
228 47 1 0 30 99 51 2,11 3
Với kết quả khảo sát từ bảng 2.15 cho thấy, qua 5 năm, từ 2014 đến 2019: Công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ của CBQL trường THCS, được đánh giá có thực hiện nhiều nhất với số điểm trung bình là 2,55,
xếp vị trí thứ nhất; thứ 2 là công tác luân chuyển, điều động CBQL giữa các
trường THCS trong huyện, với điểm trung bình 2,45; thứ 3 là công tác phát
hiện giáo viên có phẩm chất, năng lực làm quản lý, kịp thời giúp đỡ, bồi
dưỡng, với số điểm trung bình 2,12; thứ 4 là công tác xây dựng kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ, đội ngũ CBQL kế cận, với số điểm trung
bình 1,69; thứ 5 là công tác xây dựng kế hoạch quy hoạch và phát triển đội
ngũ CBQL trường THCS và công tác quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra, với
số điểm trung bình 1,65; thứ 6 là công tác động viên, khích lệ và có chế độ đãi
ngộ để CBQL công tác tốt và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, với
số điểm trung bình 1,60.
Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn 2014 - 2019, công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường THCS của huyện chưa được quan tâm đúng mức, còn hạn chế. Một số nội dung cơ bản chưa được quan tâm thực hiện như: công tác xây dựng kế hoạch quy hoạch và phát triển đội ngũ CBQL; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kế cận, trẻ hóa đội ngũ CBQL; công tác động viên, khích lệ và có chế độ đãi ngộ để CBQL công tác
tốt và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa được chú trọng. Do đó,
việc bổ nhiệm CBQL tại chỗ còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là điều động, luân chuyển CBQL, tạo ra tư tưởng, tâm lý không an tâm bám trường, bám lớp, tinh thần trách nhiệm chưa cao, đã tác động đến ý chí phấn đấu của đội ngũ giáo viên trẻ có trình độ, có năng lực tốt.
Nhằm đánh giá khách quan về thực trạng công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, chúng tôi đã tập hợp ý kiến khảo sát về công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ CBQL trường THCS đối với 228 người là cán bộ và chuyên viên phòng GD&ĐT, CBQL và giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện, kết quả thể hiện như sau:
Bảng 2.16: Thực trạng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Phù Mỹ Mức độ đánh giá Đánh giá của CBQL và phòng GD&ĐT
Đánh giá của giáo
viên Đánh giá chung
n= 48 n= 180 n= 228
Số ý kiến % Số ý kiến % Số ý kiến %
Tốt 26 54,2 12 6,6 38 16,7
Bình
thường 22 45,8 46 25,6 68 29,8
Chưa tốt 0 0 122 67,8 122 53,5
Kết quả khảo sát từ bảng 2.16 cho thấy, công tác quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THCS từ năm học 2014 - 2015 đến năm học 2018 - 2019, có 38 ý kiến đánh giá ở mức độ tốt, chiếm tỷ lệ 16,7%; có 68 ý kiến đánh giá ở mức bình thường, chiếm tỷ lệ 29,8% và có 122 ý kiến cho rằng
chưa tốt, chiếm tỷ lệ 53,5%. Từ kết quả trên cho thấy công tác quy hoạch, xây
dựng kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS trong thời gian qua chưa được chú trọng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến chất lượng đội ngũ CBQL chưa cao, cơ cấu chưa hợp lý về độ tuổi, giới tính, thâm niên công tác…