Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và đánh giá nhằm nâng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 106 - 109)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.5. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và đánh giá nhằm nâng

chất lượng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở

3.3.5.1. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Hoạt động thanh tra, kiểm tra trong lãnh đạo, quản lý trường học là nhằm mục đích đánh giá kết quả thực hiện, phát hiện cái mới, phát huy cái tiến bộ, đồng thời, khắc phục những tồn tại, hạn chế. Từ đó, giúp hoạt động quản lý nhà trường phát triển đúng hướng, đúng quỹ đạo, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo. Thanh tra, kiểm tra còn là công cụ sắc bén góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và đó còn là cơ sở để đánh giá, phân loại đội ngũ trường THCS và biểu dương, khen thưởng đúng thực chất, công bằng, hiệu quả.

Thanh tra, kiểm tra đội ngũ CBQL trường THCS nhằm đánh giá đúng năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, kết quả công tác, là cơ sở để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm và thực hiện chế độ chính sách. Đồng thời, ngăn ngừa kịp thời các mặt tồn tại, hạn chế, sai phạm, thúc đẩy các hoạt động quản lý theo hướng tích cực, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ CBQL trường THCS. Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra nắm bắt kịp thời diễn biến tư tưởng, dư luận của đội ngũ CBQL giúp cho cấp lãnh đạo nắm bắt kịp thời những vấn đề mới phát sinh, mới nổi để điều chỉnh, tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL hoạt động có hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc, thúc đẩy đội ngũ CBQL ngày càng tiến bộ, phát triển.

Chính vì vậy, công tác thanh tra, kiểm tra là hoạt động rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng không thể thiếu đối với công tác quản lý, đối với người làm công tác lãnh đạo QLGD: “Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo” [11, tr.122]. Thanh tra, kiểm tra giúp cho cấp lãnh đạo thấy được những ưu điểm, những thuận lợi, khó khăn, tồn tại, hạn chế, bất cập và nguyên nhân, qua đó kịp thời đề ra biện pháp, phương pháp khắc phục một cách có hiệu quả, đúng trọng tâm, trọng điểm.

3.3.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Thanh tra, kiểm tra là một trong những chức năng của lãnh đạo nhà trường, để đánh giá CBQL trường THCS phải căn cứ vào kết quả thanh tra, kiểm tra. Do đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra là biện pháp hữu hiệu nhất để đánh giá đội ngũ CBQL. Qua công tác thanh tra, kiểm tra mới đánh giá đúng phẩm chát đạo đức, năng lực công tác của đội ngũ CBQL, từ đó phát hiện ra người tài, nhân tố mới để sử dụng và trọng dụng, động viên, khích lệ những ưu điểm, hạn chế khuyết điểm của CBQL. Đồng thời, là căn cứ để thực hiện công tác quy hoạch, bổ nhiểm, điều động, luân chuyển và miễn nhiệm CBQL một cách khách quan, chính xác, hiệu quả cao.

Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT, ngày 04/12/2013 của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Chú trọng việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, nội dung phương pháp dạy học, kiểm định chất lượng giáo dục, quy chế tuyển sinh; quản lý và sử dụng nguồn tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; thực hiện chế độ chính sách, nội quy, quy chế thực hiện Điều lệ trường THCS, công tác tổ chức bộ máy, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ, giáo viên và việc ban hành các văn bản quản lý nội bộ.

Để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá trước tiên ngành

giáo dục phải có đội ngũ thanh tra, cộng tác viên thanh tra am hiểu về chuyên môn, về pháp luật, Điều lệ trường và có phẩm chất đạo đức trong sáng. Thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra cho đội ngũ thanh tra. Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra phải đảm bảo đúng quy định, đúng trọng tâm, trọng điểm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất. Đánh giá kết quả thanh tra, kiểm tra phải đảm bảo khách quan, công tâm, trung thực, chính xác nhằm để tạo động lực cho đội ngũ CBQL trường THCS phấn đấu.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra trường THCS, Phòng GD&ĐT huyện, cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ CBQL để họ xác định được mức độ hoàn thành và có nhận thức đúng về vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác chỉ đạo, điều hành, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đồng thời, qua thanh tra, kiểm tra, kịp thời biểu dương những nhân tố điển hình, kiên quyết xử lý nghiêm những sai phạm của CBQL để răn đe, chấn chỉnh và đây cũng là điều kiện để sàng lọc, đào thải những CBQL không đủ phẩm chất, không hoàn thành nhiệm vụ, bổ sung những người có năng lực, có tài vào đội ngũ CBQL.

Sau mỗi đợt thanh tra, kiểm tra trường THCS, phòng GD&ĐT huyện phải có kết luận thanh tra, kiểm tra, trong đó chú trọng chỉ ra những ưu điểm cần phát huy, khuyết điểm cần khắc phục, đề ra biện pháp khắc phục khuyết điểm, thông báo kết quả, thanh tra đến các trường. Từ đó, CBQL căn cứ vào kết luận thanh tra, kiểm tra mà rút ra được những tồn tại, hạn chế, khuyết điểm trong quá trình chỉ đạo, điều hành, đồng thời có biện pháp, giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, khuyết điểm đó, giúp bản thân hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian đến.

Công tác phúc tra sau thanh tra là hoạt động rất cần thiết, vô cùng quan trọng vì có phúc tra mới thấy được những tồn tại, hạn chế, khuyết điểm đã chỉ

ra trong đợt thanh tra, kiểm tra đã được khắc phục chưa, kịp thời chưa, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra.

Do đó, Phòng GD&ĐT huyện cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nhất là việc thanh tra, kiểm tra đột xuất để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ CBQL, đây cũng là giải pháp vô cùng quan trọng đối với việc quản lý công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS của huyện Phù Mỹ.

3.3.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện cần phải xây dựng và triển khai thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra phù hợp với điều kiện thực tế, phù hợp với yêu cầu của ngành.

Kịp thời bổ sung, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo về số lượng, chất lượng. Thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, nêu cao tinh thần trách nhiệm, công tâm, khách quan trong việc thực thi nhiệm vụ.

Xử lý cán bộ vi phạm công tâm, khách quan, hợp tình, hợp lý; đúng người, đúng tội, không bỏ lọt vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)