Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 91 - 95)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước

chính quyền địa phương đối với quản lý công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở

3.3.1.1. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo, giai đoạn 2011- 2020 của Thủ

tướng Chính phủ đã xác định: “Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nâng cao vai trò các tổ chức, đoàn thể chính trị, kinh tế, xã hội trong phát triển giáo dục. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển” [33].

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước và chính quyền địa phương từ huyện đến cơ sở về việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về vai trò, ý nghĩa của việc phát triển giáo dục đào tạo, tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đảm bảo, có hiệu quả quy trình bổ nhiệm CBQL. Đồng thời, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, tuyển chọn và sử dụng CBQL hợp lý, khoa học. Đây là quá trình giúp cho đội ngũ CBQL nâng cao trình độ về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và năng lực quản lý, kỹ năng quản trị trường học, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là một yêu cầu quan trọng, tất yếu, khách quan trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội, của sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo, đây chính là khâu đột phá trong đổi mới giáo dục, là cốt lõi của việc phát triển nguồn nhân lực con người. Nếu không có đội ngũ CBQL giỏi, tốt thì không thể thực hiện có hiệu quả cao các nhiệm vụ đề ra đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển giáo dục nói riêng.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định, đảm bảo cho đội ngũ CBQL trường THCS đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, phù hợp với xu thế phát triển chung: “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều

kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [33]. Do đó, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý,điều hành của Nhà nước và của chính quyền địa phương đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là một nhiệm vụ hết sức cấp thiết, quan trọng.

3.3.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước và của chính quyền địa phương đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Phù Mỹ được thực hiện qua các nội dung như sau:

Các cấp ủy Đảng tiếp tục nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, vai trò lãnh đạo của việc xây quy hoạch, xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường THCS, từ đó tập trung chỉ đạo làm tốt công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ CBQL trường THCS. Tiếp tục quán triệt Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 31/11/2004 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục. Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chính trị tư tưởng, củng cố tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong trường học. Quan tâm phát triển đảng viên mới trong nhà trường, nhất là đội ngũ giáo viên trẻ, làm cơ sở cho công tác phát triển nguồn CBQL trong tương lai.

“Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [5, tr.33]. Đảng lãnh đạo công tác cán bộ, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ thông qua đường lối, củ trương, chính sách, thông qua đội ngũ đảng viên và tổ chức đảng. Do đó, công tác phát triển đội ngũ CBQL

giáo dục nói chung và CBQL trường THCS nói riêng phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương.

Nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục, đổi mới công tác quản lý cán bộ, chú trọng việc quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm. Đồng thời, quan tâm tạo điều kiện cho CBQL được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị đảm bảo theo quy định. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong quá trình quản lý, sử dụng, phát triển đội ngũ CBQL trường THCS một cách có hiệu quả, chất lượng.

Huyện ủy chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện công tác quy hoạch, thường xuyên kiểm tra công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường nói chung và CBQL nói riêng. Xây dựng quy định cụ thể công tác phát triển đội ngũ CBQL như: Tiêu chuẩn công tác quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển CBQL giáo dục. Kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo sơ, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác giáo dục đào tạo; triển khai thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác phát triển đội ngũ CBQL giáo dục. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 64-KH/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Đảng ủy các xã, thị trấn tăng cường phối với với các cơ quan có thẩm quyền thực hiện tốt công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS.

Chi bộ đảng trong nhà trường có trách nhiệm quán triệt, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác phát triển giáo dục, công tác

phát triển đảng viên, công tác phát triển đội ngũ CBQL trong nhà trường có hiệu quả.

Phòng GD&ĐT huyện phối hợp với cơ quan chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện quy trình tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động CBQL đảm bảo theo quy định, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đề ra.

3.3.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Phải nắm vững các chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phát triển giáo dục, công tác phát triển đội ngũ giáo dục, CBQL trường học.

Xây dựng kế hoạch, lộ trình tổ chức thực hiện công tác phát triển giáo dục ở địa phương cụ thể, hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tiễn và đảm bảo theo quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 91 - 95)