Điều kiện làm việc và chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 79 - 86)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.5. Điều kiện làm việc và chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ

lý các trường Trung học cơ sở của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Trong thời gian qua, việc thực hiện chế độ chính sách đối với CBQL các trường THCS được kịp thời, đảm bảo theo quy định như: chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản phụ cấp của CBQL, thi đua khen thưởng,… góp phần ổn định tư tưởng, an tâm công tác.

Điều kiện làm việc của CBQL các trường THCS ngày được cải thiện, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý được đảm bảo theo quy định, như: nhà hiệu bộ, phương tiện làm việc,… được trang bị đầy đủ. Ngoài ra, hằng năm huyện có kế hoạch đầu tư kinh phí để đầu tư, sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị đã hư hỏng, xuống cấp cho trường, như: phòng học, phòng chức năng, đèn chiếu, máy vi tính, hệ thống điện chiếu sáng, phần mềm quản lý,…một cách kịp thời, đã tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ CBQL nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát cho thấy công tác động viên, khích lệ và có chế độ đãi ngộ để CBQL công tác tốt và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa được quan tâm thực hiện, chỉ có 28 ý kiến đánh giá ở mức độ tốt, với số điểm trung bình 1,60 xếp vị trí cuối cùng (bảng 2.15), mức độ hài lòng

của đội ngũ CBQL và giáo viên chưa cao. Quá trình thực hiện các chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBQL trong thời gian qua vẫn còn bất cập, chưa hợp lý, chưa tạo động lực để CBQL nâng cao tinh thần trách nhiệm, như: chưa có chế độ khuyến khích CBQL tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; công tác thi đua khen thưởng còn khống chế theo tỷ lệ, số lượng chỉ tiêu giao, nặng về hình thức, chạy theo thành tích mà chưa chú trọng về hiệu quả, chất lượng thực sự,…do đó chưa tạo động lực để CBQL thực hiện hết khả năng, năng lực công tác, thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Nhìn chung, việc thực hiện các chế độ, chính sách cho CBQL đảm bảo theo quy định, có tác dụng động viên, khuyến khích đội ngũ CBQL các trường THCS trên địa bàn huyện phát huy khả năng, sở trường, nổ lực cống hiến cho ngành, cho địa phương, góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong thời gian đến cần phải có các giải pháp để khắc phục có hiệu quả những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện chế độ, chính sách cho CBQL. Cơ chế chính sách phải phù hợp với điều kiện thực tiễn, không chồng chéo, đồng bộ và nhất quán nhằm để tạo động lực cho CBQL phấn đấu, an tâm công tác, nhất là ở các trường có điều kiện khó khăn, xa trung tâm. Do đó, trong thời gian đến cần phải có những đề xuất nhằm điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các chế độ chính sách để kịp thời động viên, khích lệ tinh thần đối với đội ngũ CBQL. Quan tâm, kịp thời đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị quản lý cho các trường THCS, nhất là các trường có điều kiện khó khăn, xa trung tâm, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý giáo dục.

2.5. Nhận định, đánh giá chung về thực trạng

2.5.1. Ưu điểm

Trong những năm qua, công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Phù Mỹ cơ bản đảm bảo về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Hầu

hết CBQL các trường THCS có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, am hiểu về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm trong quản lý giáo dục. Công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ được thực hiện thường xuyên, định kỳ đã góp phần nâng cao trình độ và năng lực công tác của đội ngũ CBQL, từng bước đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa về chuyên môn của đội ngũ CBQL, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành đề ra và đó cũng là kết quả sự quan tâm của các cấp ủy đảng, sự nổ lực, cố gắng của ngành giáo dục huyện nói chung và của đội ngũ CBQL trường THCS nói riêng.

2.5.2. Hạn chế

Công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định trong thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức, chưa thấy rõ vai trò quan trọng của đội ngũ CBQL trong nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch đội ngũ CBQL thực hiện chưa kịp thời, chưa đảm bảo yêu cầu đề ra. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL chưa kịp thời, chưa có kế hoạch cụ thể, còn chạy theo nhu cầu. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng CBQL còn nặng về lý thuyết, ít thực tiễn, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình giáo dục. Đội ngũ CBQL chỉ được tham gia đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị sau khi bổ nhiệm. Một số chế độ, chính sách chưa hợp lý, chưa tạo động lực cho đội ngũ CBQL trường THCS phát huy hết tinh thần trách nhiệm, năng lực công tác.

Các cấp ủy đảng, chính quyền của huyện chưa quan tâm đúng mức công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả đội ngũ CBQL ở các trường THCS, thực hiện quy trình bổ nhiệm chưa thật sự dân chủ, khách quan, công bằng,…nên chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đến công tác bố trí, điều động, bổ nhiệm CBQL chưa cao. Hiện nay, phần lớn

CBQL các trường THCS có tuổi đời lớn, độ tuổi từ 51 đến 60 chiếm tỷ lệ 57,9% (bảng 2.10), do đó sự năng động, sáng tạo, năng lực quản lý còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đề ra. CBQL là nữ còn ở tỷ lệ thấp 10,5% (bảng 2.10) so với tổng số CBQL trường THCS trên địa bàn huyện. Đại đa số CBQL chưa được đào tạo, bồi dưỡng chính quy về nghiệp vụ quản lý, lý luận chính trị trước khi bổ nhiệm, chủ yếu là được đào tạo tại chức, bồi dưỡng ngắn hạn; việc tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý chưa đảm bảo theo kế hoạch,… bên cạnh đó, vẫn còn có một số CBQL có năng lực chuyên môn chỉ đạt mức yêu cầu, phương pháp chỉ đạo, điều hành còn có mặt hạn chế, dẫn đến chất lượng đội ngũ CBQL chưa cao.

2.5.3. Nguyên nhân

Công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS của huyện Phù Mỹ trong thời gian qua chưa được các cấp lãnh đạo chú trọng, công tác quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL thực hiện chưa thống nhất, đồng bộ và khoa học; trách nhiệm của các ngành có liên quan đến công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS chưa cụ thể, rõ ràng, còn chồng chéo.

Việc đánh giá về thực trạng đội ngũ CBQL trường THCS chưa chính xác, chưa xác định đúng nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong công tác phát triển đội ngũ CBQL nên chưa đề ra giải pháp để nâng cao chất lượng công tác phát triển đội ngũ CBQL.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ CBQL chưa khoa học, chưa đảm bảo theo quy định; vẫn còn tình trạng bổ nhiệm CBQL trường THCS không đúng, không đảm bảo theo quy hoạch nên thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng không đảm bảo kế hoạch. Một số chế độ đãi ngộ cho CBQL tự học, tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa được quan tâm đúng mức.

Việc đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy theo chương trình giáo

dục phổ thông mới, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, quản lý nhà trường chất lượng, hiệu quả chưa cao, do trình độ và năng lực ứng dụng công nghệ thông tin ở một số CBQL lớn tuổi còn thấp. Ngoài ra một bộ phận CBQL chưa phát huy khả năng sáng tạo, tinh thần trách nhiệm trong công tác để nâng cao khả năng chỉ đạo, năng lực điều hành, quản lý, hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Công tác đánh giá, phân loại chất lượng CBQL chưa thật sự khách quan, công bằng vẫn còn tình trạng nể nang, nhất là việc đánh giá CBQL lớn tuổi, có thâm niên công tác nhưng hạn chế về năng lực đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường.

Công tác đầu tư cho giáo dục huyện Phù Mỹ trong thời gian qua được quan tâm thực hiện nhưng vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu đề ra, nhất là việc đầu tư kinh phí chưa kịp thời. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhưng chất lượng chưa đảm bảo, hiệu quả sử dụng thấp,…đã ảnh hưởng đến mức độ hoàn thành của CBQL. Công tác xã hội hóa giáo dục tuy đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng vẫn còn ở mức thấp, chưa tranh thủ, huy động tối đa các nguồn lực và tiềm năng của xã hội.

Ngoài ra, huyện chưa quan tâm đúng mức về chế độ đãi ngộ để thu hút CBQL ở các trường gần trung tâm huyện đến công tác ở các trường có điều kiện khó khăn, xa trung tâm, do đó công tác bố trí, luân chuyển, điều động cán bộ quản lý trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn.

Chính vì vậy, để khắc phục có hiệu quả những tồn tại, hạn chế nêu trên, trong thời gian đến các cấp ủy, chính quyền địa phương cần phải nâng cao nhận thức về công tác phát triển đội ngũ CBQL và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong quản lý công tác phát triển đội ngũ CBQL giáo dục trên địa

bàn huyện nói chung và đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS nói riêng. Chú trọng việc đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL, đề ra giải pháp thực hiện, đồng thời giải quyết kịp thời những hạn chế, bất cập trong công tác phát triển đội ngũ CBQL. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị hợp lý, khoa học, đồng bộ, hiệu quả, đảm bảo tính kế thừa. Đồng thời, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện công tác quản lý phát triển đội ngũ CBQL đảm bảo theo quy định, kịp thời điều chỉnh các hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Từ khái quát tình hình kinh tế - xã hội của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, qua phân tích thực trạng giáo dục THCS và đội ngũ CBQL các trường THCS của huyện, có thể đánh giá trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền của huyện đã chú trọng đến công tác phát triển giáo dục. Chất lượng giáo dục được nâng cao, công tác quy hoạch, tuyển chọn, bố trí và sử dụng đội ngũ CBQL được thực hiện ngày càng có hiệu quả. Đến nay, đội ngũ CBQL các trường của huyện nói chung và đội ngũ CBQL các trường THCS nói riêng đảm bảo về số lượng, cơ cấu, chất lượng ngày càng nâng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của mục tiêu phát triển giáo dục.

Tuy nhiên, công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS của huyện trong những năm qua vẫn còn nhiều bất cập, như: Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL chưa khoa học, đồng bộ; việc bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm CBQL chưa phù hợp với tình hình thực tế; việc đánh giá, nhận xét chưa được khách quan; chế độ đãi ngộ chưa phù hợp,… nhận thức, tinh

thần, thái độ của một số CBQL trong thực hiện nhiệm vụ chưa cao, hiệu quả thấp, chưa phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, chưa tạo gương sáng cho cấp dưới làm theo.

Từ kết quả khảo sát, đánh giá, phân tích những ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định là cơ sở để nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS trong thời gian đến ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 79 - 86)