Mối liên hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 112 - 114)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4. Mối liên hệ giữa các biện pháp

Biện pháp quản lý công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Phù Mỹ, được xây dựng trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc, các chức năng quản lý và thực tiễn của giáo dục - đào tạo của huyện. Mỗi biện pháp có mục tiêu, ý nghĩa, nội dung và cách thức thực hiện khác nhau, nhưng có mối liên hệ chặt chẽ, hữu cơ, đan xen với nhau, có tác động qua lại, bổ sung, hỗ

trợ lẫn nhau; biện pháp này lấy biện pháp kia làm tiền đề, điều kiện để thúc đẩy phát triển. Mối liên hệ biện chứng đó, không những giữa các biện pháp với nhau mà ngay cả trong từng nội dung của mỗi biện pháp và nó sẽ mang lại hiệu quả cao, khi các biện pháp được thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ.

Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và chính quyền địa phương đối với quản lý công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở, là giải pháp bao trùm tất cả. Trường học của chúng ta là trường học xã hội chủ nghĩa, do đó mọi hoạt động của nhà trường không thể tách rời sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Vì vậy, sự phát triển của đội ngũ CBQL trường THCS huyện Phù Mỹ phải thực hiện dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở.

Quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển đội ngũ CBQL luôn đi đôi với việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THCS, gắn với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện. Nếu không dựa vào quy hoạch thì công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, sử dụng không mang lại hiệu quả cao, ngược lại, nếu làm tốt công tác quy hoạch nhưng không có kế hoạch tuyển chọn, bổ nhiệm, sử dụng kịp thời thì công tác quy hoạch không có giá trị, khó phát huy được năng lực, sở trường và sự phấn đấu vươn lên của đội ngũ CBQL trường THCS.

Khi có quy hoạch, tuyển chọn thì phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ CBQL trường THCS đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục hiện nay. Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá nhằm thúc đẩy phát triển đội ngũ CBQL trường THCS. Qua việc thanh tra, kiểm tra mới đánh giá chính xác, khách quan chất lượng đội ngũ CBQL, từ đó có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp. Đồng thời, có kế hoạch xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động cho đội ngũ CBQL trường

THCS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục.

Do đó, việc vận các biện pháp, tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng trường, từng địa phương, từng thời điểm. Các biện pháp quản lý công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cần được sử dụng một cách hợp lý, linh hoạt, khách quan, khoa học, phù hợp với thực tiễn, không nên rập khuôn, cứng nhắc, nguyên tắc, bỡi vì không có biện pháp nào là vạn năng.

Chính vì vậy, để thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS không chỉ riêng của Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Phù Mỹ mà còn có sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, ngành, sự phối hợp của các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở và sự nỗ lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 112 - 114)