Quan điểm và chủ trương phát triển giáo dục và đào tạo của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 86 - 88)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Quan điểm và chủ trương phát triển giáo dục và đào tạo của

Nhà nước

Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, phát huy mọi tiềm năng, lợi thế để phát triển đất nước nhanh, bền vững. Cùng với các lĩnh vực khác, lĩnh vực giáo dục - đào tạo cũng được Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân đặc biệt quan tâm.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã ghi: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” [15, tr.71].

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2011 - 2020, Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định phát triển nhanh, bền vững đất nước. Đổi mới căn bản nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo” [15, tr.39]. “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi

mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” [15, tr.119].

Tại Điều 16, Luật Giáo dục ghi rõ: Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân.

Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục [31, tr.12].

Thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam, giai đoạn 2011 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ, Kết luận số 51-KL/TW, ngày 29/10/2012 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6, khóa XI và Chỉ thị số 02/CT-TTg, ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo”, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã xây dựng chương trình hành động của ngành để thực hiện. Mục tiêu phát triển giáo dục, cụ thể:

Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: Giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập [33]. Mục tiêu giáo dục phổ thông: “Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, đặc biệt chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học. Đến năm 2020, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở bậc tiểu học là 99%, THCS là 95% và 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học

vấn THPT và tương đương, có 70% trẻ em khuyết tật được đi học” [33].

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Chiến lược phát triển giáo dục, giai đoạn 2011 - 2020 đã đề ra 8 giải pháp cần phải tập trung thực hiện tốt, trong đó có giải pháp 1: Đổi mới quản lý giáo dục là giải pháp đột phá; giải pháp 2:

Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là giải pháp then chốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 86 - 88)