Công tác xét chọn, bố trí, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 76 - 78)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.3. Công tác xét chọn, bố trí, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và điều

ngũ cán bộ quản lý các trường Trung học cơ sở của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Để xem xét lựa chọn đội ngũ CBQL các trường THCS đảm bảo yêu cầu, có chất lượng, thì yêu cầu đặt ra cho phòng GD&ĐT phải luôn chú trọng đến công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ, nhất là đội ngũ CBQL. Qua công tác kiểm tra, mới có thể đánh giá giáo viên về phẩm chất đạo đức, sở trường, năng lực chuyên

môn…, từ đó lựa chọn, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm tạo nguồn, phát triển nguồn cán bộ quản lý cho tương lai. Khi công tác tuyển chọn được thực hiện một cách khoa học, dân chủ, khách quan thì khi được bổ nhiệm, họ sẽ phát huy hết năng lực, tinh thần trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Do đó, công tác tuyển chọn, bố trí, bổ nhiệm và sử dụng CBQL các trường THCS huyện Phù Mỹ phải thực hiện đúng quy định, đảm bảo quy trình, đảm bảo các yêu cầu, điều kiện, tiêu chuẩn quy định.

Việc sắp xếp, bố trí, sử dụng CBQL ở một số trường trong thời gian qua vẫn chưa đảm bảo theo quy định, chưa phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đề ra, vẫn còn trường hợp hiệu trưởng, hiệu phó công tác cùng trường, cùng được đào tạo một bộ môn nên dẫn đến trong quá trình chỉ đạo, điều hành công tác chuyên môn giữa các môn tự nhiên và xã hội trong trường chưa đạt yêu cầu, thiếu đồng bộ, gây trở ngại, ảnh hưởng đến chất lượng điều hành, quản lý. Ngoài ra, việc bổ nhiệm CBQL phải đảm bảo theo tiêu chuẩn, quy định nhưng hiện nay vẫn còn nặng về thâm niên công tác, lý lịch chính trị mà chưa chú trọng đến giáo viên có trình độ, năng lực, nên có trường hợp rất giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, tâm huyết với nghề, năng động trong công tác nhưng bị vướng vào lý lịch chính trị nên không thể bổ nhiệm được.

Trong 5 năm qua, Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện chủ yếu tập trung tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện thực hiện việc luân chuyển 8 hiệu phó trường THCS; điều động, bổ nhiệm 9 hiệu trưởng trường THCS. Đồng thời, đề nghị không bổ nhiệm lại 3 hiệu trưởng, 2 hiệu phó không đảm bảo tiêu chuẩn quy định, năng lực công tác yếu. Chỉ đạo cho các trường kịp thời bổ sung 13 giáo viên có trình độ, năng lực công tác, có triển vọng vào quy hoạch CBQL.

Đối với việc bổ nhiệm lại CBQL các trường THCS được thực hiện theo quy định nhiệm kỳ 5 năm. Thực hiện việc luân chuyển đối với hiệu trưởng đã giữ chức vụ đủ 2 nhiệm kỳ ở một trường THCS. Thông qua việc luân chuyển

CBQL các trường THCS cũng nhằm mục đích sắp xếp, bố trí lại cơ cấu lại độ tuổi, trình độ chuyên môn đào tạo của CBQL ở từng trường một cách khoa học, hợp lý. Hiện nay, huyện đã xây dựng quy chế, quy định, chế độ đãi ngộ về việc luân chuyển CBQL các trường THCS nhưng do địa bàn của huyện rộng, đi lại khó khăn, CBQL đa số là lớn tuổi… nên trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 76 - 78)