8. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Đặc điểm về giáo dục và đào tạo huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình
Trong những năm qua, chất lượng giáo dục huyện Phù Mỹ phát triển mạnh mẽ, mạng lưới trường lớp ngày càng mở rộng. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên toàn huyện đến năm học 2018 - 2019 có: 1.970 người, trong đó: 1.562 giáo viên; 157 cán bộ quản lý; 251 nhân viên. Cụ thể: Mầm non có: 382 người, Tiểu học có: 874 người, THCS có: 699 người, Cơ quan Phòng GD-ĐT có: 15 người; số lượng đảng viên trong toàn ngành có 1.470 đồng chí, chiếm tỷ lệ 74,6%. Có 74 đơn vị trường học từ mầm non đến THPT (22 trường Mẫu giáo; 28 trường Tiểu học; 18 trường THCS; 06 trường THPT), có 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục nghề nghiệp, có 19 Trung tâm học tập cộng đồng ở 19 xã, thị trấn. Đến năm học 2018 - 2019, trên địa bàn huyện đã có 54 trường đạt chuẩn Quốc gia. Phong trào “Xã hội học tập”, “Học tập suốt đời” ngày càng có hiệu quả và phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của huyện nhà trong thời gian qua.
Kết quả năm học 2018 - 2019: Về giáo dục mầm non:
Hầu hết các trường mẫu giáo mầm non trong huyện triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT (đã sửa đổi bổ sung), sử dụng Bộ chuẩn PTTE 5 tuổi để hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non; 100% trường thực hiện tốt Kế hoạch 56 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về thực hiện chuyên đề “xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Trong năm, đã huy động trẻ từ 3-5 tuổi đi mẫu giáo được 5.684/8.295 trẻ, đạt tỉ lệ 68,5%, trong đó trẻ 5 tuổi: 2.864/ 2.864 trẻ đạt 100%.
Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ luôn được quan tâm, nhất là các lớp mầm non bán trú. Chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng. Công tác phối hợp giữa nhà trường và các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc, giáo dục và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em ngày càng có hiệu quả.
Về giáo dục phổ thông:
- Kết quả đánh giá, xếp loại học sinh ở bậc tiểu học: Hoàn thành chương trình lớp học: có 13.662/13.704 học sinh, chiếm tỉ lệ 99,7%; chưa hoàn thành: có 42/13.704 học sinh, chiếm tỉ lệ 0,3%. Học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình bậc tiểu học: có 2680/2680 học sinh, đạt tỉ lệ 100%.
- Kết quả đánh giá, xếp loại học sinh ở bậc THCS:
+ Về học lực: Có 1.154/10.290 học sinh giỏi, chiếm tỷ lệ 11,21%; có 4.009/10.290 học sinh Khá, chiếm tỷ lệ 38,96%; có 4.894/10.290 học sinh Trung bình, chiếm tỷ lệ 47,56%; có 204/10.290 học sinh yếu, chiếm tỷ lệ 1,98% và có 31/10.290 học sinh kém, chiếm tỷ lệ 0,3%. Học sinh lớp 9 đủ điều kiện xét tốt nghiệp bậc THCS: 2.367/2.367, tỷ lệ 100%.
+ Về hạnh kiểm: có 7.412/10.290 học sinh xếp loại Tốt, chiếm tỷ lệ 72,03%; xếp loại Khá: 2.575/10.290, chiếm tỷ lệ 25,02%; xếp loại Trung bình: 288/10.290, chiếm tỷ lệ 2,79%; xếp loại Yếu: 15/10.290, chiếm tỷ lệ 0,14%.
- Kết quả đánh giá xếp loại học sinh ở bậc THPT: Có 5.287/5.409 học sinh xếp loại học lực từ Trung bình trở lên, chiếm tỷ lệ 97,76%, trong đó có 225/5.409 học sinh giỏi, chiếm tỷ lệ 6,03%. Có 5.190/5.409 học sinh xếp loại hạnh kiểm Khá trở lên, chiếm tỷ lệ 97,3%. Tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng ở các cấp học ngày càng cao, tỷ lệ học sinh lưu ban thấp, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt: 93,5%, số
lượng học sinh thi đậu vào các trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học ngày càng nhiều, năm sau cao hơn năm trước.
Số lượng giáo viên đảm bảo yêu cầu giảng dạy ở các cấp học, các lớp bán trú, lớp 2 buổi/ngày và các lớp chuyên. Cụ thể: Giáo viên mầm non đạt tỷ lệ 2,0 giáo viên/lớp; giáo viên tiểu học đạt tỷ lệ 1,7 giáo viên/lớp; giáo viên THCS đạt tỷ lệ 2,01 giáo viên/lớp; giáo viên THPT đạt tỷ lệ 2,04 giáo viên/lớp.
Trình độ chuyên môn: Hiện nay, huyện có 100% giáo viên mầm non, tiểu học, THCS đều đạt chuẩn trở lên, trong đó có 1.431/1.562 giáo viên trên chuẩn, chiếm tỷ lệ 91,6%; THPT có 100 % giáo viên đạt chuẩn, trong đó có 51/281 giáo viên trên chuẩn, chiếm tỷ lệ 18,1%.
Về phổ cập giáo dục: Năm 2005, huyện Phù Mỹ đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục THCS năm 2004; đạt chuẩn phổ cập Mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2014.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy học được quan tâm đầu tư, nâng cấp đảm bảo chất lượng. Năm học 2018 - 2019, toàn ngành có 940 phòng học. Trong đó: có 728/940 phòng học kiên cố, chiếm tỷ lệ 77,45%; có 206/940 phòng bán kiên cố, chiếm tỷ lệ 21,91%; phòng học tạm có 6/940 phòng, chiếm tỷ lệ 0,64%. Trong năm học này đã xây mới và đưa vào sử dụng 78 phòng học, 11 phòng làm việc, 11 khu vệ sinh cho giáo viên và học sinh với tổng kinh phí 43,5 tỷ đồng. Ngoài ra, các trường đã huy động kinh phí xã hội hóa để mua sắm, bổ sung trang thiết bị phục vụ dạy học với tổng kinh phí trên 3 tỷ đồng.
Công tác đầu tư xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia được huyện quan tâm thực hiện, đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đến nay, toàn huyện có 54 trường trường đạt chuẩn Quốc gia (Mầm non: 7/20, chiếm tỷ lệ 35%; Tiểu học: 27/28 trường, chiếm tỷ lệ 96,4%; THCS: 17/18, chiếm tỷ lệ:94,4%; THPT: 3/6, chiếm tỷ lệ 50%), nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn
Quốc gia trên địa bàn huyện đạt 72,97%.
Trong những năm qua, giáo dục huyện đã đạt kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng tuy giảm nhưng vẫn còn ở mức cao; các điều kiện phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học chưa đáp ứng kịp thời, chưa đảm bảo yêu cầu; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT tuy cao nhưng chưa vững chắc; cơ sở vật chất nhìn chung tuy đủ về số lượng nhưng về chất lượng chưa thực sự đảm bảo, nhất là ở bậc mầm non, THCS; chất lượng giáo dục có mặt còn hạn chế, chưa phát triển đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.
Nguyên nhân của hạn chế trên trên là do nhận thức của một bộ phận nhân dân, nhất là nhân dân ở vùng bãi ngang ven biển đối với công tác giáo dục - đào tạo nên chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình. Một số giáo viên, cán bộ quản lý không theo kịp với yêu cầu phát triển của giáo dục, chưa thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất quá lớn, trong khi đó điều kiện kinh tế của địa phương chưa đáp ứng đủ, công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực cho giáo dục còn mặt hạn chế nên đã ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng toàn diện và công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia. Một số cấp ủy, địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục.