Thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 71)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung

học cơ sở của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

học cơ sở của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Trong những năm qua, công tác quy hoạch, tạo nguồn và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Phù Mỹ tuy được quan tâm thực hiện, nhưng vẫn còn một số cấp ủy trong huyện chưa chú trọng đúng mức. Khi đề bạt, bổ nhiệm CBQL cho trường, UBND huyện giao cho Phòng Nội vụ phối hợp với Phòng GD&ĐT huyện xem xét, giới thiệu nhân sự trình Huyện ủy, UBND huyện xem xét, cho chủ trương. Sau khi có chủ trương của huyện thì Phòng Nội vụ và Phòng GD&ĐT đến trường cần được bổ nhiệm CBQL để tổ chức họp chi bộ, hội đồng sư phạm, lấy phiếu giới thiệu, phiếu tín nhiệm của cán bộ, đảng viên, giáo viên và công nhân viên trong trường. UBND huyện căn cứ kết quả tín nhiệm để làm cơ sở trình cho Ban Thường vụ Huyện ủy xem xét, quyết định và cho ý kiến để Chủ tịch UBND huyện bổ nhiệm. Vì vậy, một số CBQL chưa được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn quản lý, trình độ lý luận chính trị nên khi được đề bạt, bổ nhiệm, cá nhân giáo viên thiếu tự tin trong công tác chỉ đạo, điều hành.

Để đánh giá một cách khách quan, trung thực về thực trạng vấn đề quy hoạch tạo nguồn, quy hoạch và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Phù Mỹ, chúng tôi đã tổng hợp kết quả ý kiến của 10 cán bộ đang công tác tại phòng giáo dục và đào tạo huyện, 38 cán bộ quản lý trường THCS và 180/639 giáo viên THCS của huyện, kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 71)