Công tác kiểm tra, thanh tra và đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 78 - 79)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.4. Công tác kiểm tra, thanh tra và đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý

trường Trung học cơ sở của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Đánh giá là một trong những chức năng của công tác thanh tra, kiểm tra, đó là một trong những chức năng cơ bản của hoạt động quản lý và có thể nói: không có kiểm tra thì không có hoạt động quản lý. Kiểm tra, đánh giá trong quản lý là nhằm mục đích phát hiện những tồn tại, hạn chế, khuyết điểm giúp cho đối tượng được kiểm tra kịp thời khắc phục, điều chỉnh, bổ sung, hạn chế vi phạm, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý giáo dục, đồng thời giữ vững kỷ luật, kỷ cương trong môi trường giáo dục.

Việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra toàn diện các trường THCS trong thời gian qua được thực hiện đảm bảo theo quy định, kế hoạch đề ra, đã đánh giá toàn diện, thực chất về các mặt hoạt động của nhà trường. Thông qua việc đánh giá về thực hiện quy chế chuyên môn, năng lực sư phạm và hiệu quả dạy học của giáo viên để kịp thời điều chỉnh hoạt động chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường ngày càng có hiệu quả. Ngoài ra, kết quả kiểm tra, thanh tra cũng là cơ sở giúp các cấp lãnh đạo đánh giá một cách khách quan, công bằng về phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL, của giáo viên và đó cũng là cơ sở để thực hiện công tác quy hoạch, phát hiện nguồn, từ đó xây dựng kế hoạch giúp đỡ, đào tạo, bồi dưỡng,… phục vụ cho công tác đề bạt, bổ nhiệm.

Tuy nhiên, công tác kiểm tra, thanh tra trong thời gian qua vẫn còn một

số hạn chế cần khắc phục như: Các tiêu chí thanh tra về CBQL còn nặng về định tính, nhẹ về định lượng, không cụ thể, rõ ràng, khó đánh giá và trong quá trình đánh giá vẫn chưa thật sự khách quan; các cuộc thanh tra toàn diện đa số là có kế hoạch trước, được thông báo trước nên đối tượng được thanh tra có sự chuẩn bị, chủ động đối phó; năng lực của một bộ phận CBQL còn hạn chế nhưng khi đánh giá còn có sự nể nang,… Do đó, không thể đánh giá chính xác được thực trạng nên hiệu quả trong công tác điều động, bổ nhiệm CBQL chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 78 - 79)