8. Cấu trúc của luận văn
2.3.2. Cơ cấu về giới tính và độ tuổi đội ngũ cán bộ quản lý trường
học cơ sở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
Bảng 2.10: Cơ cấu đội ngũ CBQL các trường THCS từ năm 2014 – 2019
Năm học Tổng số Nữ Độ tuổi Từ 31 đến 40 Từ 41 đến 50 Từ 51 đến 60 SL % SL % SL % SL % 2014 – 2015 39 4 10,3 0 0 13 33,3 26 66,7 2015 – 2016 39 3 7,7 0 0 12 30,8 27 60,2 2016 – 2017 40 5 12,5 0 0 14 35 26 65 2017 – 2018 40 4 10 1 2,5 14 35 25 62,5 2018 - 2019 38 4 10,5 2 5,3 14 36,8 22 57,9
Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Phù Mỹ
Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng 2.10 cho thấy: Sự mất cân đối về giới trong đội ngũ CBQL giữa nam và nữ ở các năm học. Số lượng CBQL là nữ ở năm học 2018 - 2019 có 4 người, chiếm tỷ lệ 10,5%, số lượng CBQL là nam có 34 người, chiếm tỷ lệ 89,5%. Qua số liệu trên cho thấy sự mất cân đối trong tỷ lệ nữ trong đội ngũ CBQL, mặc dù là tỷ lệ nữ giáo viên THCS trong toàn ngành là rất cao (54,3%). Do đó, đây cũng là vấn đề mà các cấp ủy, chính quyền trong huyện cần phải quan tâm nghiên cứu, xem xét trong thời gian đến đối với công tác quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ quản lý ở các
trường THCS nhằm để nâng cao tỷ lệ cán bộ quản lý là nữ.
Về độ tuổi của CBQL trường THCS huyện Phù Mỹ hiện nay là rất cao, tuổi từ 41 trở lên chiếm tỷ lệ 94,7%. Trong những năm qua, công tác đề bạt, bổ nhiệm CBQL ở độ tuổi 40 trở xuống còn rất ít: 2/38 người (chiếm tỷ lệ 5,3%), số lượng CBQL có độ tuổi từ 51 trở lên khá nhiều: 22/38 người (chiếm tỷ lệ 57,9%), qua đây cho thấy các cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đến việc trẻ hóa đội ngũ CBQL ở các trường THCS.
Qua số liệu khảo sát, thu thập thấy rằng: Đội ngũ CBQL đa số có tuổi đời cao, thâm niên công tác quản lý lâu năm, có bề dày kinh nghiệm, đó là điều kiện tốt cho công tác quản lý nhà trường. Tuy nhiên, từ sau năm 2020 trở đi có nhiều CBQL đúng tuổi nghỉ hưu, sẽ làm biến động đội ngũ CBQL và có tác động làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục các trường THCS. Do đó, công tác phát triển đội ngũ CBQL trong thời gian đến cần phải có kế hoạch, lộ trình cụ thể, phù hợp với yêu cầu đề ra, đảm bảo nguồn nhân sự kế cận phục vụ tốt cho công tác đề bạt, bổ nhiệm CBQL trường THCS sau này.
Bảng 2.11: Thâm niên của CBQL trường THCS đến năm học 2018 - 2019
Năm học
Thâm niên quản lý
Từ 1 – 5 năm Từ 6 – 9 năm 10 năm trở lên
SL % SL % SL % 2014 - 2015 5 12,8 17 43,6 17 43,6 2015 - 2016 5 12,8 16 41 18 46,2 2016 - 2017 4 10 17 42,5 19 47,5 2017 - 2018 3 7,5 16 40 21 52,5 2018 - 2019 2 5,3 14 36,8 22 57,9
Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Phù Mỹ
Qua bảng 2.10 cho thấy, tuổi đời của CBQL trường THCS huyện Phù Mỹ ở độ tuổi dưới 41 có 2/38 người, chiếm tỷ lệ 5,3%; độ tuổi từ 41 đến 50 tuổi có 14/38 người, chiếm tỷ lệ 36,8% và tuổi từ 51 trở lên có 22/38, chiếm tỷ lệ 57,9%.
Từ số liệu của bảng 2.11 cho thấy, đa số CBQL có thâm niên công tác
quản lý dưới 6 năm ở độ tuổi dưới 41, có thâm niên công tác dưới 10 năm ở độ tuổi từ 41 đến 50 tuổi và có thâm niên công tác trên 10 năm ở độ tuổi trên 50. Điều này cho thấy, đội ngũ CBQL có sự kế thừa giữa các độ tuổi. Tuy nhiên, CBQL trẻ có thâm niên quản lý dưới 6 năm chiếm tỷ lệ thấp (5,3%), CBQL lớn tuổi có thâm niên công tác cao chiếm tỷ lệ lớn (57,9%). Đây cũng là vấn đề bất cập trong công tác quản lý, thực tiễn cho thấy CBQL trẻ thì có tính sáng tạo, năng động, linh hoạt, nhạy bén cao nhưng lại thiếu kinh nghiệm, trong khi đó CBQL lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm nhưng thiếu linh động, nhạy bén, bảo thủ. Vì vậy, cần phải rà soát, bố trí, sắp xếp lại đối với những CBQL có tuổi cao, hạn chế về năng lực. Đồng thời, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng những giáo viên trẻ có phẩm chất chính trị tốt, nhiệt tình trong công tác, có năng lực chuyên môn cao, tâm huyết với nghề và có năng lực quản lý để đưa vào quy hoạch, bố trí đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, trình độ lý luận chính trị nhằm để bổ sung, thay thế kịp thời CBQL các trường THCS của huyện, đáp ứng yêu cầu đề ra.