Tổ chức thực hiện chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 31 - 34)

9. Cấu trúc luận văn

1.4. Chức năng quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở trường

1.4.2. Tổ chức thực hiện chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở các trường

1.4.2.1. Tổ chức ăn cho trẻ

Trẻ đến trường MN với các độ tuổi khác nhau, nhu cầu ăn uống dinh dưỡng và nhu cầu năng lượng cần cho các hoạt động và phát triển của cơ thể không giống nhau, nên nhà trường cho trẻ ăn phù hợp với từng độ tuổi. Trong thời gian ở nhà trẻ, trẻ cần được ăn tối thiểu 2 bữa chính và 1 bữa phụ, chiếm 50-55% nhu cầu năng lượng cả ngày của trẻ. Tùy vào lứa tuổi cụ thể mà tổ chức bữa ăn cho trẻ phù hợp với chế độ ăn, ngủ, chơi tập cho trẻ. Ăn uống đối với trẻ em không chỉ cốt no, mà thông qua ăn uống trẻ thỏa mãn nhu cầu giao lưu tình cảm với mọi người xung quanh, mở mang hiểu biết về thế giới xung quanh. Để tăng cường sức khỏe, phát triển thể chất và mang lại niềm vui cho trẻ trong khi ăn uống cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

Thức ăn, đồ uống phải đảm bảo vệ sinh, đủ chất dinh dưỡng: protit, lipit, tinh bột và chất khoáng,... phù hợp nhu cầu độ tuổi, không ép trẻ ăn vượt quá nhu cầu dinh dưỡng mà trẻ cần. Cần cho trẻ ăn uống hợp lý, đúng giờ, khơng khí thoải mái, vui vẻ, tạo cảm giác ngon miệng và mong muốn được ăn khi đến bữa. Đồng thời, phải tập cho trẻ ăn thức ăn đa dạng về khẩu phần ăn và các chất dinh dưỡng nhằm tăng cường sức khỏe cho trẻ. Quá trình tổ chức ăn uống và những yêu cầu cơ bản khi cho trẻ ăn uống. GV phải chăm sóc tốt bữa ăn của trẻ, đảm bảo cho trẻ được ăn đúng giờ, hình thành nề nếp, thói quen tốt trong ăn uống, động viên trẻ ăn hết tiêu chuẩn. Thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe, sự phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lí.

1.4.2.2. Tổ chức giờ ngủ cho trẻ

Giấc ngủ tạo sự thăng bằng giữa hoạt động và nghỉ ngơi, giúp cơ bắp và thần kinh được phục hồi sau những vận động trước đó. Trẻ càng lớn thời thời gian tập trung làm việc, hoạt động dài hơn so với nhỏ. Do đó, thời gian tổ chức giờ ngủ đối với trẻ mẫu giáo chậm hơn so với trẻ nhà trẻ. Tổ chức giờ ngủ cho trẻ bao gồm công việc chuẩn bị trước khi trẻ ngủ, theo dõi trẻ ngủ và chăm sóc sau khi trẻ thức dậy. Những yêu cầu khi tổ chức giờ ngủ cho trẻ: Khi tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày cần đến lứa tuổi mà cịn tính đến đặc điểm cá nhân của trẻ: trạng thái sức khỏe, kiểu thần kinh, trẻ yếu cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Nên cho trẻ ngủ và thức dậy theo nhóm mà khơng nên làm đồng loạt. Đối với trẻ mẫu giáo nên rèn cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ và tự thức dậy sau khi ngủ được 45 – 60 phút. Nhà trường cần phối hợp với phụ huynh để tổ chức giấc ngủ cho trẻ tại nhà. Khơng cho trẻ uống loại thức uống có chất kích thích, khơng kể những câu chuyện gây cho trẻ cảm giác sợ hãi, xem truyền hình quá nhiều và cho trẻ ngủ đúng giờ trong trạng thái yên tĩnh.

1.4.2.3. Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ

Vệ sinh cá nhân là tổng hợp các biện pháp nhằm bảo vệ và củng cố sức khỏe cho trẻ. Chăm sóc vệ sinh đúng đắn có nghĩa to lớn trong việc phát triển bình thường cơ thể trẻ, thường xuyên dạy trẻ những hoạt động hàng ngày có thể tạo cho trẻ thói quen tốt trong cuộc sống. Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ bao gồm tổ chức cho trẻ vệ sinh rửa tay, lau mặt, tổ chức cho trẻ vệ sinh sau khi đi vệ sinh, giám sát và hướng dẫn trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân rửa tay, lau mặt, vệ sinh sau khi vệ sinh.

1.4.2.4. Giáo dục thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ

Trong quá trình tổ chức nội dung CS, ND trẻ ở các trường MN, GV, NV cần gắn với giáo dục thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ: văn minh trong ăn uống, sinh hoạt thông qua hành vi ứng xử với người lớn, bạn bè. Muốn tạo

được thói quen cho trẻ khơng chỉ một hay hay ngày mà làm được, mà phải duy trì nhắc nhở thường xuyên. Các cô cần phải thống nhất nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục. Khơng nên nhân nhượng, buông lỏng đối với trẻ, nhưng cũng không nên dọa nạt khiến trẻ sợ hãi. Phải giảng để trẻ hiểu được việc trẻ làm và tạo điều kiện trẻ thực hiện thường xuyên tạo thành thói quen.

Phương pháp, hình thức GD dinh dưỡng, sức khỏe, vệ sinh cá nhân và an toàn cho trẻ được thể hiện qua sự gương mẫu của người lớn, do trẻ hay bắc chước hành vi, lời nói của người lớn, vì vậy muốn GD trẻ điều gì, người lớn phải làm trước, phải gương mẫu để trẻ noi theo. GD dinh dưỡng, sức khỏe, vệ sinh cá nhân và an toàn cho trẻ phải được lồng ghép với mọi hoạt động của trẻ thông qua các bài thơ, bài hát, câu chuyện dễ nhớ.

1.4.2.5. Chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ (thể chất và tinh thần)

Chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn thể chất và tinh thần) bao gồm: khám sức khỏe định kỳ; theo dõi, đánh giá sự phát triển của cân nặng, chiều cao theo lứa tuổi, đo cân nặng, chiều cao được thực hiện định kỳ hằng tháng đối với trẻ nhà trẻ, trẻ SDD, trẻ dư cân, béo phì và theo quý đối với trẻ mẫu giáo. Sau khi cân, đo các chỉ số được vẽ và đánh giá sự phát triển cân nặng, chiều cao qua biểu tăng trưởng theo giới nam, nữ. Phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì. Phịng tránh các bệnh thường gặp. Theo dõi lịch tim chủng mở rộng. Bảo vệ an tồn và phịng tránh một số tai nạn thường gặp.

1.4.2.6. Thực hiện vệ sinh môi trường, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ

Chế độ vệ sinh là vấn đề quan trọng trong trường MN, nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sức khỏe của trẻ, sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ, đảm bảo tốt việc phòng bệnh, phòng dịch ngăn ngừa những tác nhân gây bệnh. Bởi vậy, trường MN cần lập ra chế độ vệ sinh thường kỳ và yêu cầu GV, NV nghiêm túc thực hiện chế độ này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)