Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động nuô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 60 - 63)

9. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động nuô

dưỡng và chăm sóc trẻ

Lập kế hoạch, tuy quan trọng nhưng chỉ là khâu đầu tiên của quá trình quản lý bằng kế hoạch. Muốn kế hoạch trở thành hiện thực, mục tiêu trở thành kết quả thì việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch có ý nghĩa quyết định. Đây cũng là khâu tạo ra hiệu quả thực sự của hoạt động quản lý.

Bảng 2.12: Đánh giá thực trạng tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động CS, ND trẻ ở trường mầm non TT Nội dung CBQL, GV, NV (N = 168) Mức độ thực hiện CBQL, GV, NV (N = 168) Kết quả thực hiện ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH

1 Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch một cách đồng bộ, thống nhất giữa các bộ phận.

2,93 0,95 7 3,38 0,77 3

2 Tổ chức, chỉ đạo giám sát việc xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn và quá trình thực hiện đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ.

3,32 0,94 1 3,56 0,67 1

3 Tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh mức tiền ăn cho trẻ một cách hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo khuyến nghị.

3,11 0,91 5 3,26 0,79 5

sinh môi trường xung quanh và thực hiện các hoạt động khác về y tế trường học 5 Tổ chức, xây dựng nề nếp sinh hoạt hàng

ngày của trẻ theo đúng độ tuổi 3,15 0,93 4 3,53 0,68 2 6 Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các loại sổ

sách chăm sóc, ni dưỡng trẻ phải được cập nhật thông tin kịp thời, đúng nguyên tắc

3,06 0,95 6 3,05 0,92 6

7 Tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 2 lần/năm đối với trẻ, ít nhất 1 lần/năm đối với CBQL, GV, NV

3,29 0,89 2 2,93 0,86 7

8 Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ và

CBQL, GV, NV 2,81 0,94 9 3,35 0,66 4 9 Tổ chức các hội nghị, giao lưu giữa nhà

trường, gia đình và cộng đồng để phối hợp các lực lượng trong nâng cao chất lượng CS, ND trẻ

2,90 0,94 8 3,26 0,74 5

Qua bảng thống kê 2.12, chúng tôi nhận thấy đa số CBQL, GV, NV đánh giá cao về công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động CS, ND trẻ, ĐTB của các tiêu chí đều ở mức độ khá. Nhìn chung, các nội dung về công tác này thực hiện ở mức thường xuyên và kết quả thực hiện khá, có nội dung “Tổ chức, chỉ đạo giám sát việc xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn và quá trình thực hiện đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ. X= 3,32, và “Tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 2 lần/năm đối với trẻ, ít nhất 1 lần/năm đối với CBQL, GV, NV” đánh giá thực hiện rất thường xuyên và kết quả tốt.

Kết quả khảo sát cho thấy công tác tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch chưa đảm bảo sự đồng bộ thống nhất giữa các bộ phận (nội dung 1, X= 2,93). Thực tế tại các trường MN tư thục, có tình trạng chồng chéo cơng việc với chưa thực sự rõ ràng giữa các bộ phận nên rất cần tổ chức, chỉ đạo thực hiện công việc rõ ràng giữa các bộ phận, nhằm có sự đồng bộ và thống nhất

hơn; Dựa trên cơ sở kế đó BGH làm tốt công tác tổ chức, chỉ đạo giám sát việc xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn và quá trình thực hiện đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ. Có tìm hiểu về khẩu phần ăn và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ đảm bảo cung cấp năng lượng theo nhu cầu cơ thể, các dinh dưỡng đảm bảo tỷ lệ cân đối và hợp lý. Đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu cơ thể. Các tiêu chí đạt mức khá cận trung bình nên cơng tác tổ chức chỉ đạo cần sâu sát hơn.

Nội dung “Tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh mức tiền ăn cho trẻ một cách hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo khuyến nghị”, đây là vấn đề mà tập thể CBQL các trường phải chú ý tính tốn thỏa thuận về kinh phí phần ăn của trẻ. Khẩu phần ăn hợp lý, cân đối đủ lượng và chất, GV chăm sóc trẻ ăn hết xuất chắc chắn trẻ được đảm bảo dinh dưỡng và năng lượng trong ngày khi ở trường. PH thường theo dõi thực đơn của trường, quan tâm con ăn được bao nhiêu, con ăn có ngon miệng hay khơng, thực đơn đa dạng thế nào. Chương trình phần mềm Gokids dinh dưỡng tính khẩu phần dinh dưỡng đủ chất đủ lượng được Sở giáo dục Bình Định chỉ đạo các trường MN trong thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định được các trường MN bắt đầu áp dụng.

Nội dung “Tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 2 lần/năm đối với trẻ, ít nhất 1 lần/năm đối với CBQL, GV, NV”, trẻ khám sức khỏe và được theo dõi tình trạng sức khỏe, theo Thơng tư 13/BYT, ngày 12/05/2016. Vấn đề này nhà trường thường thực hiện tốt đã làm cho phụ huynh yên tâm, PHHS được năm đầy đủ thơng tin về tình trạng sức khỏe trẻ ngay đầu năm học. Trẻ SDD, thừa cân béo phì được nhà trường cung cấp thông tin đầy đủ đến gia đình, nên PH rất quan tâm.

Mặc khác, nhà trường báo cáo đến PH hàng tháng về chỉ số cân đo của trẻ, chế độ bồi dưỡng cho trẻ SDD, tăng lượng vận động hàng ngày đã làm cho PH quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên trong thực tế về nề nếp để nhà trường

thực hiện chương trình chống SDD, thực hiện kế hoạch thừa cân béo phì cho trẻ cịn hạn chế: PH phối hợp chưa tốt, chưa đảm bảo giờ giấc đưa đón trẻ theo nội quy của nhà trường, còn thường xuyên đưa trẻ đến trường trễ chưa tạo thuận lợi để trẻ tham gia thực hiện bài thể dục sáng, làm hạn chế thời gian trẻ vận động mạnh trước giờ ăn sáng cùng cơ giáo, chưa chăm sóc trẻ SDD tại nhà, để trẻ ngủ chưa đủ giấc ăn không đúng bữa trong những ngày nghỉ học, chưa nắm được kiến thức khoa học dạy con. Đây là điểm mà các CBQL, GV, PH cần quan tâm phối hợp khắc phục.

Để khắc phục hạn chế trong công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong CS, ND trẻ một cách tồn diện, nhà trường cần có những biện pháp tuyên truyền bằng nhiều hình thức, chọn lọc nội dung, lập kế hoạch và phân công cụ thể để để công tác tuyên truyền đật hiệu quả giúp phụ huynh thấy được tầm quan trọng của CS, ND trẻ, từ đó nhà trường làm tốt cơng tác quản lý chương trình CS, ND trẻ, giúp trẻ phát triển hài hòa đúng lứa tuổi.

Ngồi ra trong cơng tác tổ chức, chỉ đạo cần linh hoạt, đa dạng các hình thức và phù hợp từng đối tượng. Qua khảo sát thực tế cho thấy, Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn, cũng đã có những chỉ đạo các trường trong thực hiện chương trình GDMN. Ban giám hiệu các trường MN cần thực hiện tốt chỉ đạo của cấp trên và có các biện pháp đột phá nhằm nâng cao chất lượng CS, ND trẻ của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)