Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động CS, ND trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 58 - 60)

9. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động CS, ND trẻ

Lập kế hoạch công việc được xem là một công cụ quản lý và là thành phần cơ bản của một chu trình quản lý. Cơ sở giáo dục nói chung và trường MN nói riêng muốn tồn tại, hoạt động và phát triển phải xây dựng được trình tự làm việc, sắp xếp, phân chia, hoạch định được các khoảng thời gian thực hiện công việc. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động CS, ND trẻ tại các trường MN thành phố Quy Nhơn hiện nay:

Bảng 2.11: Đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động CS, ND trẻ ở trường MN TT Nội dung CBQL, GV, NV (N = 168) PHHS (N = 144) ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH

1 Xây dựng chi tiết hàng năm, hàng

tháng đối với hoạt động CS, ND trẻ 3,67 0,67 1 3,50 0,78 1 2 Xây dựng mục tiêu CS, ND trẻ theo

thời gian hàng quý, hàng tháng, tuần 3,44 0,87 3 3,03 0,89 5 3 Xây dựng nội dung CS, ND theo độ

tuổi 3,41 0,82 4 3,16 0,71 3

4 Xây dựng hình thức, phương pháp CS,

ND trẻ phù hợp với thực tế 3,13 0,92 5 3,17 0,85 2 5 Xác định các nguồn lực tham gia vào 2,93 0,93 8 3,17 0,78 2

hoạt động CS, ND trẻ

6 Thực hiện rà soát, điều chỉnh kế hoạch

CS, ND trẻ cho phù hợp với thực tế 3,06 0,98 7 3,09 0,78 4 7 Xây dựng kế hoạch chăm sóc riêng

cho trẻ SDD, thừa cân - béo phì 3,08 0,92 6 3,03 0,76 5 8 Xây dựng chương trình hành động cụ

thể theo thời gian 2,74 0,92 9 2,97 0,87 6 9 Xây dựng kế hoạch phòng chống các

bệnh dịch xảy ra trong trường 3,58 0,76 2 3,17 0,82 2 Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.11 chúng tôi nhận thấy, nội dung 1,2,3,9 (X= 3,41 - 3,67) đạt mức cao trong nội dung khảo sát điều này cho thấy việc xây dựng kế hoạch chi tiết hàng năm, hàng tháng đối với hoạt động CS, ND trẻ; Xây dựng mục tiêu CS, ND trẻ theo thời gian hàng quý, hàng tháng, tuần hoạt động CS, ND; Xây dựng kế hoạch phòng chống các bệnh dịch xảy ra trong trường có nội dung trẻ phù hợp với thực tế và mang lại hiệu quả cao.

Nhưng các nội dung 4, 5, 6, 7, 8: Xây dựng hình thức, phương pháp CS, ND trẻ phù hợp với thực tế; Xác định các nguồn lực tham gia vào hoạt động CS, ND trẻ, xây dựng kế hoạch chăm sóc riêng cho trẻ SDD - thừa cân - béo phì; Xây dựng chương trình hành động cụ thể theo thời gian chỉ nằm trong mức (X= 2,74 - 3,13), thực hiện thường xuyên.

Từ kết quả khảo sát cho thấy việc lập kế hoạch đã được thực hiện thường xuyên nhưng chưa có những giải pháp thực hiện, chỉ đạo cụ thể cho các bộ phận trong trường và chưa lập kế hoạch chi tiết cho hoạt động này.

Kết quả phỏng vấn một số CBQL, GV, NV cũng có nhiều ý kiến cho rằng, cơng việc này chưa thật thống nhất và cụ thể nên hiệu quả chỉ ở mức khá. Đặc biệt trong các trường tư thục kế hoạch còn chồng chéo phân cơng nhiệm chung chung. Cần có biện pháp cải thiện để việc xây dựng kế hoạch

được thiết thực, sát với thực tế của trường để thực hiện tốt mục tiêu đề ra. Kế hoạch hóa là một cơng việc hết sức quan trọng với việc thực hiện mục tiêu GDMN. Qua khảo sát ở bảng 2.11 cho thấy, việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch hoạt động CS, ND trẻ của các trường MN hiện đang duy trì mức độ thường xuyên, nhưng so với các tiêu chí đề ra, hiệu quả chưa thật tốt. Đây là một trong những hạn chế về năng lực kế hoạch hóa của nhà trường. Để khắc phục tình trạng này, cần phải có sự đầu tư nghiên cứu, xác lập biện pháp khắc phục, cải thiện chất lượng của hoạt động CS, ND trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)