Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 69)

9. Cấu trúc luận văn

2.5.3. Nguyên nhân của thực trạng

Thực hiện Nghị quyết số 23/2018/NQ-HĐND ngày 19/7/2018 tỉnh Bình Định về việc sửa đổi bổ sung Nghị quyết số 09/2013/NQ-HĐND ngày 26/7/2013 về sửa đổi bổ sung một số nội dung của đề án chuyển đổi các trường MN bán công, dân lập sang trường MN công lập và công lập theo cơ chế tự chủ về tài chính theo lộ trình, toàn tỉnh có 13 trường trong đó thành phố Quy Nhơn có 05 trường (MN Quy Nhơn, MN 2/9, MN Phong Lan, MN

Hoa Sen, Mẫu giáo Hương Sen). Trong khi đó CSVC của các trường MN này còn nhiều thiếu thốn. Do trường có tuổi đời khá lớn (từ 20 năm đến 30 năm) nên CSVC, trang thiết bị xuống cấp, chưa được đầu tư, tiếp cận kịp với những quy định quản lý theo yêu cầu mới hiện nay của ngành học MN.

Trong những năm gần đây, UBND Thành phố Quy Nhơn đã có sự quan tâm, đầu tư xây dựng và nâng cấp các trường MN, tuy nhiên quỹ đất còn thiếu, diện tích đất không đảm bảo. CSVC chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, CSVC của một số trường xuống cấp nên tỷ lệ trẻ em được huy động vào các trường MN công lập còn thấp. Các cơ sở MN ngoài công phát triển khá ồ ạt, việc quản lý hoạt động CS, ND vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, biện pháp quản lý chưa chặt chẽ.

Công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại trường MN được quan tâm còn thiếu cán bộ y tế tại các trường MN. Đội ngũ NV cấp dưỡng thiếu ổn định, do chế độ đãi ngộ quá thấp, một số chưa được qua các lớp đào tạo về kỹ năng chế biến thực phẩm, CS, ND trẻ...

CSVC trường học còn nhiều khó khăn, nguồn lực để đầu tư cho giáo dục vẫn còn hạn hẹp so với yêu cầu. Nhu cầu vốn để xây dựng trường lớp phục vụ cho phát triển MN còn nhiều bất cập.

PHHS ngày càng có sự quan tâm đến công tác CS, ND trẻ nhưng nhưng công tác phối kết hợp với nhà trường đạt hiệu quả chưa cao

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Quản lý hoạt động CS, ND trẻ ở các trường MN thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, trẻ được chăm sóc tốt, đúng cách. Điều này chứng tỏ các cơ sở GDMN đã tạo được uy tín với xã hội, PH tin tưởng khi gửi con đến trường. Tuy nhiên, nhận thức của một số GV, NV, đặc biệt là các GV trẻ về công tác này còn nhiều hạn chế, sự phối hợp trao đổi giữa gia đình và nhà trường chưa thực hiện thường xuyên và hiệu quả không cao, phần nào ảnh hưởng đến kết quả CS, ND trẻ.

Các điều kiện CSVC, vệ sinh, y tế dù đã được quan tâm nhưng còn nhiều khó khăn. NV cấp dưỡng không được đào tạo một cách bài bản, chế độ đãi ngộ quá thấp không đảm bảo đời sống, do đó họ không yên tâm với nghề và có sự thay đổi thường xuyên, đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng CS, ND trẻ.

Hoạt động xây dựng kế hoạch CS, ND trẻ được các nhà quản lý thực hiện thường xuyên, nhưng hiệu quả thực tế mang lại chưa cao nên cần phải có sự đầu tư, khắc phục các hạn chế, đổi mới nội dung kiểm tra để hoạt động này thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn.

Qua khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động CS, ND trẻ ở các trường MN thành phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định cho thấy việc quản lý hoạt động CS, ND trẻ của CBQL và GV còn bộc lộ những hạn chế, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động. Do vậy, để đạt hiệu quả trong quản lý hoạt động CS, ND trẻ ở các trường MN, cần phải xây dựng và thực hiện tốt các biện pháp quản lý hoạt động CS, ND trẻ phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay. Đây cũng là nội dung sẽ được trình bày ở chương 3.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ

QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học trong quản lý hoạt động CS, ND trẻ ở các trường MN, xuất phát từ đặc điểm của sự phát triển của trẻ tuân theo trình tự lôgic của quá trình CS, ND, giáo dục. Theo đó, sự phát triển từng mặt của trẻ luôn chịu sự tác động của các hoạt động CS, ND khác nhau và mỗi tác động đến trẻ để có tác dụng phát triển nhiều mặt của nó. Trẻ phát triển không phải bằng những tác động cụ thể mà để CS, ND trẻ thành công, có tác động giáo dục phải trở thành một hệ thống theo một định hướng nhất định. Do đó, các biện pháp quản lý hoạt động CS, ND trẻ, phải tuân thủ theo một trật tự, trở thành một hệ thống, chỉ có như vậy mới tạo ra sự phát triển của trẻ một các toàn diện trên các lĩnh vực như mục tiêu đã đề ra.

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi, hiệu quả

Yêu cầu này đòi hỏi việc xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động CS, ND trẻ phải dựa trên cơ sở phân tích thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn của nhà trường và đáp ứng các yêu cầu thực tế đang đòi hỏi đảm bảo cho quản lý hoạt động CS, ND trẻ đạt hiệu quả cao với chi phí về thời gian và công sức thấp nhất.

Các biện pháp quản lý hoạt động CS, ND trẻ khi được đề xuất phải có tính khả thi và được thực hiện trong điều kiện thực tế ở các trường MN và mang lại hiệu quả thiết thực tạo được niềm tin của nhân dân.

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và động bộ

Các biện pháp quản lý hoạt động CS, ND trẻ ở các tác trường MN được đề xuất phải tác động tới nhận thức, hành động của mỗi thành viên cũng như các mặt hoạt động của nhà trường. Các biện pháp quản lý không chỉ có tác động nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm CS, ND trẻ của CBQL, giáo viên, nhân viên mà còn phải CS, ND trẻ bằng những hành động cụ thể.

Các biện pháp quản lý phải đảm bảo tính hệ thống, lôgic, các biện pháp trước là tiền đề để thực hiện các biện pháp sau. Các biện pháp không thực hiện đơn lẻ mà luôn có mối quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau và được xây dựng trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những biện pháp đã có trước đó. Đồng thời, các biện pháp vừa được xác lập cũng phải làm tiền đề để có thể phát triển của nhà trường MN.

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và tính trọng điểm

Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp quản lý hoạt động CS, ND trẻ ở các trường MN đề xuất luôn hướng tới sự phát triển của bản thân hoạt động CS, ND trẻ, làm cho chất lượng không ngừng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động CS, ND trẻ tại các trường mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

3.2.1. Kế hoạch hóa hoạt động CS, ND trẻ mầm non

3.2.1.1. Mục tiêu

Lập kế hoạch đảm bảo tính hệ thống, tính thống nhất và ổn định trong quản lý toàn diện hoạt động CS, ND trẻ, hạn chế sự tùy tiện, mất phương hướng trong quá trình tồ chức thực hiện nhiệm vụ CS, ND trẻ, tránh sự chồng chéo trong hoạt động để mang lại hiệu quả cao.

Kế hoạch càng chuẩn bị kỹ thì quá trình thực hiện hoạt động CS, ND trẻ sẽ càng hạn chế được những sai sót và đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý. Nâng cao trách nhiệm của các tổ chuyên môn trong quá trình xây

dựng kế hoạch.

Chương trình, kế hoạch CS, ND trẻ ở từng độ tuổi là pháp lệnh Nhà nước do Bộ GD&ĐT ban hành, được thực hiện thống nhất ở tất cả các trường MN trên phạm vi cả nước. Quản lý mục tiêu, nội dung CS, ND trẻ là nhiệm vụ trọng tâm của người đứng đầu trường MN nhằm đảm bảo cho mọi thành viên của trường MN nắm vững mục tiêu, làm cho mọi hoạt động CS, ND trẻ của trường MN luôn được định hướng, điều khiển và điều chỉnh làm cho mục tiêu được thực hiện phù hợp với thực tế địa phương.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Kế hoạch CS, ND trẻ ở các trường MN, có thể được phân chia ra nhiều loại khác nhau, thông thường có các loại kế hoạch ngắn hạn, với các nội dung CS, ND được thực hiện theo từng tuần, tháng, kế hoạch trung hạn với các nội dung CS, ND trẻ thực hiện theo từng giai đoạn của lứa tuổi, từng học kỳ, năm học và kế hoạch dài hạn với các nội dung CS, ND được thực hiện cho cả thời gian mà trẻ ở trường MN. Trong mỗi kế hoạch, đều phải xác định rõ mục tiêu cần đạt được, các bước tiến hành, những điều kiện, phương tiện cần thiết được sử dụng để tiến hành quản lý và tổ chức hoạt động CS, ND trẻ trong thời gian nhất định ở trường MN.

Xây dựng kế hoạch trung hạn và dài hạn về chất lượng đội ngũ, cơ sở vật chất, tăng cường các nguồn lực phục vụ hoạt động CS, ND trẻ ngày càng hoàn thiện. Để thực hiện nội dung này, cần phải:

Có kế hoạch củng cố, xây dựng lực lượng cán bộ chuyên trách làm công tác y tế, an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Trang bị các phương bị đủ tiêu chuẩn để xây dựng bếp ăn một chiều đạt chuẩn cho các trường ngoại thành.

Tranh thủ các nguồn tài trợ từ địa phương, các mạnh thường quân, các doanh nghiệp hỗ trợ nhà trường trong hoạt động CS, ND trẻ..

Kí hợp đồng với các nhà thực phẩm cung cấp có uy tín, để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ mà vẫn đảm bảo định mức tiền ăn theo quy định.

Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong các trường hợp đặc biệt như: trẻ bị ốm, trẻ mắc bệnh tự kỉ; xảy ra dịch bệnh trên diện rộng như: đau mắt đỏ, tay - chân - miệng, có các phương án ứng phó với Covid 19...

Nắm vững kế hoạch, chương trình GDMN, chỉ đạo của ngành về CS, ND trẻ. Việc xây dựng kế hoạch phải cụ thể, chi tiết, phân công trách nhiệm rõ ràng từng bộ phận, quy định thời gian phải hoàn thành, tránh chung chung và hình thức.

Phối hợp với các ban ngành đoàn thể của địa phương trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ tránh các trường hợp như: bạo lực học đường, bạo hành, bắt cóc....

Xây dựng kế hoạch chiến lược về chất lượng đội ngũ, CSVC, tăng cường các nguồn lực phục vụ hoạt động CS, ND trẻ ngày càng hoàn thiện, gồm các nội dung cụ thể:

Một là, đối với hoạt động CS trẻ:

Biết cách phòng và xử lý các bệnh ban đầu thường gặp ở trẻ nhà trẻ và mẫu giáo như: sốt và cách xử lý, phòng chống bệnh tiêu chảy, phòng chống bệnh giun, sâu răng, sốt xuất huyết, tay chân miệng, dịch bệnh Covid 19 ...

Biết cách phòng và xử lý một số tai nạn thường gặp như: bong gân, gãy chân trật khớp, sơ cứu, hô hấp nhân tạo, sơ cứu ngừng tim đột ngột, dị vật đường thở ...

Thực hiện tốt quy chế phòng ngừa đảm bảo an toàn cho trẻ: phòng tránh hóc, sặc; phòng ngộ độc; phòng tai nạn gây chấn thương, phòng điện giật; phòng bỏng; phòng cháy nhà, phòng trẻ chết đuối, thất lạc.

Biết cách phòng một số bệnh do ăn uống không hợp lý: SDD, thừa cân, béo phì... và thiếu vitamin D, thiếu vitamin A và bệnh khô mắt, thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em.

Chăm sóc vệ sinh, chú trọng lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, góp phần hình thành nề nếp thói quen tốt, hành vi văn minh có lợi cho sức khỏe và sự phát triển lâu dài của trẻ.

Trẻ được rửa tay bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.

Khăn mặt trẻ có ký hiệu riêng, được giặt sạch bằng xà phòng và nước sạch, được hấp hoặc trụng nước sôi để khử trùng.

Hướng dẫn trẻ chải răng đúng thao tác, nhắc nhở uống nước, súc miệng sau khi ăn. Đi vệ sinh đúng nơi quy định, giữ gìn quần áo, giày dép sạch sẽ.

Vệ sinh môi trường: vệ sinh đồ chơi, thùng đựng nước uống phải có nắp đậy được vệ sinh hàng ngày, để nơi sạch sẽ. Hàng tuần vệ sinh tẩy trùng phơi nắng đồ dùng.

Xử lý rác, nước thải và khí thải: thùng rác có nắp đậy và đựng trong bao nylon, rác được thu gom hàng ngày và xử lý đúng nơi quy định. Hệ thống xử lý nước thải được khơi thông. Nghiêm túc thực hiện kế hoạch tổng vệ sinh ngày, tuần, tháng.

Hai là, đối với hoạt động ND trẻ:

Thực hiện tốt việc tính khẩu phần ăn cho trẻ theo nhu cầu khuyến nghị về năng lượng và các chất dinh dưỡng dành cho người Việt Nam của Bộ Y tế và chương trình GDMN.

Tham gia tập huấn về dinh dưỡng và thực hiện VSATTP đối với người nấu ăn, phấn đấu bếp đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi và bồi dưỡng chuyên môn, ôn luyện quy chế đảm

bảo VSATTP và các kiến thức về dinh dưỡng. Thực hiện quy chế lưu mẫu 24/24 đúng giờ quy định.

Lập kế hoạch theo những chi tiêu cụ thể, những nội dung, biện pháp cụ thể ở từng độ tuổi:

Trong nội dung cân đo và theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng cần cụ thể: 100% trẻ được cân đo và theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng, thực hiện có hiệu quả cân đo và theo dõi cân nặng, chiều cao của trẻ định kỳ theo lứa tuổi bằng biểu đồ tăng trưởng cụ thể:

Trẻ dưới 12 tháng tuổi: cân, đo trẻ mỗi tháng 1 lần.

Trẻ 12 - 24 tháng tuổi: cân mỗi tháng 1 lần, đo 3 tháng 1 lần. Trẻ 24 - 36 tháng tuổi: cân, đo 3 tháng 1 lần

Trẻ mẫu giáo: cân 3 tháng 1 lần (9 - 12 - 3 - 5), đo 6 tháng 1 lần. Trẻ suy dinh dưỡng cân hàng tháng, trẻ thấp còi đo hàng quý.

Ba là, đối với nội dung chăm sóc dinh dưỡng, trẻ được ăn đúng khẩu phần, định lượng.

Trẻ nhà trẻ đạt: 600 – 651 Kcal/trẻ/ngày ở trường, chiếm 60-70% nhu cầu cả ngày, phù hợp với năng lượng khẩu phần của trẻ.

Trẻ mẫu giáo đạt: 615-726 Kcal/trẻ/ngày ở trường, chiếm 50-55% nhu cầu cả ngày, phù hợp với năng lượng khẩu phần của trẻ.

Cho trẻ ăn đầy đủ khẩu phần ăn cân đối, hợp lý giữa các nhóm thực phẩm, đúng tiêu chuẩn ăn 21.000đ/ngày - 35.000đ/ngày. Đảm bảo 4 nhóm thực phẩm, phối hợp các loại thực phẩm trong món ăn, thực hiện đúng thực đơn được Ban giám hiệu duyệt hàng tuần, gợi ý định lượng tiêu chuẩn theo mức tiền ăn của trẻ/ngày gồm:

Lập kế hoạch đảm bảo thực hiện công tác thanh kiểm tra, thực hiện đổi mới công tác thanh kiểm tra theo chỉ tiêu của Phòng GD&ĐT: kiểm tra toàn diện: 15%-20%; kiểm tra chuyên đề: 15-20%; kiểm tra GV, NV theo chu kì:

20%. Đối với kế hoạch của trường, cần xây dựng với các chỉ tiêu cao hơn: kế hoạch kiểm tra nội bộ, kiểm tra toàn diện GV, NV: 100%; kiểm tra chuyên đề: 50%; kiểm tra toàn diện lớp 2 lần/ năm học.

Để tiến hành lập kế hoạch về hoạt động CS, ND trẻ tại các trường MN, các cấp quản lý cần phải phân tích những điều kiện có thể hỗ trợ cho công tác CS, ND. Phải phân tích được điểm mạnh, điểm yếu để lên kế hoạch phù hợp nhằm đem lại hiệu quả. Tiến hành triển khai, công khai kế hoạch đến toàn thể GV, NV và các đơn vị chức năng trong nhà trường nhằm thu nhận những ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)