Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phối hợp giữa nhà trường, gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 90 - 94)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phối hợp giữa nhà trường, gia đình

và cộng đồng trong hoạt động CS, ND trẻ

3.2.6.1. Mục tiêu

Đẩy mạnh tuyên truyền, phối hợp dưới nhiều hình thức về kiến thức khoa học CS, ND trẻ cho các bậc PHHS và cộng đồng để nâng cao nhận thức, sẽ khắc phục được tư tưởng giáo dục trẻ là nhiệm vụ của nhà trường. Sự phối hợp thống nhất GD giữa nhà trường, gia đình và XH đã trở thành nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục XHCN. Sự phối hợp này tạo ra môi trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để thực hiện tốt việc CS, ND trẻ.

Trong môi trường xã hội mà trẻ sống, học tập và phát triển, bên cạnh những mặt tác động tốt, các ảnh hưởng tích cực cịn có các yếu tố có thể gây nguy hại đến sự phát triển nhân cách trẻ. Do đặc điểm hiếu động, thích bắt chước, ít vốn sống của trẻ, kiến thức ni dạy trẻ ở các bậc phụ huynh và cộng đồng còn hạn chế, là những thuận lợi để trẻ nhanh chóng hình thành những thói quen xấu, tác động tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của trẻ sau này.

Do vậy hoạt động CS, ND trẻ là trách nhiệm của tồn XH, nhà trường đóng vai trị trung tâm GD và phải phối hợp với PHHS, các lực lượng ngoài xã hội, vận động để họ cùng quan tâm CS, GD trẻ nhằm tạo sức mạnh tổng hợp, nâng cao chất lượng CS, ND trẻ phát triển đúng mục tiêu giáo dục.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Đẩy mạnh tuyên truyền và phổ biến kiến thức khoa học CS, ND trẻ đến các bậc cha mẹ trẻ và cộng đồng bằng nhiều hình thức, Hiệu trưởng cần quan tâm chú trọng nâng cao nhận thức của lực lượng này, tìm biện pháp vận dụng tạo sức mạnh tổng hợp phục vụ trong công tác CS, ND trẻ.

* Đối với PHHS

Gia đình là trường học đầu tiên của trẻ. Có thể khẳng định GD gia đình đã đem lại hiệu quả tích cực cho GD nhân cách trẻ, nhất là về lối sống, giao tiếp, ứng xử. Việc phối hợp chặt chẽ với gia đình sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong việc giáo dục, rèn luyện các thao tác, kỹ năng, hình thành các thói quen, hành vi tốt.

Chính vì thế, Hiệu trưởng cần có kế hoạch hình thành và ổn định tổ chức Ban đại diện cha mẹ học sinh ở các nhóm/lớp học và của tồn trường để nhà trường nắm chắc điều kiện, hoàn cảnh của học sinh đồng thời để cha mẹ học sinh cùng thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp chăm sóc, ni dưỡng trẻ tại nhà trường như:

Một là, phối hợp thực hiện chương trình CS bảo vệ sức khỏe cho trẻ: Tham gia tổ chức khám sức khỏe, theo dõi sức khỏe của trẻ theo định kỳ. GV và cha mẹ trẻ cùng chia sẻ, trao đổi kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Phịng chống SDD và béo phì cho trẻ, có kế hoạch và chăm sóc đối với trẻ suy dinh dưỡng, dự cân, béo phì và khiếm khuyết. Đóng tiền ăn, hiện vật theo yêu cầu của nhà trường.

Hai là, phối hợp chương trình giáo dục trẻ:

- Tham gia xây dựng kế hoạch GD của nhà trường, của nhóm/lá. Cha mẹ trẻ tham gia vào các hoạt động thực hiện nội dung giáo dục phù hợp với chương trình như: Tạo điều kiện giúp trẻ được tự do tìm tịi, khám phá trong mơi trường an theo khả năng và sở thích của mình để trở thành đứa trẻ tị mò, sáng tạo, tự tin và ln được hạnh phúc vì được mọi người yêu thương gần gũi trẻ. Coi trọng việc phát triển, can thiệp sớm giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

- Đối với tuổi MN, vấn đề phát hiện sớm sự phát triển khơng bình thường của trẻ rất quan trọng. Chính nhờ sự phát hiện sớm mà nhiều trẻ khuyết tật có thể được bù đắp và thích nghi, thậm chí tiến tới bình thường nếu được giúp đỡ kịp

thời và đúng đắn. Nhà trường cần cung cấp hoặc giới thiệu cho các bậc cha mẹ trẻ biết các mốc phát triển bình thường của trẻ và những vấn đề cần lưu ý trong sự phát triển của trẻ để có thể phát hiện và can thiệp sớm.

- Đối với trẻ 5 tuổi, nhà trường cần tư vấn để bố mẹ và các thành viên trong gia đình có thể chuẩn bị cho trẻ kỹ năng tiền đọc viết tâm thế sẵn sàng đi học tiểu học.

- Phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức ngày lễ, ngày hội, tổ chức ngày sinh nhật cho trẻ...

- Tạo mơi trường an tồn về tình cảm cho trẻ: Ở lớp, cơ giáo cần tạo môi trường thân thiện, gần gũi như ở nhà. Ở nhà, bố mẹ nên lắng nghe những câu chuyện của trẻ về trường lớp, các bạn trẻ và trẻ về những gì đã xảy ra ở lớp, cố gắng động viên và trao đổi với giáo viên về những thay đổi của con mình.

Ba là, phối hợp kiểm tra, đánh giá công tác CS, ND, GD trẻ của trường mầm non. Tham gia cùng Ban giám hiệu nhà trường kiểm tra đánh giá chất lượng CS, ND, GD diễn ra hàng ngày, trao đổi kịp thời để GV có sự điều chỉnh trong nội dung và phương pháp CS, ND, GD trẻ.

Bốn là, tham gia xây dựng cơ sở vật chất: Tham gia lao động, vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Đóng góp xây dựng cải tạo trường, nhóm lớp, cơng trình theo quy định và theo thỏa thuận. Đóng góp những hiện vật cho nhóm/lớp, trường mầm non như: Bàn ghế, đồ chơi, các vật liệu cho trẻ thực hành. Cùng với nhà trường vận động cơ quan ban ngành, các nhà hảo tâm tham gia đóng ủng hộ cho giáo dục

Năm là, hình thành phối hợp của nhà trường với gia đình, giáo viên có vai trị quan trọng trong sự kết hợp giữa phụ huynh và nhà trường cộng đồng. Hiệu trưởng chỉ đạo GV chú trọng duy trì thường xuyên, đều đặn sự trao đổi với phụ huynh bằng nhiều hình thức để giữ mối quan hệ tốt. Tổ chức tốt các buổi họp cha mẹ học sinh 3 lần/ năm, qua trao đổi trong giờ đón, trả trẻ, thăm

hỏi gia đình học sinh, góc tuyên truyền tại các nhóm lớp, qua thông tin Website của nhà trường, qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền hình, truyền thanh, zalo… Thơng qua các buổi họp tại lớp, GV cần phải thống nhất, mục đích, kế hoạch, nội dung CS, ND trẻ của tập thể sư phạm nhà trường với phụ huynh.

- Chuẩn bị đầy đủ những thông tin cần thiết về từng trẻ và những nội dung cần trao đổi với PH, để PH nắm được tình hình ni dạy trẻ tại nhà trường và thấy được trách nhiệm của mình. Yêu cầu PH những công việc thực hiện ở nhà, hướng dẫn theo dõi và biết cách đánh giá kết quả ăn, ngủ, vệ sinh của trẻ, chăm sóc sức khả dõi trao đổi sau mỗi lần cân đo, khám sức khỏe, xổ giun, đảm bảo an tồn, phịng tránh tai nạn thương tích, phịng chống các dịch bệnh trong nhà trường và ở nhà nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả CS, ND trẻ.

- PHHS của trường thuộc rất nhiều thành phần khác nhau, họ có nhiều kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính vì thế, trách nhiệm của Hiệu trưởng là phải phát hiện và tận dụng vai trò của họ để họ trở thành những nhà tư vấn tự nguyện về hoạt động CS, ND trẻ tại các trường MN.

- Nhà trường cần tuyên truyền đến gia đình về nhu cầu dinh dưỡng, cách xử lý các tai nạn thường gặp, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho trẻ trong thời gian trẻ ở nhà, cùng nhà trường nâng cao hiệu quả CS, ND trẻ. Tôn trọng, chia sẻ cùng CB, GV, NV tạo môi trường vật chất, môi trường xã hội tuyệt đối an toàn, thân thiện, thu hút trẻ.

* Đối với các lực lượng xã hội

Một là, nhà trường cần phát huy vai trò trung tâm trong việc liên lạc, phối hợp, chủ động phổ biến, nội dung, mục đích GD đến các tổ chức XH của địa phương như: Ban chăm sóc sức khỏe trẻ em, Hội phụ nữ, Trạm y tế, Hội khuyến học, nhằm định hướng tác động thống nhất đối với công tác CS, ND

trẻ tại trường MN.

Hai là, tổ chức tốt công tác tuyên truyền cho XH về tầm quan trọng của việc CS, ND trẻ, vai trị của gia đình và cộng đồng đối với việc CS, ND trẻ, vai trò CS, ND trong nhà trường.

Ba là, sử dụng các hình thức truyền thơng như tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng (Website nhà trường, bản tin nhà trường, bản tin tại các lớp), tổ chức hình thức liên hệ giữa Hiệu trưởng với lãnh đạo địa phương, tổ chức các ngày Hội của trẻ: Ngày Hội bé đến trường, ngày Hội phát triển vận động cho trẻ, ngày Hội Phụ huynh tham gia chế biến món ăn, ngày Hội an tồn giao thơng của bé, ngày Hội bé tập làm nội trợ, tiệc Buffet nhân các ngày lễ lớn, ngày Hội cha mẹ trẻ nói chuyện về kiến thức ni con khoa học; báo cáo các chuyên đề về nâng cao chất lượng CS, ND.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)