Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 78 - 82)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động

chăm sóc, ni dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh

3.2.2.1. Mục tiêu giải pháp

Đối với CBQL của các trường MN, phải quán triệt đầy đủ và nắm chắc các chủ trương, đường lối của Đàng, chính sách của Nhả nước, quy chế, quy định của Bộ GD&ĐT, chỉ thị, hướng dẫn của Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định, phịng GD&DT thành phố Quy Nhơn về mục tiêu giáo dục toàn diện ở bậc học MN, trong đó chú trọng đến CS, ND cho trẻ.

Mỗi cá nhân không ngừng nỗ lực sáng tạo chính là yếu tố quyết định hàng đầu để thực hiện thành công mọi kế hoạch, nhiệm vụ của nhà trường. Do vậy, tăng cường bồi dưỡng để nâng cao nhận thức là yếu tố hàng đầu để góp phần nâng cao chất lượng CS, ND trẻ trong trường MN.

Giúp cho đội ngũ CBQL, GV, NV thấm nhuần đường lối đổi mới GD của Đảng, Nhà nước, chiến lược phát triển nguồn lực con người trong thời kỳ hiên đại hóa, cơng nghiệp hóa đất nước.

Giúp CBQL, GV, NV nhận thức được việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho việc làm thường nghiệp vụ là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu xuyên trong cả quá trình cơng tác.

Giúp cho CBQL, GV, NV đánh giá thực trạng chung của hoạt động CS, ND nhận thức trong công tác nâng cao chất lượng trẻ tại trường, từ đó nâng cao nhận thức trong công tác nâng CS, ND trẻ tại trường MN, góp phần giảm nhanh tỷ lệ trẻ SDD trẻ béo phì và giúp nhà trường quản lý tốt chương trình CS, ND trẻ.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Đây là vấn đề có tính ngun tắc, là yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định, nhằm giúp cho đội ngũ CBQL, GV, NV thấm nhuần đường lối đổi mới GD của Đảng, Nhà nước, chiến lược phát triển nguồn lực con người trong thời kỳ hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa đất nước. Qn triệt đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, của UBND thành phố và của ngành về cơng tác bồi dưỡng GV, NV nói chung và bồi dưỡng GVMN nói riêng. Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng về hoạt động CS, ND trẻ MN.

Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thực hành là những hoạt động, những nỗ lực có mục đích, có kế hoạch nhằm thay đổi nhận thức, hành vi của GV, PH và cộng đồng có liên quan đến dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe cho trẻ.

Tổ chức tốt bữa ăn tại trường sẽ đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở trường, giúp trẻ phát triển tồn diện, góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe, nâng cao sức đề kháng của cơ thể trẻ với bệnh tật, giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tự phục vụ thông qua các bữa ăn hằng ngày. Để thực hiện có hiệu quả cơng tác này, nhà trường cần thực hiện các nội dung sau:

Một là, đối với CBQL, GV, NV trong trường MN:

GV, NV căn cứ vào năng lực, trình độ của mỗi người. Việc xây dựng kế hoạch cần lưu ý phải có kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, xác định được mức độ cần thiết, phải có kế hoạch đào tạo hay bồi dưỡng đối với từng CBQL, GV, NV.

Tạo điều kiện để CBQL, GV, NV có sách báo đọc về vấn đề CS, ND trẻ hoặc cung cấp tài liệu cho GV nghiên cứu sâu thêm các nội dung: những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng hợp lý; những kiến thức về CS, ND, vệ sinh, sức khỏe, phòng bệnh,… một số bệnh và xử lý ban đầu một số tai nạn thường gặp ở trẻ.

Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt, học tập bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Cụ thể hóa thành các chương trình hành động thiết thực trong các hoạt động của nhà trường làm cho GV, NV hiểu và thấy được yêu cầu cân phải đổi mới hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ.

Hưởng ứng các cuộc thi tay nghề, tạo điều kiện cho NV cấp dưỡng tham dự để chị em có dịp thể hiện khả năng. Cụ thể như: bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an tồn thực phẩm cho 100% cơ cấp dưỡng qua các lớp tập huấn do Phòng Giáo dục phối hợp trung tâm y tế Thành phố tổ chức. Tổ chức bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng cho cô cấp dưỡng ngay từ đầu năm học. Nhà trường tổ chức cho đội ngũ cấp dưỡng sưu tầm, đăng ký chế biến món ăn mới, kết hợp tổ chức chuyên đề dinh dưỡng, VSATTP, tổ chức thi đua chế biến về các món ăn, bữa phụ tại trường để chị em học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn ở tổ cùng nhau trao đổi, thảo luận về cách chọn mua thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi chế biến thực phẩm, rau củ, quả, kỹ thuật chế biến, cách bảo quản thực phẩm…

Tổ chức cho GV, NV tham quan thực tế học hỏi kinh nghiệm ở các trường bạn, đồng thời khuyến khích các sáng kiến hữu ích.

Trường MN cịn có nhiệm vụ giúp đỡ các nhóm trẻ gia đình trên các địa bàn phường, xã; do vậy phải có kế hoạch bồi dưỡng những GV, NV của

trường trước khi đi đến các nhóm trẻ này để làm cơng tác tun truyền, Kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng thái độ đội ngũ GV, NV trong hoạt động CS, ND để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

Định kỳ tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm hoạt động CS, ND trẻ. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, trên tinh thần nghiêm túc để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Hiệu trưởng cần xây dựng môi trường làm việc thân thiện, tích cực, tạo điều kiện cho từng cá nhân được thể hiện kinh nghiệm, sáng kiến của bản thân trong công tác CS, ND trẻ.

Phối hợp các tổ chức Đảng, cơng đồn, phổ biến vận động CBQL, GV, NV bồi dưỡng xây dựng các phong trào thi đua.

Hai là, đối với phụ huynh học sinh:

Nâng cao nhận thức của cha mẹ trẻ về vai trị của gia đình trong việc CS, ND trẻ. Trường MN có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến các kiến thức nuôi dạy trẻ một cách khoa học cho cha mẹ trẻ. Thông qua nhiều hình thức và theo hướng quan tâm đến nhu cầu chính đáng của gia đình, chia sẻ và hợp tác với gia đình trẻ nhằm đạt các mục tiêu đề ra trong nhiệm vụ CS, ND trẻ.

Chọn lọc những nội dung tiêu biểu để trình bày bằng tranh ảnh, áp phích qua các bài tuyên truyền trong hoạt động góc dành cho cha mẹ trẻ, bằng bảng tin, trong các cuộc họp PHHS.

Thơng báo tài chính cơng khai và thực đơn hàng ngày của trẻ, việc này có tác dụng vừa thơng báo cho cha mẹ trẻ tình hình ăn uống của con mình tại trường, vừa cung cấp những loại món ăn của trẻ để họ thực hành tại nhà cho con cái và gia đình.

Tổ chức tốt các hội thi dành cho cha mẹ trẻ đề cập đến việc nuôi con theo khoa học, thực hiện những ngày phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng nhằm tuyên truyền rộng rãi đến các bậc PH về vai trò của hoạt động CS, ND

trẻ, góp phần giáo dục kiến thức dinh dưỡng rộng rãi cho cộng đồng.

Nhà trường cần phát hiện và tận dụng những khả năng từ phía cha mẹ học sinh như mời PHHS có chun mơn nói chuyện về chun đề phịng chống suy dinh dưỡng, hỗ trợ khám sức khỏe hoặc phổ biến kiến thức nấu ăn...

Cải tiến các hình thức hợp tác của gia đình và trường MN thông qua việc tổ chức các hội thi, các câu lạc bộ, hội thảo... nhằm giúp các gia đình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con. Tổ chức trưng cầu ý kiến đóng góp của phụ huynh qua phiếu thăm dò, qua hộp thư, qua trao đổi trực tiếp, qua email...

Tóm lại, thực hiện biện pháp trên sẽ giúp CBQL, GV, NV, PH hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động CS, ND trẻ, từ đó có thái độ nhận thức đúng đắn, không ngừng bồi dưỡng và tự nâng cao kiến thức trong lĩnh vực này với mục tiêu giúp trẻ phát triển hài hòa, cân đối về thể chất và tinh thần, hình thành nề nếp, thói quen và những kỹ năng sống tích cực. Nhà trường và gia đình cần phối hợp chặt chẽ trong tất cả các mặt liên quan đến CS, ND để đảm bảo những năm đầu đời của trẻ được phát triển vững chắc tạo nền tảng trở thành người cơng dân có tích cực trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 78 - 82)