Thực hiện có hiệu quả cơng tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động CS,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 82 - 85)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Thực hiện có hiệu quả cơng tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động CS,

3.2.3.1. Mục tiêu

Khi đã lập xong kế hoạch, cần phải chuyển hóa những ý tưởng trong kế hoạch thành hiện thực. Cần phối hợp các hoạt động ở từng bộ phận lại với nhau làm cho chúng trở nên thích hợp, hiệu quả. Nhờ có tổ chức có hiệu quả mà người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn lực.

Chỉ đạo là quá trình liên kết, liên hệ giữa các thành viên trong tổ chức, cá hợp, động viên và hướng dẫn điều hành họ hoàn thành nhiệm vụ. Chỉ đạo là thể hiện tỉnh tích cực của người quản lý trong hoạt động theo dõi, giám sát công việc để chi huy, ra lệnh cho các bộ phận để hoạt động diễn ra đúng hướng, đúng

kế hoạch, tập hợp được các lực lượng trong một tổ chức và phối hợp tối ưu với nhau nhằm thực hiện tốt mục tiêu đề ra. Mặt khác, cần tăng cường chức năng quản lý, tạo ra những tác động đồng bộ giữa ban giám hiệu và các tổ trưởng chuyên môn để theo dõi sâu sát, hỗ trợ kịp thời, quan tâm, tạo điều kiện và động lực cho GV, NV thực hiện tốt yêu cầu hoạt động CS, ND trẻ.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Một là, Hiệu trưởng cần giao quyền chủ động một số mặt cơng tác cho Phó hiệu trưởng, để họ phát huy trách nhiệm và chủ động điều hành theo nhiệm vụ được phân cơng, cụ thể như: phó hiệu trưởng phụ trách công tác CSVC và ND,CS chịu trách nhiệm tham mưu xây dựng kế hoạch CS, ND trẻ; tham mưu phân công chuyên môn đối với nhân viên cấp dưỡng; đề xuất kế hoạch sửa chữa mua sắm trang thiết bị, đồ dùng...; Tổ chức, chỉ đạo vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường và thực hiện các hoạt động khác về y tế trường học; Tổ chức các chuyên đề, hội thảo, các nội dung tuyên truyền liên quan đến hoạt động CS, ND trẻ; trực tiếp theo dõi, đánh giá việc thực hiện công tác CS, ND trẻ của các tổ, các nhóm lớp..Đối với các tổ trưởng chuyên môn cũng cần phân công cụ thể những nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo trong phạm vi của tổ.

Hai là, chỉ đạo thực hiện hoạt động CS, ND trong nhà trường một cách thường xuyên và nhất quán làm cho các cá nhân, bộ phận trong nhà trường nhận thức đúng đắn về mục tiêu, yêu cầu, cách thức thực hiện.

Ba là, tổ chức, chỉ đạo giám sát việc xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn và q trình thực hiện đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ. Đặt biệt chú trọng bổ sung tăng cường vi chất vào bữa ăn cho trẻ. Nhằm giảm thiếu hụt dinh dưỡng ở trẻ: Kẽm, Sắt, Selen, Vitamin A, B… Để cơ thể có sức khỏe tốt, tăng trưởng tốt. Đây là một biện pháp thể hiện tính hiệu quả và tiết kiệm trong quản lý. Vai trò của nhà quản lý đối với cơng việc này là chỉ đạo, giúp kế tốn thực

hiện và tổ chức tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận trong tổ cấp dưỡng với GV các nhóm, lớp, nhằm hỗ trợ việc xây dựng thực đơn và đảm bảo khẩu phần ăn cho trẻ. Theo quy chế đề ra, việc giao nhận thực phẩm chợ phải thực hiện tay ba, có sổ theo dõi cụ thể và thực hiện quy chế giá cả, kiểm soát thực đơn hàng ngày, tránh tình trạng thất thốt thực phẩm.

Bốn là, chỉ đạo xây dựng ngân hàng thực đơn căn cứ vào điều kiện sản xuất và cung cấp thực phẩm của địa phương, đặc biệt là thành phố Quy Nhơn có nhiều thuận lợi trong nguồn thực phẩm sạch. Thực đơn tránh trùng lặp, phù hợp theo mùa để đảm bảo dinh dưỡng tối ưu cho trẻ.

Năm là, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh mức tiền ăn cho trẻ một cách hợp lý, đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng theo khuyến nghị. Quy định mức đóng góp tiền ăn hàng tháng hợp lý, đảm bảo trẻ được ăn đủ chất, đủ lượng, phù hợp với khả năng kinh tế chung của gia đình nhưng khơng vượt ra ngoài phạm vi quy định của địa phương. Tăng mức tiên ăn là biện pháp hữu hiệu đối với bữa ăn của trẻ nhưng không là biện pháp duy nhất và có ưu thế an tồn. Nếu có mức tiền ăn cao nhưng có sự quản lý chặt chẽ, khơng có những biện pháp hỗ trợ khác dẫn đến sự lãng phí hoặc thất thốt thực phẩm, làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng ni dưỡng trẻ và uy tín của nhà trường.

Sáu là, tổ chức, xây dựng nề nếp sinh hoạt hàng ngày theo đúng độ tuổi. Quy định các biểu bảng phải có tại khu vực bếp và cơng khai với phụ huynh. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các loại sổ sách CS, ND phải được cập nhật thông tin kịp thời, đúng nguyên tắc. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 2 lần/năm học đối với trẻ, ít nhất 1 lần/năm học đối với CBQL, GV, NV. Kết quả kiểm tra sức khỏe phải được thể hiện đầy đủ trong hồ sơ theo dõi sức khỏe từng trẻ và thơng báo cho gia đình. Chỉ đạo đội ngũ này thực hiện nghiêm túc các yêu cầu khi nấu ăn như đầu tóc gọn gàng, móng tay ln cắt ngắn, không đeo nữ trang khi chế biến, đeo bao tay nilon khi tiếp xúc với

thực phẩm.

Bảy là, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho CBQL, GV, NV. Chỉ đạo chặt chẽ sát sao công tác bảo vệ an toàn cho trẻ bằng nhiều biện pháp đồng bộ, thiết thực tổ chức thực hiện nghiêm túc quy chế nuôi dạy trẻ; coi trọng giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm của GV trong việc bảo vệ an toàn cho trẻ mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt, hướng dẫn GV CS, ND dưỡng trẻ SDD, thừa cân béo phì ở trẻ.

Tám là, tổ chức các hội thi, giao lưu giữa nhà trường, gia đình hợp các lực lượng trong nâng cao chất lượng CS, ND trẻ. Bình xét các danh hiệu thi đua cho đội ngũ theo đúng chế độ chính sách của nhà trường.

Chín là, có chế độ, chính sách khen thưởng kịp thời nhằm khích lệ, động viên các đơn vị, cá nhân đồng thời có các hình thức xử phạt nghiêm minh các đơn vị, các nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, để xảy ra tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 82 - 85)