9. Cấu trúc luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Từ nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đề xuất 6 biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động CS, ND trẻ tại các trường MN thành phố Quy nhơn, tỉnh Bình Định. Mỗi biện pháp đều có vai trị, chức năng riêng, có tính độc lập tương đối nhưng có mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất.
Biện pháp 1: “Kế hoạch hóa hoạt động CS, ND trẻ mầm non” và biện pháp 5: “Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động CS, ND trẻ” là hai biện pháp biệt chủ đạo, chi phối mạnh mẽ đến tất cả các biện pháp khác.
Biện pháp 2: “Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động CS, ND cho CBQL, GV, NV và PHHS” trong trường MN và biện pháp 4: “Xã hội hóa, tăng cường các điều kiện hỗ trợ hoạt động CS, ND trẻ” là hai biện pháp được coi là cơ sở, là tiền đề để thực hiện hoạt động CS, ND trẻ. Biện pháp 2 đóng vai trị bao trùm lên tất cả tạo nên một hệ biện pháp
phối hợp, tác động qua lại lẫn nhau nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động CS, ND trẻ MN. Đây là biện pháp phát huy yếu tố con người, tôn trọng con người, giúp CBQL, GV, NV nâng cao nhận thức để định hướng hành động một cách tự giác và đúng hướng, tạo sự tương tác tích cực giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, biến đối tượng bị quản lý thành chủ thể quản lý tự giác thực hiện kế hoạch đề ra, tự kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó.
Biện pháp 3: “Thực hiện có hiệu quả cơng tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động CS, ND trẻ” và biện pháp 6: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong hoạt động CS, ND trẻ”: là nền tảng cho hoạt động chung là chất keo kết dính tạo điều kiện cho việc thực hiện có hiệu quả các biện pháp trên.
Khi triển khai quản lý hoạt động CS, ND trẻ MN, năm biện pháp phải kết hợp một cách linh hoạt và được tổ chức triển khai đồng bộ, có hệ thống. Tuy nhiên, hiệu quả quản lý nếu chỉ dựa vào các biện pháp nêu trên thì chưa đủ mà cịn phụ thuộc vào cách tổ chức, triển khai các biện pháp sao cho phù hợp, đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học. Tính thực tiễn của việc tổ chức thực hiện các biện pháp thể hiện ở sự vận dụng nội dung, cách thức tiến hành, điều kiện thực hiện gắn với thực trạng CS, ND trẻ và mục tiêu quản lý hoạt động này của trường MN.
Để thực hiện có hiệu quả hoạt động CS, ND trẻ tại các trường MN thành phố Quy nhơn, tỉnh Bình Định khơng chỉ phụ thuộc vào việc tổ chức thực hiện tốt các biện pháp mà còn phụ thuộc vào thời điểm và điều kiện cụ thể của việc tổ chức thực hiện. Có biện pháp mang lại hiệu quả nhất thời, có biện pháp mang lại hiệu quả lâu dài.
Những biện pháp quản lý hoạt động CS, ND trẻ tại trường MN có thể phát tác dụng khi được vận dụng vào thực tiễn một cách phù hợp. Tính phù hợp thể hiện ở việc vận dụng các biện pháp một cách linh hoạt theo mục tiêu
đã định. Trong từng thời điểm cụ thể, căn cứ vào điều kiện thực tế về nguồn lực, về thực trạng của hoạt động, có thể thực hiện ưu tiên đối với từng biện pháp. Mặt khá, tính phù hợp còn thể hiện ở sự cân đối nguồn lực, đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động CS, ND trẻ. Do đó, việc tổ chức các biện pháp cần tính đến các điều kiện, muc tiêu để có sự vận dụng hợp lý nhằm từng bước tăng cường hiệu quả quản lý đối với hoạt động.