Quản lý nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện krông pa, tỉnh gia lai (Trang 42)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Quản lý nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng

hướng trải nghiệm cho học sinh

Nội dung HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm rất đa dạng và phong phú với nhiều nội dung giáo dục của tất cả các lĩnh vực nhƣ: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trƣờng, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống HIV AIDS và tệ nạn xã hội...

Quản lý nội dung chƣơng trình là chức năng quan trọng trong công tác quản lý của Hiệu trƣởng nhằm định hƣớng cho các hoạt động tại trƣờng trong từng thời điểm của năm học. Phát triển chƣơng trình HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm bao gồm các công việc xây dựng chƣơng trình, đánh giá, chỉnh sửa và hoàn thiện chƣơng trình trải nghiệm. Thông thƣờng phát triển chƣơng trình dạy học trải qua các hoạt động cơ bản: Quyết định loại chƣơng trình; thiết lập mục tiêu của hoạt động phát triển chƣơng trình; sử dụng các kết quả nghiên cứu về việc học tập và sự phát triển tâm lí để hƣớng dẫn những hoạt động đƣợc xây dựng cho học sinh; hoàn thiện công việc qua các hoạt động hợp tác và phối hợp; đánh giá yêu cầu của thị trƣờng và các nhu cầu thực hiện; xem xét các hình thức đánh giá; vòng quay sửa đổi và đầu tƣ tài chính để phát triển liên tục. Tiếp tục phát triển những phẩm chất và năng lực đã hình thành từ giai đoạn giáo dục cơ bản thông qua hoạt động phát triển cá nhân, hoạt động lao động, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng.

Quản lý nội dung chƣơng trình HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm là quản lý việc xây dựng chƣơng trình, đảm bảo sự nhất quán và không bị trùng lặp. Chƣơng trình phải đƣợc xây dựng một cách toàn diện hệ thống đảm bảo tính liên tục, tính thống nhất trong suốt một năm học. Xây dựng chƣơng trình có mục đích là dự bảo mục đích cần đạt tới, mô hình hóa nội dung công việc,

30

chƣơng trình hóa hành động, lựa chọn các biện pháp thực hiện tối ƣu nhất, phân công nhiệm vụ cho ngƣời phụ trách, kinh phí, điều kiện và thời gian hoàn thành các hoạt động đó.

Trong công tác quản lý nội dung hoạt động, thì GVCN đóng vai trò rất quan trọng bởi vì họ là ngƣời thay mặt Hiệu trƣởng quản lý giáo dục một tập thể học sinh, chịu trách nhiệm trƣớc Hiệu trƣởng về chất lƣợng giáo dục của lớp chủ nhiệm.

Ngƣời quản lý phải chỉ đạo và kiểm tra ngƣời dạy thể hiện đƣợc các nội dung trong chƣơng trình HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm. Qua kiểm tra giúp chủ thể quản lý có những thông tin phản hồi chính xác từ đối tƣợng quản lý, mặt khác tạo nên sự liên thông cần thiết trong nhà trƣờng giữa hoạt động dạy - học của GV và học sinh đối với các cán bộ quản lý cũng nhƣ tạo ra mối liên kết giữa nhà trƣờng với các cấp quản lý giáo dục và cộng đồng.

1.4.3. Quản lý phương pháp và hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh

1.4.3.1. Quản lý phương pháp hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh

Quản lý phƣơng pháp hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng trải nghiệm cho học sinh nhằm phục vụ tốt nhất cho việc học tập và giảng dạy, cho việc giáo dục học sinh. Hiệu trƣởng phải xây dựng kế hoạch hƣớng dẫn GV lựa chọn PP HTTC HĐGD phù hợp nội dung giáo dục. Chỉ đạo GV và HS sử dụng đa dạng các phƣơng pháp giáo dục, hình thức tổ chức GD tích cực; chủ động thực hành đổi mới phƣơng pháp dạy học, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục. Các phƣơng pháp dạy học, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục của GV phải hƣớng đến giáo dục học sinh các phƣơng pháp tự rèn luyện. Do vậy, GV lựa chọn phƣơng pháp tổ chức hoạt động giáo dục phải tính đến đặc điểm của hoc sinh hoặc nhóm học sinh.

31

Các phƣơng pháp tổ chức hoạt động giáo dục đƣợc lựa chọn sử dụng phù hợp điều kiện của nhà trƣờng và cộng đồng (CSVC, thiết bị, môi trƣờng GD).

1.4.3.2. Quản lý hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất đa dạng và phong phú, song do những yêu cầu thực tiễn mà hoạt động này đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua ba hình thức tổ chức cơ bản (đã đƣợc qui định và dành thời gian trong kế hoạch dạy học) sau đây: Tiết chào cờ đầu tuần; tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp hàng tuần, tiết sinh hoạt tập thể lớp cuối tuần; hoạt động giáo dục theo chủ điểm hằng tháng.

Các hoạt động này đƣợc chia thành các nhóm nhƣ sau:

Hoạt động xã hội - chính trị: là những hoạt động có liên quan đến dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị, xã hội trong nƣớc và quốc tế đang đƣợc quan tâm; các hoạt động tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của nhà trƣờng, địa phƣơng, dân tộc; các hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, hoạt động từ thiện...

Hoạt động văn hóa nghệ thuật: nội dung của hoạt động văn hóa, nghệ thuật hƣớng vào việc giáo dục cho học sinh có đƣợc những hiểu biết, những tình cảm chân thành đối với con ngƣời, với Tổ quốc, với thiên nhiên và cả với chính bản thân mình.

Hoạt động thể dục, thể thao; hoạt động theo hứng thú khoa học, kỹ thuật: nội dung các hoạt động này nhằm giúp học sinh phát huy sở thích và niềm say mê tìm tòi khám phá ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Đó là những hoạt động của câu lạc bộ theo chuyên đề; sƣu tầm tìm hiểu về xã hội, khoa học, về các hiện tƣợng của tự nhiên, về các danh nhân, các nhà bác học, những tấm gƣơng ham học, về các ngành nghề trong xã hội; tham quan cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp....

32

Hoạt động lao động công ích; hoạt động vui chơi giải trí: Vui chơi giải trí là hoạt động giúp học sinh thƣ giãn sau giờ học nhƣ: thi đố vui, thi đấu thể thao, thi ứng xử, các trò chơi....

Quản lý phƣơng pháp và hình thức HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm cho học sinh là quản lý cách tổ chức các hoạt động cho học sinh hiệu quả nhƣ thế nào, tăng cƣờng các phƣơng pháp giúp học sinh tự tin trong hoạt động, gây hứng thú cho học sinh và giúp học sinh phát huy hết khả năng sáng tạo của mình.

1.4.4. Quản lý các lực lương giáo dục tham gia tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm

Trƣớc hết cần hiểu trọng tâm công tác quản lý các lực lƣơng giáo dục khác tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng trải nghiệm này là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra việc thực hiện HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm vào quá trình huy động nguồn lực cộng đồng để phát triển HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm.

Vì vậy, việc xây dựng cơ chế tham gia phối hợp nhƣ thế nào và các lực lƣợng nào hỗ trợ phối hợp, các nội dung xây dựng môi trƣờng nào cần quan tâm là vấn đề đƣợc đặt ra khi lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm. Thực chất có thể thấy quá trình phối hợp hoạt động của các lực lƣợng để tổ chức thực hiện HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm là quá trình “Huy động nguồn lực, huy động trí tuệ, nguồn lực của toàn ngành, toàn xã hội vào việc đổi mới nội dung, chƣơng trình, thực hiện giáo dục toàn diện.

Ban hành cơ chế chính sách cụ thể khuyến khích và quy định trách nhiệm các ngành, địa phƣơng, các tổ chức kinh tế - xã hội và ngƣời sử dụng lao động tham gia xây dựng trƣờng, hỗ trợ kinh phí cho ngƣời học, thu hút nhân lực đã đƣợc đào tạo và giám sát các HĐGD. Chính vì thế công tác thiết

33

lập mối quan hệ giữa nhà trƣờng, phụ huynh học sinh với các lực lƣợng xã hội là vô cùng cần thiết.

Nhƣ vậy, để HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm đạt hiệu quả cao thì các nguồn lực phải đƣợc quản lý một cách thống nhất, đúng mục tiêu, đúng cơ chế quản lý tài chính hiện hành. Trong đó cần nhận thức đúng đắn vai trò của gia đình và xã hội đối với HĐGDNGLL và ngƣợc lại HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm đem lại lợi ích gì cho gia đình và cộng đồng. Sự phối hợp chặt chẽ, hài hòa và tối ƣu giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội sẽ tạo ra các công dân toàn cầu có khả năng thích nghi với mọi môi trƣờng làm việc ở các quốc gia khác nhau và các nền văn hóa khác nhau.

1.4.5. Quản lý điều kiện và phương tiện hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh

Quản lý điều kiện và phƣơng tiện hỗ trợ HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm cho học sinh là quản lý về đội ngũ, cơ sở vật chất và kinh phí cho tổ chức các hoạt động. Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm, Hiệu trƣởng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ; trong đó xác định đủ vị trí công việc cho từng cấp độ, nhƣ: lãnh đạo phụ trách các hoạt động, các vị trí chuyên trách hay kiêm nhiệm chỉ đạo trải nghiệm trong từng bộ phận chức năng của trƣờng, số lƣợng thời gian GVCN phải dành cho hoạt động của học sinh.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng và tổ chức các hội nghị, sinh hoạt chuyên môn, các chuyên đề để nâng cao kiến thức, năng lực cho cán bộ quản lý, GV để thực hiện hiệu quả. Đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị: đây là điều kiện rất quan trọng cho nhà trƣởng hình thành và đi vào hoạt động, là điều kiện không thể thiếu khi tổ chức các hoạt động. Làm tốt công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng.

34

hằng năm, cần đổi các khoản chi, dành một phần ngân sách chi cho việc tăng cƣờng cơ chức các hoạt động trải nghiệm. Điều này phải đƣợc thông qua hội đồng sƣ phạm, và ghi rõ trong quy chế chi tiêu nội bộ. Huy động các nguồn kinh phí khác nhƣ quỹ Đoàn, quỹ lớp, quỹ ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân, các mạnh thƣờng quân, cha mẹ học sinh...để phục vụ cho tổ chức các hoạt động trải nghiệm.

1.5. Các yếu tổ ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng trải nghiệm lên lớp theo hƣớng trải nghiệm

1.5.1. Yếu tố khách quan

1.5.1.1. Nhà trường

Muốn triển khai thực hiện các hoạt động theo chủ đề, hiệu trƣởng cần dựa trên các chủ trƣơng của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc, các quy phạm pháp luật về điều kiện, lĩnh vực đƣợc tổ chức của nhà trƣờng, cần nắm vững các văn bản có liên quan để triển khai đúng hƣớng trong quá trình tổ chức thực hiện. Các cơ quan quản lý cần có những văn bản hƣớng dẫn khả thi để các cơ sở giáo dục thực hiện một cách hiệu quả. Nếu thực hiện đúng nội dung chƣơng trình theo định hƣớng của chƣơng trình phổ thông tổng thể thì sẽ đảm bảo mục tiêu giáo dục và yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với từng học sinh, mỗi lớp học, mỗi cấp học.

1.5.1.2. Gia đình và xã hội

Cha mẹ học sinh là ngƣời gần gũi và có ảnh hƣởng trực tiếp tới học sinh vì vậy mọi hoạt động của học sinh nhất là những hoạt động khác ngoài hoạt động dạy và học rất cần sự đồng thuận cao của cha mẹ học sinh mới tổ chức tốt đƣợc.

Xã hội tác động rất lớn đến việc giáo dục học sinh. Môi trƣờng xã hội đóng vai trò giáo dục thế hệ trẻ, nâng cao hiểu biết, thái độ sống của các em thông qua các hoạt động xã hội diễn ra hàng ngày.

35

1.5.1.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm

Cơ sở vật chất là một trong những điều kiện cần thiết, quan trọng để tổ chức thành công các hoạt động. Cơ sở vật chất để tổ chức HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm phải đáp ứng với từng chủ đề, hình thức, phƣơng pháp tổ chức hoạt động nhƣ: sân chơi, phòng truyền thống, sân tập thể thao,…

Ngoài các yếu tố nhƣ nội dung chƣơng trình, sách báo, sách tham khảo hay đội ngũ CBQL, GV giảng dạy thì yếu tố cơ sở vật chất cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Một nhà trƣờng có đầy đủ các yếu tố nêu trên nhƣng cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, không theo kịp sự phát triển của xã hội thì sẽ không thể có đƣợc một chất lƣợng đào tạo tốt nhất.

Vì vậy, việc tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang bị các phƣơng tiện giảng dạy và học tập hiện đại trong trƣờng học sẽ góp phần đào tạo nên đội ngũ lao động có chất lƣợng, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Nhận thức cán bộ quản lý, đội ngũ GV về tầm quan trọng gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm

Sự nhận thức đúng của CBQL, GV và phụ huynh học sinh về vị trí, vai trò của HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm ở các trƣờng THPT tổ chức đƣợc nhiều hoạt động để học sinh tham gia từ đó góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng. Tuy nhiên, một bộ nhận CBQL, GV phụ huynh và học sinh nhận thức chƣa đúng về vai trò của hoạt động giáo dục trải nghiệm nên trong quá trình tổ chức, chỉ đạo và quản lý các hoạt động sẽ có nhiều hạn chế, hình thức hoạt động đơn điệu, công tác phối kết hợp giữa các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng không đồng bộ, công tác kiểm tra, thi đua, khen thƣởng không kịp thời cũng sẽ làm ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả giáo dục. Năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục của

36

CBQL và GV yếu kém về cách thức quản lý cũng nhƣ các loại hình hoạt động không đổi mới, không có sự lôi cuốn, thiếu hứng thú thì ắt hẳn chất lƣợng sẽ không đạt hiệu quả cao. Vì thế, mà công tác bồi dƣỡng kỹ năng, năng lực tổ chức ở các trƣờng THPT cho CBQL, GV là công việc cần thiết trong quản lý, chỉ đạo các hoạt động trải nghiệm của các Hiệu trƣởng.

1.5.2.2. Trình độ chuyên môn của GV thực hiện HĐGDNGLL theo hướng trải nghiệm

Đa số GV đang giảng dạy đƣợc đào tạo theo khung năng lực sƣ phạm chung, chƣa có nhiều kĩ năng tổ chức các hoạt động vì vậy để tổ chức tốt các hoạt động này đòi hỏi GV phải tự tìm tòi, học hỏi và bồi dƣỡng nghiệp vụ đầy đủ. Nếu nhƣ công tác tổ chức các hoạt động giáo dục của GV yếu kém, không đổi mới, kém hứng thú thì chất lƣợng HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm ở các trƣờng THPT sẽ không đạt hiệu quả cao.

Vì vậy, việc bồi dƣỡng kỹ năng, năng lực tổ chức HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm ở các trƣờng THPT cho GV là công việc hết sức cần thiết. Năng lực tổ chức các hoạt động của GV cao thì mới có thể tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng. Cần dựa trên kế hoạch hoạt động chung của nhà trƣờng, tổ chức các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để đội ngũ này có điều kiện giao lƣu, học tập, rút kinh nghiệm, từ đó nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm.

1.5.2.3. Mối quan hệ giữa nhà trường, các tổ chức xã hội đoàn thể và phụ huynh học sinh

Nhà trƣờng, gia đình và xã hội luôn đƣợc coi là ba khâu giáo dục quan trọng đối với mỗi học sinh. Mỗi lực lƣợng giáo dục đều có thế mạnh riêng. Vì vậy, việc phối hợp các lực lƣợng giáo dục để tổ chức tốt các hoạt động chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện krông pa, tỉnh gia lai (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)