8. Cấu trúc luận văn
1.3.5. Các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo
hướng trải nghiệm
Để thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm thì cơ sở vật chất không những làm tăng tính hấp dẫn của hoạt động mà còn là điều kiện để giúp cho hoạt động đạt hiệu quả cao. Chẳng hạn để thực hiện tốt chủ đề tháng 1 “Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc” thì không thể thiếu đƣợc các phƣơng tiện nhƣ: loa, âm ly, băng hình, tranh ảnh, tài liệu, máy chiếu... phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động nhƣ “Hội vui học tập”, “Thi kể chuyện lịch sử”, “Biểu diễn văn nghệ-hóa trang”.
Trong thực tế các trƣờng THPT ở nói chung và đặc biệt là các trƣờng THPT miền núi nói riêng kinh phí cho các hoạt động còn ít ỏi, cơ sở vật chất chƣa đáp ứng điều này ảnh hƣởng không nhỏ tới hiệu quả của các hoạt động.
Nhƣ vậy, các điều kiện phục vụ HĐGDNGLL nếu đƣợc thuận lợi thì giúp cho hoạt động đạt kết quả cao. Ngƣợc lại nếu cơ sở vật chất, trang thiết bị không đáp ứng với yêu cầu của hoạt động việc tổ chức thực hiện gặp rất nhiều khó khăn và dẫn đến không mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn.
27
1.3.6. Các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm
HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lai với các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng, gia đình và xã hội. Đặc biệt bổ trợ, thúc đẩy cho các hoạt động giảng dạy đạt kết quả, là điều kiện tốt để học sinh phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động trong cuộc sống. Do vậy, các lực lƣợng giáo dục khác tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có mối quan hệ mật thiết với lực lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng; nhƣ Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên huyện, Công an, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Mặt trận tổ quốc,...
Các lực lƣợng giáo dục này tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là xây dựng các hoạt động văn hóa- văn nghệ quần chúng. Thực chất đây cũng là các hoạt động giáo dục với nội dung văn hóa - văn nghệ có định hƣớng giáo dục thẩm mỹ, đạo đức và hành vi xã hội. Các hoạt động tham quan, nghe Hội cựu chiên binh kể chuyện lịch sử, nói chuyện thời sự. Khi nghe câu chuyện lịch sử, các em có dịp dõi theo và hiểu biết sinh động về các sự kiện, hoạt động của đất nƣớc hay khi nghe kể chuyện truyền thống có hiểu biết sâu hơn các sự kiện lịch sử, những truyền thống tốt đẹp mà cha ông ta đã trải qua. Ngoài ra, các em tham gia làm báo tƣờng, nội san trong các cơ quan nhƣ Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Liên hiệp thanh niên huyện giúp các em nâng cao trình độ viết, kĩ năng diễn đạt, các phẩm chất tâm hồn.
1.4. Lý luận về quản lý hgoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng trải nghiệm ở các trƣờng trung học phổ thông hƣớng trải nghiệm ở các trƣờng trung học phổ thông
1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh hướng trải nghiệm cho học sinh
Mục tiêu của HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm cho học sinh ở các trƣờng THPT là củng cố, khắc sâu các kiến thức của môn học; hình thành
28
và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh, giúp học sinh lĩnh hội hệ thống trị thức khoa học. Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT nhƣ: Kĩ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa; kĩ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tƣ cách là chủ thể của hoạt động; kĩ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội. Bồi dƣỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hƣơng đất nƣớc; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tƣợng tự nhiên và xã hội.
Quản lý mục tiêu HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm ở trƣờng THPT là nhằm đảm bảo các quy định về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ để hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và năng lực chung, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng và đất nƣớc. Biết chia sẻ, hợp tác và chủ động sáng tạo trong các hoạt động.
Giáo dục nhận thức: củng cố lý thuyết đã học, bổ sung kiến thức thực tiễn, kinh nghiệm thực hành. Giáo dục kỹ năng: kỹ năng tƣ duy, kỹ năng tự chủ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lý xử tình huống, kỹ năng tổ chức hoạt động,...Giáo dục thái độ: bồi dƣỡng lý tƣởng, tình cảm, tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc; định hƣớng nghề nghiệp; hình thành thái độ năng động, tích cực, sáng tạo.
Để quản lý tốt việc thực hiện mục tiêu HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm thì Hiệu trƣởng phải nâng cao hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động, chỉ đạo cho GV thực hiện đƣợc mục tiêu của HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm thông qua các khâu chuẩn bị, tổ chức các hoạt động và kiểm tra đánh giá kết quả.
29
1.4.2. Quản lý nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh hướng trải nghiệm cho học sinh
Nội dung HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm rất đa dạng và phong phú với nhiều nội dung giáo dục của tất cả các lĩnh vực nhƣ: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trƣờng, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống HIV AIDS và tệ nạn xã hội...
Quản lý nội dung chƣơng trình là chức năng quan trọng trong công tác quản lý của Hiệu trƣởng nhằm định hƣớng cho các hoạt động tại trƣờng trong từng thời điểm của năm học. Phát triển chƣơng trình HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm bao gồm các công việc xây dựng chƣơng trình, đánh giá, chỉnh sửa và hoàn thiện chƣơng trình trải nghiệm. Thông thƣờng phát triển chƣơng trình dạy học trải qua các hoạt động cơ bản: Quyết định loại chƣơng trình; thiết lập mục tiêu của hoạt động phát triển chƣơng trình; sử dụng các kết quả nghiên cứu về việc học tập và sự phát triển tâm lí để hƣớng dẫn những hoạt động đƣợc xây dựng cho học sinh; hoàn thiện công việc qua các hoạt động hợp tác và phối hợp; đánh giá yêu cầu của thị trƣờng và các nhu cầu thực hiện; xem xét các hình thức đánh giá; vòng quay sửa đổi và đầu tƣ tài chính để phát triển liên tục. Tiếp tục phát triển những phẩm chất và năng lực đã hình thành từ giai đoạn giáo dục cơ bản thông qua hoạt động phát triển cá nhân, hoạt động lao động, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng.
Quản lý nội dung chƣơng trình HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm là quản lý việc xây dựng chƣơng trình, đảm bảo sự nhất quán và không bị trùng lặp. Chƣơng trình phải đƣợc xây dựng một cách toàn diện hệ thống đảm bảo tính liên tục, tính thống nhất trong suốt một năm học. Xây dựng chƣơng trình có mục đích là dự bảo mục đích cần đạt tới, mô hình hóa nội dung công việc,
30
chƣơng trình hóa hành động, lựa chọn các biện pháp thực hiện tối ƣu nhất, phân công nhiệm vụ cho ngƣời phụ trách, kinh phí, điều kiện và thời gian hoàn thành các hoạt động đó.
Trong công tác quản lý nội dung hoạt động, thì GVCN đóng vai trò rất quan trọng bởi vì họ là ngƣời thay mặt Hiệu trƣởng quản lý giáo dục một tập thể học sinh, chịu trách nhiệm trƣớc Hiệu trƣởng về chất lƣợng giáo dục của lớp chủ nhiệm.
Ngƣời quản lý phải chỉ đạo và kiểm tra ngƣời dạy thể hiện đƣợc các nội dung trong chƣơng trình HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm. Qua kiểm tra giúp chủ thể quản lý có những thông tin phản hồi chính xác từ đối tƣợng quản lý, mặt khác tạo nên sự liên thông cần thiết trong nhà trƣờng giữa hoạt động dạy - học của GV và học sinh đối với các cán bộ quản lý cũng nhƣ tạo ra mối liên kết giữa nhà trƣờng với các cấp quản lý giáo dục và cộng đồng.
1.4.3. Quản lý phương pháp và hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh
1.4.3.1. Quản lý phương pháp hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh
Quản lý phƣơng pháp hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng trải nghiệm cho học sinh nhằm phục vụ tốt nhất cho việc học tập và giảng dạy, cho việc giáo dục học sinh. Hiệu trƣởng phải xây dựng kế hoạch hƣớng dẫn GV lựa chọn PP HTTC HĐGD phù hợp nội dung giáo dục. Chỉ đạo GV và HS sử dụng đa dạng các phƣơng pháp giáo dục, hình thức tổ chức GD tích cực; chủ động thực hành đổi mới phƣơng pháp dạy học, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục. Các phƣơng pháp dạy học, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục của GV phải hƣớng đến giáo dục học sinh các phƣơng pháp tự rèn luyện. Do vậy, GV lựa chọn phƣơng pháp tổ chức hoạt động giáo dục phải tính đến đặc điểm của hoc sinh hoặc nhóm học sinh.
31
Các phƣơng pháp tổ chức hoạt động giáo dục đƣợc lựa chọn sử dụng phù hợp điều kiện của nhà trƣờng và cộng đồng (CSVC, thiết bị, môi trƣờng GD).
1.4.3.2. Quản lý hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất đa dạng và phong phú, song do những yêu cầu thực tiễn mà hoạt động này đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua ba hình thức tổ chức cơ bản (đã đƣợc qui định và dành thời gian trong kế hoạch dạy học) sau đây: Tiết chào cờ đầu tuần; tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp hàng tuần, tiết sinh hoạt tập thể lớp cuối tuần; hoạt động giáo dục theo chủ điểm hằng tháng.
Các hoạt động này đƣợc chia thành các nhóm nhƣ sau:
Hoạt động xã hội - chính trị: là những hoạt động có liên quan đến dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị, xã hội trong nƣớc và quốc tế đang đƣợc quan tâm; các hoạt động tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của nhà trƣờng, địa phƣơng, dân tộc; các hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, hoạt động từ thiện...
Hoạt động văn hóa nghệ thuật: nội dung của hoạt động văn hóa, nghệ thuật hƣớng vào việc giáo dục cho học sinh có đƣợc những hiểu biết, những tình cảm chân thành đối với con ngƣời, với Tổ quốc, với thiên nhiên và cả với chính bản thân mình.
Hoạt động thể dục, thể thao; hoạt động theo hứng thú khoa học, kỹ thuật: nội dung các hoạt động này nhằm giúp học sinh phát huy sở thích và niềm say mê tìm tòi khám phá ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Đó là những hoạt động của câu lạc bộ theo chuyên đề; sƣu tầm tìm hiểu về xã hội, khoa học, về các hiện tƣợng của tự nhiên, về các danh nhân, các nhà bác học, những tấm gƣơng ham học, về các ngành nghề trong xã hội; tham quan cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp....
32
Hoạt động lao động công ích; hoạt động vui chơi giải trí: Vui chơi giải trí là hoạt động giúp học sinh thƣ giãn sau giờ học nhƣ: thi đố vui, thi đấu thể thao, thi ứng xử, các trò chơi....
Quản lý phƣơng pháp và hình thức HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm cho học sinh là quản lý cách tổ chức các hoạt động cho học sinh hiệu quả nhƣ thế nào, tăng cƣờng các phƣơng pháp giúp học sinh tự tin trong hoạt động, gây hứng thú cho học sinh và giúp học sinh phát huy hết khả năng sáng tạo của mình.
1.4.4. Quản lý các lực lương giáo dục tham gia tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm
Trƣớc hết cần hiểu trọng tâm công tác quản lý các lực lƣơng giáo dục khác tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng trải nghiệm này là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra việc thực hiện HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm vào quá trình huy động nguồn lực cộng đồng để phát triển HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm.
Vì vậy, việc xây dựng cơ chế tham gia phối hợp nhƣ thế nào và các lực lƣợng nào hỗ trợ phối hợp, các nội dung xây dựng môi trƣờng nào cần quan tâm là vấn đề đƣợc đặt ra khi lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm. Thực chất có thể thấy quá trình phối hợp hoạt động của các lực lƣợng để tổ chức thực hiện HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm là quá trình “Huy động nguồn lực, huy động trí tuệ, nguồn lực của toàn ngành, toàn xã hội vào việc đổi mới nội dung, chƣơng trình, thực hiện giáo dục toàn diện.
Ban hành cơ chế chính sách cụ thể khuyến khích và quy định trách nhiệm các ngành, địa phƣơng, các tổ chức kinh tế - xã hội và ngƣời sử dụng lao động tham gia xây dựng trƣờng, hỗ trợ kinh phí cho ngƣời học, thu hút nhân lực đã đƣợc đào tạo và giám sát các HĐGD. Chính vì thế công tác thiết
33
lập mối quan hệ giữa nhà trƣờng, phụ huynh học sinh với các lực lƣợng xã hội là vô cùng cần thiết.
Nhƣ vậy, để HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm đạt hiệu quả cao thì các nguồn lực phải đƣợc quản lý một cách thống nhất, đúng mục tiêu, đúng cơ chế quản lý tài chính hiện hành. Trong đó cần nhận thức đúng đắn vai trò của gia đình và xã hội đối với HĐGDNGLL và ngƣợc lại HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm đem lại lợi ích gì cho gia đình và cộng đồng. Sự phối hợp chặt chẽ, hài hòa và tối ƣu giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội sẽ tạo ra các công dân toàn cầu có khả năng thích nghi với mọi môi trƣờng làm việc ở các quốc gia khác nhau và các nền văn hóa khác nhau.
1.4.5. Quản lý điều kiện và phương tiện hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh
Quản lý điều kiện và phƣơng tiện hỗ trợ HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm cho học sinh là quản lý về đội ngũ, cơ sở vật chất và kinh phí cho tổ chức các hoạt động. Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm, Hiệu trƣởng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ; trong đó xác định đủ vị trí công việc cho từng cấp độ, nhƣ: lãnh đạo phụ trách các hoạt động, các vị trí chuyên trách hay kiêm nhiệm chỉ đạo trải nghiệm trong từng bộ phận chức năng của trƣờng, số lƣợng thời gian GVCN phải dành cho hoạt động của học sinh.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng và tổ chức các hội nghị, sinh hoạt chuyên môn, các chuyên đề để nâng cao kiến thức, năng lực cho cán bộ quản lý, GV để thực hiện hiệu quả. Đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị: đây là điều kiện rất quan trọng cho nhà trƣởng hình thành và đi vào hoạt động, là điều kiện không thể thiếu khi tổ chức các hoạt động. Làm tốt công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng.
34
hằng năm, cần đổi các khoản chi, dành một phần ngân sách chi cho việc tăng cƣờng cơ chức các hoạt động trải nghiệm. Điều này phải đƣợc thông qua hội đồng sƣ phạm, và ghi rõ trong quy chế chi tiêu nội bộ. Huy động các nguồn kinh phí khác nhƣ quỹ Đoàn, quỹ lớp, quỹ ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân, các mạnh thƣờng quân, cha mẹ học sinh...để phục vụ cho tổ chức các hoạt động trải nghiệm.
1.5. Các yếu tổ ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng trải nghiệm lên lớp theo hƣớng trải nghiệm
1.5.1. Yếu tố khách quan