Biện pháp 5: Chỉ đạo việc sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện krông pa, tỉnh gia lai (Trang 94 - 103)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5.Biện pháp 5: Chỉ đạo việc sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và

các điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh

82

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp là nhằm tăng cƣờng và sử dụng hiệu quả CSVC, trang thiết bị dạy học phục vụ HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm đáp ứng yêu cầu dạy học ở trƣờng THPT nhằm phát triển NLHS. Một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức thành công các hoạt động đó là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt động. Các trƣờng có nguồn nhân lực đủ về số lƣợng và mạnh về chất lƣợng, đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sẽ rất thuận lợi cho ngƣời tổ chức, còn nếu trƣờng nào thiếu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực cho tổ chức các hoạt động thì trƣờng đó vẫn tiến hành tổ chức nhƣng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nhà trƣờng tăng mức đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị tận dụng tiềm năng của xã hội.

3.2.5.2. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp

Hiệu trƣởng các trƣờng THPT tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực nhận thức và kỹ năng của đội ngũ tổ trƣởng và giáo viên về vai trò của tăng cƣờng và sử dụng hiệu quả CSVC và trang thiết bị dạy học đối với HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm nhằm phát triển NLHS.

Hằng năm, Hiệu trƣởng thƣờng xuyên kiện toàn ban chỉ đạo HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm và các thành viên để luôn đảm bảo đủ về số lƣợng thực hiện (mời các LLXH tham gia làm thành viên, đặc biệt là

Ban ĐDCMHS).

Chỉ đạo quản lý và sử dụng tốt các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính sẽ tác động mạnh mẽ đến chất lƣợng của tổ chức các hoạt động. Đó là phƣơng tiện giúp GV chuyển tải tri thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành các năng lực, phẩm chất cho học sinh. Khi tổ chức các hoạt động “không thể tổ chức chay, tổ chức suông” mà không có thiết bị hay cơ sở vật chất vì nó là điều kiện tiên quyết quyết định sự thành công.

83

Đội ngũ giáo viên phải có ý thức và tinh thần trách nhiệm trong việc bảo quản, giữ gìn đồ dùng dạy học, đồng thời sử dụng hiệu quả các trang thiết bị hiện có và tích cực tự làm đồ dùng dạy học.

Tiết kiệm, tránh lãng phí; khai thác một cách có hiệu quả các trang thiết bị hiện có của nhà trƣờng. Khi tổ chức xong một hoạt động cần thu dọn, kiểm kê các thiết bị, kiểm tra chất lƣợng trƣớc khi đƣa vào cất giữ, cuối năm học phải kiểm kê, đánh giá chất lƣợng để sửa chữa hoặc mua bổ sung. Mỗi trƣờng cần có sự đầu tƣ một trang thiết bị tối thiểu nhƣ: tài liệu, cờ, đàn, băng nhạc, dụng cụ thể thao, hệ thống loa đài, máy chiếu đa năng, mô hình phù hợp hoạt động... Xã hội hóa giáo dục, xây dựng các tủ sách lớp học theo hƣớng tăng cƣờng các đầu sách nuôi dƣỡng tâm hồn học sinh. Khuyến khích học sinh tham gia các câu lạc bộ.

Về tài chính dành cho việc tổ chức HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm thƣờng rất đa dạng và tốn kinh phí (kinh phí làm phần thƣởng, kinh phí để mua các vật dụng cần thiết khi tổ chức các cuộc thi, kinh phí tham quan học hỏi...), vì vậy để tổ chức thực hiện tốt các hoạt động đòi hỏi hiệu trƣởng cần chú ý quan tâm huy động nguồn tài chính.

Phát động phong trào nhƣ quỹ Đoàn, quỹ lớp phục vụ cho các hoạt động của Đoàn thanh niên của lớp nhƣ: tổ chức làm kế hoạch nhỏ, nuôi heo đất, quỹ ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân, cha mẹ học sinh..., các doanh nghiệp đóng ở địa phƣơng, các đơn vị kết nghĩa để họ giúp đỡ nhà trƣờng về chi phí hoạt động.

Cách thức thực hiện:

Thứ nhất, tổ chức phát triển CSVC của nhà trƣờng. CSVC là điều kiện giảng dạy- học tập tích cực của giáo viên và HS là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên chất lƣợng của hoạt động dạy học theo định hƣớng phát triển NLHS. Vì thế, tùy theo điều kiện và nhu cầu thực tế của nhà trƣờng, hiệu

84

trƣởng chỉ đạo mua sắm, sửa chữa, xây dựng bảo quản… phòng học, phòng chức năng, thƣ viện, sân chơi, bãi tập, phòng ăn, cây xanh, bóng mát... nhằm tạo ra một môi trƣờng xanh, sạch, đẹp và an toàn, thuận tiện cho việc dạy và học theo định hƣớng phát triển NLHS.

Thứ hai, tổ chức hoạt động phát triển thiết bị dạy học. Cùng với CSVC, thiết bị dạy học có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng dạy học theo định hƣớng phát triển NLHS. Do đó, hiệu trƣờng cần chỉ đạo công tác này một cách chặt chẽ từ việc xây dựng kế hoạch mua sắm, triển khai mua sắm đến việc sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học; đồng thời khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học...

Thứ ba, tổ chức sử dụng hiệu quả trang thiết bị dạy học. Ứng dụng trang

thiết bị dạy học đã trở thành một nhu cầu tự nhiên của giáo viên và HS trong quá trình dạy học nói chung, dạy học theo định hƣớng phát triển NLHS nói riêng. Để chỉ đạo công tác ứng dụng trang thiết bị dạy học trong dạy học, đòi hỏi hiệu trƣởng phải làm tốt một số công việc sau đây:

Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch phát triển trang thiết bị dạy học. Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực từ xã hội hóa giáo dục để tăng cƣờng mua sắm thêm thiết bị trang thiết bị dạy học nói trên phục vụ cho HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm nhằm phát triển NLHS.

Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch chỉ đạo việc tăng cƣờng sử dụng, bảo quản trang thiết bị dạy học vào quá trình GDNGLL theo hƣớng trải nghiệm đối với từng tổ chuyên môn, từng giáo viên...

3.2.5.3. Lưu ý khi vận dụng

Cần phải phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các tổ chức và thống nhất nội dung hoạt động, phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao nhận thức cho các lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng về vai trò trách nhiệm của mình trong việc phát huy nguồn lực để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho

85

học sinh vì sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội không chỉ riêng gì trong trƣờng học.

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền cho cộng đồng về nhà trƣờng, tạo lập uy tín, niềm tin đối với phụ huynh, cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phƣơng thông qua việc khẳng định uy tín, chất lƣợng của nhà trƣờng.

Cân đối nguồn ngân sách đƣợc cấp hàng năm, các khoản chi để dành một phần ngân sách chi cho việc tăng cƣờng cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dƣỡng GV nâng cao trình độ; kinh phí tổ chức. Điều này phải đƣợc thông qua hội đồng và phải có trong quy chế chi tiêu nội bộ. Cần quản lý và bảo quản tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có trong các nhà trƣờng.

Để thực hiện biện pháp này, đòi hỏi các trƣờng THPT phải có CSVC đảm bảo, có cơ sở hạ tầng trang thiết bị dạy học đủ mạnh, đồng thời có nguồn lực tài chính để đảm bảo cho việc tăng cƣờng CSVC, đẩy mạnh sử dụng trang thiết bị dạy học hợp lý, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu dạy học ở trƣờng THPT theo định hƣớng phát triển NLHS.

3.2.6. Biện pháp 6: Hoàn thiện hệ thống các quy định nội bộ về tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống các quy định nội bộ về tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng trải nghiệm. Công tác xây dựng kế hoạch phải phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông: Phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực HS. Do đó, mục tiêu của biện pháp là đƣa việc quy định về hồ sơ giáo án, tài liệu, các quy chuẩn về đánh giá thực hiện hoạt động NGLL theo hƣớng tổ chức trải nghiệm ở các trƣờng THPT theo định hƣớng phát triển năng lực HS. Xây dựng quy định và quy chế khen thƣởng hợp lý khi đánh giá phẩm chất và năng lực của HS qua việc thực hiện

86

hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng trải nghiệm.

3.2.6.2. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp

Bộ phận chuyên môn của nhà trƣờng xây dựng hoạch thời gian hoạt động của GV và HS theo tiếp cận phát triển NL ngƣời học; kế hoạch hoạt động NGLL theo hƣớng trải nghiệm ở các trƣờng THPT định hƣớng phát triển năng lực HS sẽ xác định các công việc mà GV và HS cần làm trong những khoảng thời gian nhất định (tiết, ngày, tuần, tháng, học kỳ, năm học). Nhờ vậy, trƣớc khi tiến hành hoạt động dạy học, giáo viên và HS đã biết đƣợc một cách rõ ràng các công việc cần làm trong khoảng thời gian xác định, kèm theo những yêu cầu cụ thể đối với từng công việc.

Mục tiêu của kế hoạch, giáo án HĐNGLL theo hƣớng trải nghiệm ở các trƣờng THPT định hƣớng phát triển năng lực HS không chỉ là kế hoạch thực hiện các mục tiêu hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ mà quan trọng hơn còn là kế hoạch phát triển năng lực HS qua từng môn học. Vì vậy, khi hƣớng dẫn GV xây dựng kế hoạch dạy học, Hiệu trƣởng có thể giúp giáo viên xác định rõ những NL chung và NL đặc thù bộ môn cần hình thành ở HS trong quá trình dạy học.

Hiệu trƣởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động NGLL theo hƣớng trải nghiệm ở các trƣờng THPT theo định hƣớng phát triển năng lực HS;

Hiệu trƣởng nghiên cứu, tham mƣu các cấp xây dựng bộ tài liệu chung cho từng địa phƣơng, đáp ứng với yêu cầu của từng vùng miền, phù hợp với các giá trị đạo đức truyền thống và bản sắc văn hóa lâu đời của các năm dân tộc anh em đang sinh sống tại huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai.

Xây dựng KHDH theo định hƣớng phát triển NLHS là việc làm còn khá mới mẻ đối với nhiều giáo viên THPT. Để việc xây dựng KHDH theo định hƣớng phát triển năng lực HS trở nên thành thục đối với mọi giáo viên họ cần có kỹ năng. Xây dựng quy định, quy chế thi đua khen thƣởng theo định hƣớng

87

phát triển NLHS là việc làm còn khá mới mẻ đối với nhiều giáo viên THPT. Để việc xây dựng quy định, quy chế thi đua khen thƣởng theo định hƣớng phát triển năng lực HS trở nên thành thục đối với mọi giáo viên họ cần có kỹ năng, có thƣớc đo chuẩn, bộ tiêu chi chuẩn. Hiệu trƣởng tổ chức, hƣớng dẫn cho giáo viên xây dựng thƣớc đo phù hợp với đăch điểm tâm sinh sinh lý từng khối lớp học thể hình thành đƣợc từ học sinh.

Cách thức thực hiện

Bộ phận chuyên môn của nhà trƣờng hƣớng dẫn giáo viên xác định rõ các yêu cầu đối với một kế hoạch thực hiện hoạt động NGLL theo hƣớng trải nghiệm ở trƣờng THPT theo định hƣớng phát triển năng lực HS.

Một kế hoạch hoạt động NGLL theo hƣớng trải nghiệm ở các trƣờng THPT theo định hƣớng phát triển NLHS cần đáp ứng các yêu cầu sau đây: trang bị cho HS những kiến thức cần thiết, cơ bản trong nội dung, chƣơng trình dạy học đáp ứng yêu cầu phát triển NL; phát triển khả năng thực hiện (các kỹ năng thực hành, phát hiện và ứng xử tích cực) trong học tập cũng nhƣ trong thực tiễn cuộc sống của HS; giúp HS hứng thú học tập, tránh áp đặt; nội dung phát triển NL phải phù hợp với từng đối tƣợng HS ở từng lớp, thông qua bài chƣơng môn học.

Tổ trƣởng chuyên môn tổ chức xây dựng giáo án chung cho hoạt động NGLL theo hƣớng trải nghiệm ở các trƣờng THPT theo định hƣớng phát triển NLHS tùy theo đặc thù riêng của bộ môn. Việc xây dựng giáo án dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực HS cần đƣợc thực hiện theo quy trình sau đây: Bước 1: Tìm hiểu chƣơng trình, sách giáo khoa môn học hay tài liệu giáo dục của địa phƣơng.

Bước 2: Xác định các NL chung và NL đặc thù cần đƣợc hình thành, phát triển ở HS trong quá trình hoạt động NGLL theo hƣớng tổ chức trải nghiệm ở trƣờng THPT.

88

Vì HĐNGLL gắn chặt với các môn học, nên mỗi môn học đều góp phần hình thành, phát triển các NL chung; đồng thời, còn phải hình thành, phát triển các NL đặc thù, thể hiện vai trò ƣu thế của môn học.

Ví dụ, môn Lịch sử cần hình thành cho HS các NL chuyên biệt: NL nắm đƣợc bản chất của các sự kiện, hiện tƣợng lịch sử; NL nhận xét, đánh giá đƣợc các sự kiện, nhân vật lịch sử; NL rút ra đƣợc những quy luật và bài học kinh nghiệm lịch sử; NL liên hệ, vận dụng tri thức lịch sử vào đời sống thực tiễn tƣơng lai…

Bước 3: Xác định hệ thống nhiệm vụ - hành động học tập mà HS cần

thực hiện qua từng bài chƣơng môn học. Năng lực chỉ đƣợc hình thành, phát triển trong hoạt động và bằng hoạt động. Đối với HS, NL đƣợc hình thành, phát triển thông qua việc vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào các tình huống thực tế với những mức độ khác nhau: từ giải quyết các nhiệm vụ học tập đến giải quyết các nhiệm vụ của cuộc sống.

Bước 4: Lựa chọn PP, hình thức tổ chức hoạt động NGLL theo hƣớng tổ

chức trải nghiệm phù hợp để triển khai các nhiệm vụ - hành động học tập đến HS.

Bước 5: Lựa chọn phƣơng pháp và hình thức đánh giá kết quả thực hiện

nhiệm vụ, hành động học tập của HS.

Bước 6: Lập kế hoạch hoạt động NGLL theo hƣớng trải nghiệm.

Kế hoạch hoạt động NGLL theo hƣớng trải nghiệm ở các trƣờng THPT đƣợc lập ở các cấp độ khác nhau, từ vĩ mô (kế hoạch dạy học môn học) đến vi mô (kế hoạch dạy học tiết học bài học). Nhƣng dù ở cấp độ nào, kế hoạch dạy học cũng phải luôn luôn là một “chương trình hành động phát triển năng lực

HS”. Hiệu trƣởng chỉ đạo khai thác các nguồn lực để thực hiện kế hoạch hoạt

động NGLL theo hƣớng trải nghiệm ở các trƣờng THPT định hƣớng phát triển năng lực HS.

89

Đánh giá học sinh và đánh giá kết quả thực hiện HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm là công việc vô cùng quan trọng. Kết quả này giúp GV đánh giá đúng năng lực của học sinh, từ đó có thể hỗ trợ, thúc đẩy sự tiến bộ của từng cá nhân học sinh. Thông qua việc đánh giá hiệu quả của các hoạt động, nhà trƣờng có thể đánh giá kết quả thực hiện chƣơng trình giáo dục của trƣờng, của lớp, xem xét tính thực tiễn, nội dung, quá trình thực hiện và kết quả của kế hoạch thực hiện. Điều này giúp cải tiến, đổi mới phƣơng pháp chỉ đạo thực hiện chƣơng trình trong nhà trƣờng đạt hiệu quả hơn.

Xây dựng đƣợc các tiêu chí đánh giá kết quả sát với mục đích, yêu cầu của từng hoạt động, trong từng thời điểm. Xây dựng đƣợc lực lƣợng đánh giá có uy tín đối với từng hoạt động, việc đánh giá phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục, hiệu trƣởng phải kiểm tra từ trên xuống.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá và giám sát việc thực hiện. Cách kiểm tra: kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên công tác chuẩn bị, quá trình tổ chức cho hoạt động, kết quả của hoạt động, kiểm tra chéo giữa các lớp, kiểm tra định kỳ, hoặc kiểm tra đột xuất.

Tổng kết, đánh giá, tuyên dƣơng khen thƣởng: kết quả đánh giá là một trong những tiêu chí xếp loại danh hiệu thi đua và đánh giá công chức, viên chức hàng năm. Công tác kiểm tra, đánh giá cần đƣợc đổi mới theo hƣớng coi trọng chức năng phát hiện năng lực học sinh để điều chỉnh, tƣ vấn hơn là tập trung tìm sai sót. Hình thức đánh giá có thể bằng nhận xét, bằng động viên hoặc bằng xếp loại; làm căn cứ đánh giá và xếp loại hạnh kiểm cuối mỗi học kỳ và năm học, xếp loại thi đua tập thể lớp. Khi đánh giá hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện krông pa, tỉnh gia lai (Trang 94 - 103)