Kết quả áp dụng vào thực tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện krông pa, tỉnh gia lai (Trang 109 - 114)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.4.Kết quả áp dụng vào thực tế

Sau khi xây dựng hệ thống cơ sở lý luận, nghiên cứu đặc điểm điều kiện kinh tế- xã hội của huyện Krông Pa, chúng tôi đã xây dựng 06 biện pháp quản lý. Chúng tôi tiến hành cụ thể hóa biện pháp 5: “Chỉ đạo việc sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng trải nghiệm cho học sinh” và biện pháp 4: “Xây dựng cơ chế phối hợp với các lực lƣợng giáo dục tham gia vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng trải nghiệm”. Chúng tôi cho rằng đây là những biện pháp này là khả thi và cấp thiết nhất.

Thời gian áp dụng: 03 tháng, từ tháng 10 2020 đến hết tháng 12 2020.

Đối với biện pháp 5:

Tổ chức thực hiện:

Có kế hoạch xác định cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp cho tổ chức hoạt động trải nghiệm vừa tránh lãng phí và đạt hiệu quả cao, đáp ứng mọi hoạt động môi truờng thoáng đãng, hợp vệ sinh. Lập kế hoạch kinh phí tổ chức các hoạt động. Tranh thủ sự lãnh đạo, quan tâm của các cấp, nhất là Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai, địa phƣơng nơi trƣờng đứng chân, phụ huynh và các LLGD khác trong việc huy động cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động trải nghiệm.

Kết quả đạt được: Các đơn vị trƣờng học đã chú trọng tăng cƣờng đầu

tƣ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đặc biệt tổ chức hoạt động trải nghiệm phù hợp với điều kiện của nhà trƣờng và của địa phƣơng. Việc quản lý, bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động HĐGDNGLLtheo hƣớng trải nghiệm một các hiệu quả, mang lại sự hứng thú cho các em học sinh.

97 156 126 11 7 Biểu đồ 3.1 Rất thích Thích Ít thích Không thích

Biểu đồ 3. 1. Biểu diễn việc các em thích tham gia hoạt động trải nghiệm theo hƣớng tự rèn luyện, đóng vai

Đối với biện pháp 4:

Tổ chức thực hiện:

Tăng cƣờng xây dựng cơ chế phối hợp với các lực lƣợng giáo dục tham gia vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng trải nghiệm. Có kế hoạch xây dựng cơ chế phối hợp cho phù hợp để tổ chức hoạt động trải nghiệm vừa tránh lãng phí và đạt hiệu quả cao, đáp ứng mọi hoạt động. Lập kế hoạch kinh phí cho tổ chức các hoạt động đƣợc các LLGD tham gia góp ý, để khi tiến hành tổ chức hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất.

Kết quả đạt được:

Đã huy động và phối hợp các nguồn lực cộng đồng tham gia tổ chức thực hiện HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm, có sự tham gia của toàn xã hội xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh, làm cho mọi ngƣời, mọi tổ chức đều đƣợc đóng góp để phát triển các HĐGD trong nhà trƣờng mà cụ thể là các HĐGDNGLL; từ đó thống nhất nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội, mọi cá nhân, tập thể, cộng đồng về vị trí, vai trò quan trọng các HĐGDNGLL trong công tác đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực phát triển

98

toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện; làm nên sức mạnh nội sinh ở dân tộc góp phần hiện đại hoá giáo dục, đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH đất nƣớc.

Tiểu kết chƣơng 3

Để thực hiện có hiệu quả công tác này, cán bộ QLGD ở các trƣờng THPT huyện Krông Pa cần nắm vững các nguyên tắc của công tác quản lý HĐGDNGLL nói chung và chủ trƣơng, chính sách thực hiện quản lý HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm tại huyện nói riêng; từ đó vận dụng theo các chức năng của quản lý để quản lý HĐGDNGLL theo hƣớng trải một cách linh hoạt, mềm dẻo thông qua 6 biện pháp đƣợc đề xuất trên.

Với các biện pháp nêu trên và thông qua kết quả thực nghiệm thành công hai trong sáu biện pháp đã đƣợc đề xuất (Biện pháp 4 và Biện pháp 5) chúng tôi đi đến kết luận rằng: để nâng cao hiệu quả quản lý HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm, cán bộ QLGD cần có sự sáng tạo trong nghệ thuật quản lý của mình, cần biết lựa chọn và sử dụng các biện pháp một cách đồng bộ, biết phối hợp chúng một cách nhịp nhàng để đảm bảo đƣợc tính khả thi, phù hợp với đặc điểm nhà trƣờng và các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của địa phƣơng.

Những biện pháp đƣợc đánh giá cao về tính khả thi là: Biện pháp Tổ chức bồi dƣỡng năng lực, nghiệp vụ thực hiện HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm; các biện pháp chỉ đạo việc sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng trải nghiệm cho học sinh và hoàn thiện hệ thống các quy định nội bộ về tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng trải nghiệm cho học sinh. Những kết quả khảo nghiệm đã xác nhận mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, nội dung của luận văn đã đáp ứng đƣợc mục đích nghiên cứu và giải quyết tốt các nhiệm cụ nghiên cứu của đề tài đã đặt ra.

99

Tuy nhiên, để ứng dụng hiệu quả các biện pháp này vào thực tiễn cần phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng. Mặt khác, hiệu trƣởng các trƣờng THPT phải biết vận dụng đồng bộ các biện pháp một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đối tƣợng và tình huống cụ thể nhằm phát huy đƣợc tiềm năng và thế mạnh của đội ngũ cán bộ quản lý cùng tập thể GV trong nhà trƣờng thực hiện có hiệu quả các mục tiêu quản lý.

100

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu của Luận văn đã chứng minh đƣợc giả thuyết đặt ra trong chƣơng 1. Sáu biện pháp mà chúng tôi khảo nghiệm về tính thực tiễn, tính khả thi và tính cấp thiết, chứng tỏ Luận văn có giá trị về khoa học và thực tiễn, phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ đã đƣợc đề ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các trƣờng đã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác quản lý HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm cho học sinh. Hiệu trƣởng các trƣờng đã chủ động chỉ đạo các tổ chức đoàn thể trong nhà trƣờng phối hợp với các lực lƣợng ngoài xã hội cùng đồng lòng tổ chức HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm cho học sinh. Tuy nhiên nội dung QLGDĐĐ còn phiến diện, hình thức còn nghèo nàn, đơn điệu, các biện pháp HĐGDNGLL cho học sinh còn hạn chế, một số học sinh còn chƣa nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của HĐGDNGLL, do vậy ảnh hƣởng không tốt tới chất lƣợng giáo dục toàn diện của nhà trƣờng.

Những năm qua ngành giáo dục Gia Lai nói chung, việc giáo dục ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Krông Pa nói riêng đã có nhiều cố gắng, nỗ lực và có nhiều thành tựu trong công tác quản lý HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm cho học sinh. Công tác quản lý HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm cho học sinh ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Krông Pa có những biến chuyển tích cực, đã có nhiều tiến bộ. Giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các LLGD khác đã thấy đƣợc tầm quan trong của hoạt động này. Chính vì vậy mà kết quả giáo dục toàn diện trong các nhà trƣờng cũng đƣợc từng bƣớc nâng cao.

101

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện krông pa, tỉnh gia lai (Trang 109 - 114)