Lý luận về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng trả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện krông pa, tỉnh gia lai (Trang 29)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Lý luận về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng trả

HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm ở THPT không giống các môn học khác, là một môn học đặc thù nên nó không có hệ thống kiến thức riêng mà phản ánh tri thức của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Chính vì vậy, HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm chính là dịp, là cơ hội để học sinh củng cố, ôn lại kiến thức đã học nhằm giúp các em khắc sâu

17

hơn kiến thức đã học mà bản thân những giờ học trên lớp không đủ điều kiện để trang bị toàn bộ những tri thức có liên quan đến môn học. Do vậy, HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm sẽ cung cấp làm phong phú thêm tri thức cho học sinh, nhất là những tri thức gắn với thực tiễn, có tính cụ thể và thiết thực.

Ngoài ra, thông qua HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm GV giúp học sinh định hƣớng chính trị xã hội, có hiểu biết nhất định về truyền thống dựng nƣớc và giữ nƣớc, truyền thống văn hóa của dân tộc... đồng thời nâng cao nhận thức cho học sinh về các vấn đề mà nhân loại đang quan tâm: hòa bình, bảo vệ môi trƣờng, sự gia tăng dân số, bệnh dịch...

1.3.1. Mục tiêu giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông

Mục tiêu của HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm đặt ra là: Hoạt động trải nghiệm, hƣớng nghiệp giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã đƣợc hình thành ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở. Kết thúc giai đoạn giáo dục định hƣớng nghề nghiệp, học sinh có khả năng thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau; thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân; có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn đƣợc nghề nghiệp tƣơng lai; xây dựng đƣợc kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành ngƣời công dân có ích [4].

Do vậy yêu cầu cần đạt về năng lực là giúp hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo đƣợc biểu hiện qua các năng lực đặc thù gồm có năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hƣớng nghề nghiệp. Yêu cầu cần đạt về các năng lực đặc thù này đƣợc thể hiện nhƣ sau:

18

Về năng lực thích ứng với cuộc sống, các em phải đạt được hai kĩ năng: Thứ nhất là kĩ năng hiểu biết về bản thân và môi trƣờng sống là xác định

đƣợc phong cách của bản thân; thể hiện đƣợc hứng thú của bản thân và tinh thần lạc quan về cuộc sống; thể hiện đƣợc tƣ duy độc lập và giải quyết vấn đề của bản thân; đánh giá đƣợc điểm mạnh, yếu và khả năng thay đổi của bản thân; khẳng định đƣợc vai trò, vị thế của cá nhân trong gia đình, nhà trƣờng và xã hội; giải thích đƣợc vì sao con ngƣời, sự vật, hiện tƣợng xung quanh luôn biến đổi và rút ra đƣợc bài học cho bản thân từ sự hiểu biết này; phân tích đƣợc ảnh hƣởng của môi trƣờng tự nhiên và xã hội đến sức khoẻ và trạng thái tâm lí của cá nhân và chỉ ra đƣợc sự tác động của con ngƣời đến môi trƣờng tự nhiên, xã hội.

Thứ hai là kĩ năng điều chỉnh bản thân và đáp ứng với sự thay đổi. Học

sinh phải điều chỉnh đƣợc những hiểu biết, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân phù hợp với bối cảnh mới; thay đổi đƣợc cách suy nghĩ, biểu hiện thái độ, cảm xúc của bản thân để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ, hoàn cảnh mới; thể hiện đƣợc khả năng tự học trong những hoàn cảnh mới; thực hiện đƣợc các nhiệm vụ trong hoàn cảnh mới; thể hiện đƣợc sự tự tin trong giao tiếp, ứng xử và trong các mối quan hệ khác nhau; giải quyết đƣợc một số vấn đề về môi trƣờng tự nhiên và xã hội phù hợp với khả năng của mình.

Về năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động các em phải đạt được ba kĩ năng:

Một là kĩ năng lập kế hoạch, học sinh phải xác định đƣợc mục tiêu, nội

dung hoạt động, phƣơng tiện và hình thức hoạt động phù hợp; dự kiến đƣợc nguồn lực cần thiết cho hoạt động: nhân sự, tài chính, điều kiện thực hiện khác; dự kiến đƣợc thời gian cho từng hoạt động và sắp xếp chúng trong một trật tự thực hiện hoạt động hợp lí.

Hai là kĩ năng thực hiện kế hoạch và điều chỉnh hoạt động, các em phải hoàn thành đƣợc các kế hoạch hoạt động theo thời gian đã xác định và linh

19

hoạt điều chỉnh hoạt động khi cần; thể hiện đƣợc sự chủ động hợp tác, hỗ trợ mọi ngƣời trong hoạt động để đạt mục tiêu chung; lãnh đạo đƣợc bản thân và nhóm, tạo động lực và huy động sức mạnh nhóm hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch; lựa chọn đƣợc hoạt động thay thế cho phù hợp hơn với đối tƣợng, điều kiện và hoàn cảnh; xử lí đƣợc tình huống, giải quyết vấn đề nảy sinh trong hoạt động một cách sáng tạo.

Ba là kĩ năng đánh giá hoạt động, để hình thành kỹ năng này các em

đánh giá đƣợc những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hƣởng đến quá trình tổ chức hoạt động và kết quả hoạt động; đánh giá đƣợc một cách khách quan, công bằng sự đóng góp của bản thân và ngƣời khác khi tham gia hoạt động; rút ra đƣợc bài học kinh nghiệm và đề xuất đƣợc phƣơng án cải tiến.

Về năng lực định hướng nghề nghiệp các em phải đạt được ba kĩ năng:

Một là hiểu biết về nghề nghiệp,học sinh phải giải thích đƣợc các điều kiện làm việc, công việc và vị trí việc làm của các nghề/nhóm nghề; phân tích đƣợc yêu cầu về phẩm chất, năng lực của ngƣời làm nghề; trình bày đƣợc nhu cầu xã hội đối với các nghề và sự phát triển của các nghề đó trong xã hội; Giới thiệu đƣợc các thông tin về trƣờng cao đẳng, đại học, các trƣờng trung cấp học nghề và các cơ sở đào tạo nghề liên quan đến định hƣớng nghề nghiệp của bản thân; phân tích đƣợc vai trò của các công cụ của các ngành nghề, cách sử dụng an toàn, những nguy cơ tai nạn có thể xảy ra và cách đảm bảo sức khoẻ nghề nghiệp.

Hai là hiểu biết và rèn luyện phẩm chất, năng lực liên quan đến nghề nghiệp, học sinh phải thể hiện đƣợc hứng thú đối với nghề hoặc lĩnh vực nghề nghiệp và thƣờng xuyên thực hiện hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp đó; xác định đƣợc những phẩm chất và năng lực của bản thân phù hợp hoặc chƣa phù hợp với yêu cầu của nhóm nghề và nghề định lựa chọn; rèn luyện đƣợc những phẩm chất, năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu của nghề định lựa chọn và

20

với nhiều nghề khác nhau; biết cách giữ an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp.

Ba là kĩ năng ra quyết định và lập kế hoạch học tập theo định hƣớng nghề nghiệp, các em phải tổng hợp và phân tích đƣợc các thông tin chủ quan, khách quan liên quan đến nghề định lựa chọn; ra đƣợc quyết định lựa chọn nghề, trƣờng đào tạo nghề, hƣớng học tập nghề nghiệp; lập đƣợc kế hoạch học tập và phát triển nghề nghiệp [4].

1.3.2. Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở các trường trung học phổ thông

Chƣơng trình HĐGDNGLL là một chƣơng trình giáo dục nhằm khép kín không gian và thời gian giáo dục học sinh. Đây là một phần rất quan trọng trong kế hoạch giáo dục của trƣờng THPT đƣợc thể hiện thành một chƣơng trình cụ thể. Nội dung giáo dục trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tổng hợp nội dung của nhiều loại hình khác nhau nhƣ: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động và các nội dung giáo dục pháp luật, giáo dục môi trƣờng, giáo dục hòa bình…

Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng trung học phổ thông đƣợc tiến hành theo các chủ đề lớn, mỗi chủ đề gồm nhiều nội dung chia nhỏ, chủ đề lớn đƣợc thiết kế cho cả ba khối lớp, nhƣng mục tiêu hoạt động, nội dung hoạt động ở các khối lớp là không giống nhau mà đƣợc thiết kế theo cấu trúc đồng tâm một hệ thống cấu trúc mang tính chất đồng tâm, tịnh tiến. Nội dung hoạt động đƣợc thiết kế mang tính hệ thống, tính kế thừa, những kết quả hoạt động giáo dục ở lớp trƣớc là cơ sở, là tiền đề để tiến hành hoạt động giáo dục ở lớp sau, đồng thời những nội dung hoạt động ở lớp sau nhằm củng cố các kết quả ở lớp dƣới.

Nội dung giáo dục của HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm cần thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng đƣợc nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn

21

cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi. Nội dung cơ bản của chƣơng trình xoay quanh các mối quan hệ giữa cá nhân học sinh với bản thân; giữa học sinh với ngƣời khác, cộng đồng và xã hội; giữa học sinh với môi trƣờng; giữa học sinh với nghề nghiệp.

Những vấn đề trên đƣợc cụ thể hóa thành 9 chủ đề hoạt động trong 12 tháng đó là:

1.3.3. Phương pháp và hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở các trường trung học phổ thông

1.3.3.1. Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở các trường THPT

Phƣơng pháp tổ chức HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm cho học sinh ở các trƣờng THPT rất phong phú và đa dạng mang tính tập thể và phát huy đƣợc tinh thần tự chủ, sáng tạo và linh hoạt của học sinh. Hiện nay có một số phƣơng pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo đang đƣợc triển khai trong các nhà trƣờng đó là: phƣơng pháp giải quyết vấn đề; phƣơng pháp trò

Tháng Tên chủ điểm Số tiết

Tháng 9 Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp Công

nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nƣớc 2 tiết Tháng 10 Thanh niên với tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình 2 tiết Tháng 11 Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sƣ trọng đạo 2 tiết Tháng 12 Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 2 tiết Tháng 1 Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc 2 tiết Tháng 2 Thanh niên với lý tƣởng cách mạng 2 tiết

Tháng 3 Thanh niên với vấn đề lập nghiệp 2 tiết

Tháng 4 Thanh niên với hòa bình hữu nghị và hợp tác 2 tiết

Tháng 5 Thanh niên với Bác Hồ 2 tiết

22

chơi; phƣơng pháp đóng vai; phƣơng pháp làm việc nhóm...

Phƣơng pháp giải quyết vấn đề

Phƣơng pháp giải quyết vấn đề là con đƣờng quan trọng để phát huy tính tích cực của học sinh. Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng chƣa có quy luật sẵn cũng nhƣ những tri thức, kỹ năng sẵn có chƣa đủ giải quyết mà còn khó khăn, cản trở cần vƣợt qua. Giải quyết vấn đề thƣờng đƣợc vận dụng khi học sinh phải phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trƣớc một hiện tƣợng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động. Thông qua việc giải quyết những tình huống thực tế nhƣ vậy thì những năng lực thực tiễn của học sinh cũng đƣợc hình thành.

Phƣơng pháp trò chơi

Trò chơi có thể đƣợc sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhƣ làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố những tri thức đã đƣợc tiếp nhận... Trò chơi có những thuận lợi nhƣ: phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh; giúp cho học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới, giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo đƣợc bầu không khí thân thiện, tạo cho học sinh tác phong nhanh nhẹn... Vì vậy, tổ chức cho học sinh vui chơi là một loại hình hoạt động trải nghiệm phổ biến và có ý nghĩa tích cực.

Phƣơng pháp đóng vai

Phƣơng pháp đóng vai rất có tác dụng trong việc rèn luyện về kỹ năng giao tiếp, ứng xử của học sinh. Đóng vai là phƣơng pháp giúp học sinh thực hành những cách ứng xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở đƣợc tƣởng tƣợng và ý nghĩ sáng tạo của các em. Đóng vai thƣờng không có kịch bản cho trƣớc, mà học sinh tự xây dựng trong quá trình hoạt động. Việc “diễn” không phải là phần chính của phƣơng pháp này mà điều

23

quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.

Phƣơng pháp diễn đàn

Diễn đàn là một phƣơng pháp tiến hành hoạt động đƣợc sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trƣờng, thầy cô giáo, cha mẹ và những ngƣời lớn khác có liên quan. Thông qua diễn đàn, học sinh có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mình về một vấn đề nào đó có liên quan đến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của các em; đồng thời đây cũng là dịp để các em biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau. Mục đích của việc tổ chức diễn đàn là để tạo cơ hội, môi trƣờng cho học sinh đƣợc bày tỏ ý kiến về những vấn đề các em quan tâm, giúp các em khẳng định vai trò và tiếng nói của mình, đƣa ra những suy nghĩ và hành vi tích cực để khẳng định mình. Diễn đàn cũng giúp các em nâng cao khả năng tự tin và xây dựng các kĩ năng cần thiết nhƣ: kĩ năng phát biểu trƣớc tập thể, kĩ năng trình bày vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng phát hiện vấn đề,…

Phƣơng pháp làm việc nhóm

Thảo luận nhóm giúp học sinh đƣợc bộc lộ những khả năng của bản thân, hình thành kỹ năng tƣ duy, hợp tác trao đổi, chia sẻ và học hỏi lẫn nhau. Thảo luận nhóm tạo không khí sôi nổi, thoải mái do đó học sinh luôn có đƣợc cảm giác tự do, không bị áp đặt qua đó phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động sáng tạo của mình trong quá trình khám phá và chiếm lĩnh tri thức.

1.3.3.2. Hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở các trường THPT

Hình thức tổ chức HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm cho học sinh đƣợc tổ chức theo nhiều quy mô, hình thức khác nhau. Cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục nhƣng có thể tổ chức theo nhiều hình thức hoạt động khác

24

nhau, tùy theo lứa tuổi và nhu cầu của học sinh, tùy theo điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trƣờng, từng địa phƣơng.

HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm đƣợc tổ chức dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ: Hoạt động câu lạc bộ; tổ chức trò chơi; diễn đàn; sân khấu tƣơng tác; tham quan dã ngoại; các hội thi; hoạt động giao lƣu; hoạt động nhân đạo; hoạt động tình nguyện; hoạt động cộng đồng; sinh hoạt tập thể; lao động công ích; sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia...); thể dục thể thao; tổ chức các ngày hội; tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề; tham quan thực tế...

Các hoạt động văn hóa quần chúng thực chất cũng là các hoạt động giáo dục với nội dung văn hóa - văn nghệ có định hƣớng giáo dục thẩm mỹ, đạo đức và hành vi xã hội. Các hoạt động tham quan, nghe kể chuyện lịch sử, nói chuyện thời sự, làm báo tƣờng, nội san giúp các em nâng cao trình độ viết, kĩ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện krông pa, tỉnh gia lai (Trang 29)