Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho cán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện krông pa, tỉnh gia lai (Trang 84)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho cán

cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh và các lực lượng ngoài xã hội về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp nhằm giúp cho ngƣời quản lý, giáo viên, cha mẹ HS và các lực lƣợng giáo dục ngoài xã hội nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, vai trò và sự cần thiết của quản lý HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm tại các trƣờng THPT ở huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai theo định hƣớng phát triển năng lực HS trong nhà trƣờng để giúp HS phát triển một cách toàn diện về thể chất và tinh thần, giúp cho nhà trƣờng hoạt động một cách chuyên nghiệp hơn. Từ đó, thống nhất ý chí và hành động trong triển khai các biện pháp nhằm quản HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm tại các trƣờng THPT ở huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đảm bảo đạt đƣợc các mục tiêu sau:

Nâng cao nhận thức của Hiệu trƣởng về vai trò và tầm quan trọng của quản lý HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm tại các trƣờng THPT ở huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Giúp CBQL, giáo viên, cha mẹ HS và các lực lƣợng ngoài xã hội nhận thức đúng đắn về các biện pháp quản lý HĐDH nhằm phát triển năng

72

lực HS và đặc điểm phát triển của học sinh THPT.

Tăng cƣờng năng lực cho CBQL, giáo viên vận dụng biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo hƣớng tổ chức trải nghiệm tại các trƣờng THPT ở huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Đem lại lợi ích thiết thực cho đội ngũ CBQL, GV, NLĐ trong nhà trƣờng:

Thứ nhất đối với học sinh: Các em đƣợc chăm sóc, giáo dục trong một

môi trƣờng thân thiện, lành mạnh, không có sự trừng phạt; HS tích cực, tự giác và đạt hiệu quả cao trong các hoạt động sinh hoạt, học tập;

Thứ hai đối với phụ huynh: Họ đƣợc hài lòng và thỏa mãn với kết quả

giáo dục con em mình; xây dựng niềm tin và nâng cao vị thế, uy tín, hình ảnh của nhà trƣờng;

Thứ ba đối với nhà trường: Thiết lập đƣợc mối quan hệ cộng tác thân

thiện, chia sẻ giữa các thành viên trong nhà trƣờng; giảm thiểu thời gian, công sức trong việc xử lý những hậu quả của giáo dục HS theo nề nếp kỷ luật áp đặt.

3.2.1.2. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp

Bồi dƣỡng nâng cao nhận thức, tập trung vào những vấn đề sau:

Một là, tổ chức tuyên truyền, phổ biến về những ích lợi trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài của HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm tại các trƣờng THPT ở huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Hai là, tổ chức tuyên truyền phổ biến về những lợi ích trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài cho mọi thành viên trong và ngoài nhà trƣờng của các HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm tại các trƣờng THPT ở huyện Krông Pa,tỉnh Gia Lai. Ba là, tổ chức tuyên truyền, phổ biến về những lợi ích thiết thực của quản lý HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm tại các trƣờng THPT ở huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai.

Bồi dƣỡng nâng cao năng lực, có năm nội dung sau: Dạy học tích hợp liên môn; dạy học gắn với thực tiễn cuộc sống; dạy học gắn liền với truyền

73

thống văn hóa, lịch sử… của địa phƣơng; tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học; tổ chức cho HS tự đánh giá, đánh giá chéo…

Cách thức thực hiện: Bồi dƣỡng nâng cao nhận thức gồm:

Một là, tổ chức nghiên cứu, quán triệt cho ngƣời quản lý, GV, NLĐ, cha

mẹ HS và các lực lƣợng ngoài xã hội về sự cần thiết phải phát triển HĐGDNGLL theo hƣớng tổ chức trải nghiệm tại các trƣờng THPT ở huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Nhà trƣờng tổ chức các buổi trao đổi, thảo luận, căng khẩu hiệu, dán băng rôn… để đi đến thống nhất những vấn đề sau:

Hai là, quản lý HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm tại các trƣờng THPT ở huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai là một vấn đề quan trọng, tối cần thiết đối với nhà trƣờng trong giai đoạn hiện nay nhằm thay thế hình thức dạy học tiếp cận nội dung. Quản lý HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm tại các trƣờng THPT ở huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai là nhiệm vụ của mỗi thành viên trong nhà trƣờng.

Ba là, làm cho mọi thành viên trong nhà trƣờng nhận thức rõ: Hiệu trƣởng chỉ đạo các thành viên trong Ban giám hiệu tự nghiên cứu, bồi dƣỡng về các phƣơng pháp HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm tại các trƣờng THPT ở huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai, tự bồi dƣỡng để nâng cao năng lực quản lý, nâng cao ý thức trách nhiệm để có khả năng quản lý nhà trƣờng theo tinh thần phát triển năng lực HS.

Bốn là, nhà trƣờng tổ chức bồi dƣỡng nâng cao năng lực, bao gồm các

bƣớc sau: Lập kế hoạch tập huấn, bồi dƣỡng nguyên tắc, nội dung, biện pháp Phát triển năng lực HS; thành lập ban tổ chức: HT là trƣởng ban, phó HT là phó ban, GVCN GV bộ môn là thành viên. Ban tổ chức lựa chọn một số GV cốt cán, có uy tín, có năng lực để tham gia các lớp tập huấn, bồi dƣỡng do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức…;

74

năng lực HS: Không bạo lực đối với học sinh và tôn trọng HS; thực hiện các tác động giáo dục phù hợp với nhu cầu, trạng thái của HS, giúp HS khắc phục nhận thức, hành vi chƣa đúng của bản thân; tập trung động viên, khuyến khích, hạn chế trừng phạt;

Ban tổ chức kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên, rà soát các vấn đề còn vƣớng mắc, đề ra biện pháp khắc phục, chú ý những vấn đề sẽ phát sinh trong quá trình thực hiện. Tổ chức sơ kết trong từng học kỳ và tổng kết năm học vào cuối năm học, chú ý việc thực hiện các tiêu chuẩn đã đƣợc đề xuất, kịp thời rà soát để điều chỉnh, khắc phục hiệu quả những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

3.2.1.3. Lưu ý khi vận dụng

Để biện pháp này thực hiện đạt kết quả tốt, Hội đồng trƣờng, Hiệu trƣởng các trƣờng THPT cần:

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng nâng cao nhận thức và năng lực cho ngƣời quản lý, giáo viên, NLĐ, cha mẹ HS và các lực lƣợng ngoài xã hội về quản lý HĐDH tại các trƣờng THPT huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai theo định hƣớng phát triển năng lực HS trong nhà trƣờng; đồng thời phải kiểm tra, giám sát việc bồi dƣỡng nâng cao nhận thức và năng lực cho đội ngũ quản lý, giáo viên NLĐ về quản lý HĐDH tại các trƣờng THPT huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai theo định hƣớng phát triển năng lực HS trong nhà trƣờng.

Huy động sự tham gia của tất cả mọi thành viên trong nhà trƣờng. Tập trung động viên, khuyến khích, khen thƣởng khi HS thực hiện tốt hoạt động học tập, sinh hoạt.

Nhà trƣờng cần thƣờng xuyên tổ chức lấy ý kiến công khai, chính thức, lắng nghe, tôn trọng tất cả mọi ý kiến và điều chỉnh theo những ý kiến đóng góp xây dựng để mọi hoạt động của nhà trƣờng đều phù hợp với các biện pháp quản lý HĐDH nhằm phát triển năng lực HS.

75

3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng năng lực, nghiệp vụ thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp là nhằm nâng cao chất lƣợng HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm cho các GV trƣờng THPT.

Chƣơng trình và SGK GDPT mới đƣợc xây dựng theo tiếp cận phát triển năng lực HS. Do đó, HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm theo chƣơng trình và SGK GDPT mới cũng phải dựa trên quan điểm tiếp cận này. Để có thể thích ứng nhanh với chƣơng trình và SGK GDPT mới, đòi hỏi giáo viên phải có năng lực dạy học và dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực HS. Việc bồi dƣỡng nâng cao năng lực dạy học cho GV là tạo tiềm lực để họ có thể thích ứng nhanh với chƣơng trình và SGK mới.

3.2.2.2. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp

(i) Xác định rõ mục tiêu BD nâng cao NL tổ chức HĐGDNGLL theo hướng trải nghiệm cho giáo viên trường THPT

Việc BD nâng cao năng lực tổ chức HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm cho giáo viên trƣờng THPT phải hƣớng đến nhiều mục tiêu khác nhau. Trƣớc mắt, việc BD phải đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT, trong đó tập trung vào điều chỉnh nội dung, tổ chức dạy học chƣơng trình hiện hành theo định hƣớng phát triển NLHS; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PP dạy và học; hình thức và PP thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS...

(ii) Tổ chức xây dựng chương trình BD nâng cao năng lực tổ chức HĐGDNGLL theo hướng trải nghiệm cho giáo viên các trường THPT.

Nội dung BD nâng cao năng lực tổ chức HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm cho giáo viên các trƣờng THPT phải toàn diện, trên cơ sở các mục tiêu BD đã đƣợc xác định. Ngoài ra, nội dung BD còn phải xuất phát từ nhu cầu của giáo viên trƣờng THPT. Chƣơng trình này nên tập trung vào một số

76

nội dung chủ yếu sau đây: Năng lực và phát triển NLHS gồm: Khái quát về HĐDH ở trƣờng THPT theo định hƣớng phát triển NLHS; quan niệm về HĐDH ở trƣờng THPT theo định hƣớng phát triển NLHS; cơ sở tâm lý học của việc tổ chức HĐDH ở trƣờng THPT theo định hƣớng phát triển NLHS; tổ chức HĐDH ở trƣờng THPT theo định hƣớng phát triển NLHS...

Dạy học ở trƣờng THPT theo định hƣớng phát triển NLHS gồm: Khái niệm dạy học và dạy học ở trƣờng THPT theo định hƣớng phát triển NLHS; sự cần thiết phải dạy học, mục đích, yêu cầu dạy học và nội dung dạy học ở trƣờng THPT theo định hƣớng phát triển NLHS...

Thực hành kỹ năng dạy học ở trƣờng THPT theo định hƣớng phát triển NLHS.

(iii) Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức HĐGDNGLL theo hướng trải nghiệm cho GV trường THPT.

Phƣơng pháp bồi dƣỡng

Ở nhiều nƣớc trên thế giới, việc bồi dƣỡng giáo viên đƣợc tiến hành bằng các phƣơng pháp nhƣ: Phƣơng pháp (PP) lấy chuyên gia làm trung tâm: Ở PP này, chuyên gia cung cấp kiến thức và kinh nghiệm, còn giáo viên giáo dục tiếp thu, vận dụng; PP lấy học viên làm trung tâm: Ở PP này, giáo viên tự lực thực hiện chƣơng trình bồi dƣỡng với sự giúp đỡ của các hƣớng dẫn viên; PP lấy phƣơng tiện làm trung tâm: Ở PP này, các phƣơng tiện thông tin đƣợc sử dụng để chuyển tải nội dung bồi dƣỡng đến giáo viên. Mỗi PP nói trên đều có ƣu điểm và hạn chế của nó. Do đó, trong bồi dƣỡng GV giáo dục, cần phải kết hợp cả ba PP này.

Quy trình bồi dưỡng

Quy trình bồi dƣỡng nâng cao năng lực tổ chức HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm cho các giáo viên trƣờng THPT gồm các bƣớc sau đây:

77

tài liệu bồi dƣỡng, nhất là những nội dung mới hoặc khó; giao các câu hỏi, nhiệm vụ cần phải thực hiện;

Bước 2: các GV trƣờng THPT tự nghiên cứu tài liệu bồi dƣỡng; tổ chức

cho các GV trong các trƣờng THPT trao đổi về tài liệu bồi dƣỡng theo nhóm (qua sinh hoạt chuyên môn cụm trƣờng), đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình trƣớc lớp;

Bước 3: Tập trung những điểm khó của tài liệu, những nội dung giáo viên trƣờng THPT chƣa rõ hoặc chƣa thống nhất qua tự nghiên cứu và trao đổi, thảo luận; chia sẻ, giải đáp thắc mắc, bổ sung kiến thức và kỹ năng giúp giáo viên trƣờng THPT hiểu sâu hơn tài liệu. Cùng với các hình thức bồi dƣỡng truyền thống cần tăng cƣờng sử dụng các hình thức bồi dƣỡng tại chỗ nhƣ tự học và tự học cá nhân hoặc tự học nhóm… có hƣớng dẫn, bồi dƣỡng qua mạng online nhƣ hình thức e-learning, LMS...

(iv) Đánh giá kết quả bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức HĐGDNGLL theo hướng trải nghiệm cho GV các trường THPT.

Về nội dung đánh giá: Xây dựng các tiêu chí đánh giá trên hai phƣơng diện: Nhận thức của giáo viên trƣờng THPT về các vấn đề đƣợc bồi dƣỡng; khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng đƣợc bồi dƣỡng vào thực tế tổ chức HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm.

Về hình thức đánh giá: Tổ chức đánh giá kết quả bồi dƣỡng thông qua bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu hoặc viết thu hoạch, báo cáo chuyên đề; xếp loại theo hai mức đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu. Có thể tổ chức đánh giá qua hình thức hội thi giáo viên giỏi.

3.2.2.3. Lưu ý khi vận dụng

Để thực hiện biện pháp này, đòi hỏi hiệu trƣởng phải chỉ đạo xây dựng đƣợc nội dung, chƣơng trình, kế hoạch bồi dƣỡng nâng cao năng lực tổ chức HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm cho giáo viên trƣờng THPT. Đồng thời,

78

cần phải có nguồn lực và quy trình kiểm tra, đánh giá đảm bảo cho công tác bồi dƣỡng đạt kết quả.

3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Thực hiện kiểm tra HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm nhằm đánh giá đúng thực trạng, làm cơ sở để điều chỉnh HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm tại các trƣờng THPT huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Kiểm tra HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm nhằm kịp thời điều chỉnh sai sót trong HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm tại các trƣờng THPT huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai; từng thành viên phải tự thấy đƣợc ƣu điểm, khuyết điểm trong hoạt động của mình, từ đó có những biện pháp thúc đẩy việc phấn đấu, rèn luyện nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động này hơn.

Đánh HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm tại các trƣờng THPT huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai nhằm xác định rõ mức độ cần đạt và mức độ đạt đƣợc của nhà trƣờng trong hoạt động này. Căn cứ kết quả kiểm tra, đánh giá là cơ sở để các cơ quan quản lý cấp trên có chủ trƣơng, chính sách, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ nhằm xây dựng tốt hơn HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm tại các trƣờng THPT huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai.

3.2.3.2. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp

Hằng năm nhà trƣờng xây dựng, triển khai kế hoạch kiểm tra, đánh giá cụ thể, thiết lập mục đích kiểm tra đánh giá, đặt mục đích và mục tiêu cụ thể, quyết định phƣơng tiện để đo lƣờng kết quả cuối cùng.

Biện pháp thực hiện đƣợc triển khai theo ba nội dung đánh giá: (i) đánh giá về nội dung trong HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm tại các trƣờng THPT huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai; (ii) đánh giá việc đối mới phƣơng pháp giảng dạy

79

trong các HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm tại các trƣờng THPT huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai; (iii) đánh giá phẩm chất và năng lực HS đạt đƣợc sau các HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm.

Các trƣờng THPT tổ chức triển khai hoạt động kiểm tra và đánh giá HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm đúng thẩm quyền đƣợc phân cấp quản lý theo ba nội dung nêu trên:

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về kiểm tra và đánh giá HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm cho các CBQL và giáo viên trong đơn vị; phổ biến kiến thức về kiểm tra và đánh giá qua trang thông tin điện tử của đơn vị nhằm thông tin cho các đoàn thể, xã hội biết để có thể cùng tham gia vào công tác đánh giá HĐGDNGLL theo trải nghiệm.

Xây dựng nội dung, tài liệu và tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra và đánh giá cho đội ngũ tổ trƣởng và giáo viên để thống nhất mức độ đánh giá và nêu cao vai trò phối hợp trong công tác giáo dục. Đảm bảo phƣơng thức kiểm tra, đánh giá hài hòa; đồng thời đề xuất các chính sách nhằm động viên, khuyến khích tổ trƣởng chuyên môn, giáo viên làm tốt, để có hình thức khen thƣờng, phê bình và lƣu ý các trƣờng hợp sai phạm.

Tích hợp giữa hoạt động kiểm tra, đánh giá HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm của chuyên môn với hoạt động kiểm tra nội bộ.

3.2.3.3. Lưu ý khi vận dụng

Các Hiệu trƣởng trƣờng THPT phải nhận thức sâu sắc việc đánh giá và tự đánh giá về HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm là động lực để rèn luyện, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Căn cứ kết quả đánh giá hoạt động xây dựng văn hóa nhà trƣờng để sử dụng trong việc bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, khen thƣởng và kỷ luật đối với các tổ trƣởng, giáo viên các trƣờng THPT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện krông pa, tỉnh gia lai (Trang 84)