Chức năng quản lý đổi mới phương pháp dạy họcmôn Tiếng Việtcủa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 41 - 43)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.2. Chức năng quản lý đổi mới phương pháp dạy họcmôn Tiếng Việtcủa

1.4.2.1. Kế hoạch hóa hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt

Thực chất của kế hoạch hóa là đưa toàn bộ những hoạt động vào kế hoạch, với mục tiêu, biện pháp rõ ràng, thể hiện bước đi cụ thể và xác định các nguồn lực đáp ứng cho việc thực hiện mục tiêu đề ra.

Người HT có thể lập kế hoạch đổi mới PPDH môn Tiếng Việt độc lập riêng hoặc nằm trong kế hoạch tổng thể của nhà trường, được xây dựng theo từng năm học. Kế hoạch (KH) phải mang tính cụ thể, mục tiêu phải phù hợp với nội dung, chương trình, khả năng tiếp thu của học sinh, trình độ, năng lực của giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, kế hoạch đổi mới PPDH phải được phổ biến tới toàn thể cán bộ quản lý và giáo viên trong toàn trường.

1.4.2.2. Tổ chức thực hiện hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt

Sau khi lập xong kế hoạch, người HT tiến hành phân phối và sắp xếp nguồn lực theo cấu trúc tổ chức nhất định để đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu đổi mới PPDH đã đề ra, bằng cách:

- Phân công các Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn triển khai thực hiện kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện CSVC cần thiết phục vụ cho việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việt.

- Xây dựng, phát triển, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Chính giáo viên là người có trách nhiệm chính trong việc đổi mới PPDH, từ khi lập kế hoạch bài giảng đến triển khai PPDH ở trên lớp và kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh.

- Xác lập cơ chế hoạt động phối hợp giữa các bộ phận chuyên môn với đoàn thể, giải quyết tốt mối quan hệ này cũng như mối quan hệ giữa nhà trường với cộng đồng xã hội để đảm bảo thực hiện mục tiêu đề ra.

1.4.2.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt

Là quá trình tác động của HT đến thái độ và hành vi của các thành viên trong nhà trường, nhằm biến những yêu cầu chung về đổi mới PPDH của nhà trường thành nhiệm vụ cụ thể của từng cá nhân. Sự tác động này nhằm khơi dậy động lực của từng người, tạo điều kiện để mọi người tích cực, tự giác làm việc và đem lại hiệu quả cao.

Người HT thực hiện chức năng chỉ đạo chính là thực hiện quyền chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn việc đổi mới PPDH. Bên cạnh đó, người HT thường xuyên liên kết, động viên, khuyến khích, giám sát mọi người, mọi bộ phận thực hiện tốt công việc của mình theo sự sắp xếp, phân công nhiệm vụ từ trước.

1.4.2.4. Kiểm tra hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt

Kiểm tra là chức năng không thể thiếu trong công tác quản lý của HT, qua kiểm tra để xem xét, đánh giá mức độ thực hiện việc đổi mới PPDH. Từ đó, phổ biến nhân rộng các nhân tố tích cực, đồng thời, điều chỉnh kịp thời

các thiếu sót nhằm giúp các bộ phận và cá nhân hoàn thành tốt mục tiêu đổi mới PPDH đã đề ra.

Để đánh giá chính xác mức độ thực hiện việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việt, người HT cần đưa ra chuẩn đánh giá, đo lường để so sánh, đối chiếu với mục tiêu đề ra. Công tác kiểm tra, đánh giá luôn thực hiện thường xuyên, nhờ đó mới có sự điều chỉnh cần thiết, kịp thời trong quá trình thực hiện kế hoạch.

Trong công tác của người quản lý, việc thực hiện các chức năng ở trên là hết sức cần thiết, nhưng quá trình thực hiện phải phối hợp chặt chẽ các chức năng ấy sao cho tất cả các khâu của quá trình này là một chuỗi thống nhất, hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình thực hiện.

1.4.3. Nội dung quản lý của Hiệu trưởng đối với việc đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)