Nội dung quản lý của Hiệu trưởng đối với việc đổi mới phương pháp dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 43 - 47)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.3. Nội dung quản lý của Hiệu trưởng đối với việc đổi mới phương pháp dạy

Nội dung đổi mới PPDH đang là trung tâm chú ý của các cấp quản lý cũng như của HT ở các trường. Đổi mới PPDH là đổi mới cách dạy của thầy, cách học của trò, thay đổi mối quan hệ thầy - trò trong quá trình dạy học và tăng cường các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc dạy học. Quản lý trường học về bản chất là quản lý con người. Vì thế, hoạt động quản lý của HT trong trường học phải hướng đến quản lý hoạt động của GV và HS mà trước hết và quan trọng hơn hết là quản lý GV người quyết định chất lượng GD của nhà trường. Để tổ chức một cách hợp lý và tác động một cách có hiệu quả, quản lý đổi mới PPDH của HT bao gồm các nội dung sau:

1.4.3.1. Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt của giáo viên

HT quản lý đổi mới PPDH của GV thông qua sự phân cấp quản lý cho phó HT, cho các tổ chuyên môn. Tuy nhiên, để đảm bảo tính nghiêm minh và sự nhất quán trong dạy học nói chung và đổi mới PPDH nói riêng, trong nhiều

trường hợp HT cần phổ biến và tác động trực tiếp đến từng GV về những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất.

Quản lý hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Việt của giáo viên bắt đầu từ quản lý việc soạn bài. Bài soạn chính là một bản kế hoạch lên lớp, là bản thiết kế để tổ chức cho HS hoạt động. Tuy nhiên, tiêu chuẩn về một bài soạn chỉ là tiền đề cho sự thành công của một tiết dạy. Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho thấy quản lý giờ lên lớp, đặc biệt quản lý lốt mốỉ quan hệ Thầy - Trò có ý nghĩa quyết định trong việc đổi mới PPDH.

Ngoài ra, HT cần đổi mới đánh giá giờ dạy, căn cứ yêu cầu của môn học, xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy một cách cụ thể theo hướng đổi mới PPDH nhưng cần tôn trọng các đặc trưng cơ bản: Dạy học phải thông qua tổ chức hoạt động học tập và rèn luyện PP tự học cho học sinh; quan tâm đến dạy học cá thể kết hợp với dạy học hợp tác; kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò.

Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh có vai trò vô cùng quan trọng, thông qua phản hồi thông tin ngược của học sinh giúp giáo viên điều chỉnh cách dạy sao cho phù hợp. Thực tiễn giáo dục cho thấy, cách đánh giá, thi cử thế nào thì sẽ có lối dạy và lối học như thế ấy. Vì vậy, để đổi mới PPDH môn Tiếng Việt thì nhất định phải đổi mới cách kiểm tra, thi cử, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Cần phải đổi mới một cách đồng bộ về các khâu: nội dung, hình thức kiểm tra, chấm chữa bài, đổi mới tiêu chí đo lường và đánh giá chất lượng HS, kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò.

1.4.3.2. Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp học tập môn Tiếng Việt của học sinh

Quản lý hoạt động học tập môn Tiếng Việt của học sinh trong đổi mới PPDH, cần tạo điều kiện để hình thành phương pháp tự học, rèn luyện kỹ

năng tự học, bồi dưỡng thói quen, ý chí tự học, phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh thông qua. cách tổ chức hoạt động trong giờ học. Từ đó, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự nghiên cứu, phương pháp đọc sách, đọc tài liệu học tập khác, phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin...khơi dậy lòng say mê học tập, làm bộc lộ và phát triển năng lực tiềm năng trong mỗi học sinh.

Để quản lý hoạt động học tập môn Tiếng Việt của học sinh có hiệu quả, cần có sự phối hợp trong quản lý hoạt động học tập, người hiệu trưởng phải cụ thể hóa nội dung trách nhiệm, phân công cụ thể cho từng bộ phận, cá nhân trong quản lý hoạt động học tập, xây dựng quy chế phối hợp giữa BGH, giáo viên, Đoàn thanh niên và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.

Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức các hoạt động ngoài giờ phong phú, đa dạng, đưa học sinh vào những tình huống thực tế, tạo nên thói quen và năng lực giải quyết vấn để cho học sinh.

Đội ngũ cán bộ lớp là lực lượng có vai trò to lớn trong việc hỗ trợ nhà trường trong việc quản lý hoạt động của HS, đó là những hạt nhân tích cực, gương mẫu trong học tập, rèn luyện, có uy tín đối với tập thể. Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN cần thường xuyên quan tâm bồi dưỡng năng lực tự quản cho đội ngũ cán bộ lớp, tạo điều kiện cho hoạt động và lôi cuốn tập thể tham gia các hoạt động vì nhu cầu bản thân và vì mục đích đổi mới của nhà trường.

1.4.3.3. Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt của tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn là tế bào cơ bản giữ vị trí quan trọng nhất trong việc triển khai công tác quản lý đổi mới PPDH; tổ chuyên môn là đầu mối để thực hiện các chủ trương, các quyết định của HT; là nơi tổ chức học tập, ứng dụng, thể nghiệm những lý luận về PPDH mới thông qua học tập các chuyên đề, tổng kết các kinh nghiệm dạy học... Chính vì giữ vị trí, vai trò quan trọng như

thể nên trong công tác quản lý đổi mới PPDH môn Tiếng Việt, người HT đặc biệt chú trọng đến quản lý hoạt động của tổ chuyên môn.

Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn, trước hết cần cụ thể hóa các chủ trương về đổi mới PPDH của các cấp quản lý thành quy định nội bộ để tổ chức thực hiện. Để quản lý hoạt động của tổ chuyên môn, HT phải cụ thể hóa các chế định giáo dục và đào tạo thành quy định rìội bộ để tổ chức thực hiện. HT trực tiếp hướng dẫn hoặc giao cho Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn hướng dẫn tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH trong từng năm học. Kế hoạch phải mang tính cụ thể, chi tiết, phải xác định được vấn đề nào cần đổi mới, ưu tiên đổi mới vấn đề nào trước, thời điểm nào hoàn thành, trách nhiệm thực hiện của từng thành viên ở mức độ nào,...

Nội dung quản lý trọng tâm của HT đó là chỉ đạo việc đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn. Thời gian của buổi sinh hoạt tổ chủ yếu thảo luận hướng đối mới PPDH đối với từng bài dạy gắn liền với đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa; bồi dưỡng kỹ năng sư phạm thông qua việc dự giờ, thao giảng, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. HT cũng như tổ trưởng chuyên môn cũng cần cụ thề hóa các quy định đổi mới PPDH thành những tiêu chuẩn thi đua của tổ chuvên môn, coi đây như là một trong những cách kích thích tạo động lực cho GV tích cực đổi mới PPDH.

Ngoài ra, người HT định kỳ kiểm tra hoạt động của tổ, từ khâu xây dựng kể hoạch đến tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và tự kiểm tra, đánh giá của tổ.

1.4.3.4. Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, thiết bị dạy học phục vụ đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt

CSVC và TBDH là phương tiện lao động sư phạm của GV và HS, là một trong những điều kiện thiết yếu để đảm bảo quá trình dạy học được diễn ra trong nhà trường. Để giúp các em có điều kiện hoạt động nhận thức và giảm bớt lao động sư phạm của thầy giáo, CSVC-TBDH là những yếu tố hết

sức cần thiết, đặc biệt là trong việc thực hiện mục tiêu đổi mới PPDH.

TBDH là thành tố của quá trình dạy học, nó mang lại hiệu quả cao trong nhận thức của học sinh, giúp cho học sinh nhận thức chính xác đầy đủ, dễ dàng về các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan, giúp cho học sinh nắm vững nội dung bài học và nhớ nội dung bài học sâu sắc hơn.

Quản lý CSVC, TBDH không chỉ trang bị đầy đủ, đồng bộ mà còn phải hướng đến việc bảo quản, khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả. Mặt khác, cần huy động các nguồn lực xã hội tham gia trong việc xã hội giáo dục về lĩnh vực CSVC kỹ thuật trường học. Người HT cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc khai thác, sử dụng TBDH của giáo viên trong giờ học, tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên về quy trình sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại.

1.4.3.5. Quản lý việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt

Trong thời đại ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin(CNTT) vào dạy học đã trở nên phổ biến, có những tác động ảnh hưởng to lớn đến PPDH, cho phép tổ chức nhiều hoạt động dạy học phong phú và hiệu quả. Đổi mới PPDH hiểu theo nghĩa của CNTT và truyền thông là làm tăng giá trị lượng tin trao đổi thông tin nhanh hơn và hiệu quả hơn. Ứng dụng CNTT và truyền thông là để làm tăng thêm năng lực biểu đạt nội dung bài giảng, qua đó người dạy có thể hình thành PP tư duy sáng tạo cho người học, tạo hứng thú cho giờ học. Vì vậy việc ứng dụng CNTT và truyền thông vào đổi mới PPDH là một vấn đề rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 43 - 47)