Biện pháp 5: Tăng cường quản lý hoạt động học tập của học sinh theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 108 - 109)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.5. Biện pháp 5: Tăng cường quản lý hoạt động học tập của học sinh theo

3.3.5.1. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Đổi mới công tác giáo dục động cơ, thái độ học tập, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện các kỹ năng tự học và phương pháp nghiên cứu nói chung, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động học tập của HS.

3.3.5.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Chỉ đạo GV hướng dẫn cho HS lập kế hoạch tự học: Kế hoạch tự học cần nêu rõ mục tiêu phấn đấu, nội dung học tập hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng ở trường và ở nhà, chính khóa và ngoại khóa, tiến độ công việc, lập thời gian biểu tự học. Yêu cầu các em dành thời gian thích đáng cho việc tự học, tự nghiên cứu ở nhà. Hướng dẫn học sinh để sau mỗi tuần các em tự đánh giá những việc đã làm được, những việc chưa thực hiện được và nêu lên hướng khắc phục.

năng tự học cho HS.

Yêu vầu giáo viên bộ môn sau mỗi tiết dạy cần hướng dẫn HS cách đọc, nghiên cứu, tổng hợp tài liệu và rút ra kiến thức cần thiết làm tăng vốn hiểu biết, hiểu sâu, rõ vấn đề khi tự học ở nhà.

Việc kiểm tra, đánh giá HS theo xu hướng trên cũng phải được đổi mới. Khi đánh giá, giáo viên chọn hình thức phù hợp với các hoạt động tự học của học sinh. Kiểm tra, đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kỹ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế. HT thông qua giờ học trên lớp, các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm; các hoạt động đoàn thể …yêu cầu GV kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu, thực hiện các kỹ năng tự học mà nhà trường đã hướng dẫn thông qua các báo cáo thu hoạch của HS để có những điều chỉnh, bổ sung phù hợp với thực tế.

Sau mỗi đợt sinh hoạt ngoài giờ như tham quan, cắm trại, tìm hiểu lịch sử văn hóa địa phương, cần cho HS làm báo cáo, thu hoạch, trao đổi, thảo luận để rèn luyện những kĩ năng, như: quan sát, phân tích, tổng hợp, khả năng phán đoán, đánh giá một vấn đề và đảm bảo độ sâu cần thiết về nhận thức các vấn đề nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 108 - 109)