Biện pháp 7: Đảm bảo các điều kiện thiết yếu về CSVC, TBDH và kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 111 - 113)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.7. Biện pháp 7: Đảm bảo các điều kiện thiết yếu về CSVC, TBDH và kinh

3.3.7.1. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Tăng cường đầu tư, xây dựng CSVC trường học và mua sắm, bổ sung TBDH để đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH môn Tiếng Việt, nâng cao chất lượng giờ dạy. Huy động được các nguồn lực trong và ngoài nhà trường phục vụ cho việc dạy học.

Giúp GV nhận thức được việc sử dụng TBDH không chỉ là phương tiện giảng dạy của GV mà còn là công cụ, đối tượng, nguồn tri thức cho HS, giúp HS phát triển năng lực nhận thức và rèn luyện các kỹ năng.

3.3.7.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

CSVC-TBDH là phương tiện lao động sư phạm của GV và HS, là một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành quá trình dạy học có chất lượng và hiệu quả. Chính vì vậy, người HT phải quan tâm đến việc tăng cường trang bị CSVC, TBDH trong hoạt động đổi mới PPDH.

* Tổ chức xây dựng hệ thốngcơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu của quá trình dạy học, phục vụ việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việt:

HTcần phải dự toán nhu cầu sử dụng CSVC và bổ sung trang TBDH, khi được cấp trên phê duyệt thì tiến hành sử dụng vốn cấp phát đúng mục đích. Ngoài ra, cần có kế hoạch huy động các nguồn lực xã hội trong việc đầu tư, trang bị CSVC, TBDH, sửa chữa kịp thời các TBDH hư hỏng.

giáo dục và đào tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đặc biệt là các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại để đảm bảo yêu cầu đổi mới PPDH môn Tiếng Việt.

Giao trách nhiệm cho tổ bộ môn rà soát số lượng các thiết bị cần sử dụng trong năm học. Báo cáo thực trạng thiết bị dạy học để tiến hành mua sắm bổ sung. Sau đó tham mưu các cấp có thẩm quyền trong việc xây dựng đầy đủ phòng học, phòng học bộ môn, phòng thực hành, thí nghiệm, phòng máy tính, phòng LAB, phòng nghe nhìn đa phương tiện, đủ hệ thống sân chơi, bãi tập, vườn trường…theo quy định.

Phát huy vai trò của thư viện, giới thiệu đầu sách cho HS, có phòng đọc cho GV và HS theo chuẩn, trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo, tài liệu chuyên ngành như văn học tuổi trẻ, toán học tuổi trẻ...

Khuyến khích GV, HS, các lực lượng xã hội tham gia sưu tầm, ủng hộ và làm ĐDDH. Đầu tư xây dựng thư viện, tăng cường tủ sách dùng chung với các tài liệu phong phú về đổi mới PPDH môn Tiếng Việt.

Xây dựng hạ tầng CNTT, đặc biệt là các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại để đảm bảo yêu cầu đổi mới PPDH môn Tiếng Việt.

* Chỉ đạo giáo viên sử dụng hiệu quả TBDH hiện có và làm thêm các ĐDDH

HT cần phải quan tâm đến việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỳ năng sử dụng các TBDH cho đội ngũ GV để nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH.

Nhà trường cần có kế hoạch quản lý thiết thực, tổ chức và tạo điều kiện đểGV đều sử dụng thiết bị dạy học; mỗi GV cần tự sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học. Khuyến khích sử dụng các phương tiện hiện đại, ứng dụng CNTT, khai thác Internet, thư viện Violet để phục vụ dạy học. Lập sổ quản lý thiết bị theo quy định quản lí tài sản nhà trường, sổ theo

dõi GV mượn trả thiết bị. Việc lập sổ này giúp HT quản lí được thiết bị, đánh giá được GV sử dụng thiết bị trong đổi mới phương pháp dạy học.

Trong thực tế, ở các trường TBDH đang còn thiếu, hoặc có nhưng thiếu đồng bộ, chất lượng không đảm bảo. Cho nên cần phải khai thác, sử dụng một cách hiệu quả nhất những phương tiện TBDH hiện có. Đồng thời, cần phát huy sự sáng tạo của GV trong việc tự làm những đồ dùng đơn giản để bổ sung thêm nguồn đồ dung dạy học trong nhà trường.

Trong quá trình chỉ đạo, HT cần thực hiện tốt chế độ kiểm tra định kỳ, đột xuất để ngăn chặn tình trạng không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả các TBDH như tính thường xuyên sử dụng TBDH của GV, mức độ thành thạo về kỹ năng sử dụng TBDH.

* Tổ chức bảo quản hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy họccó hiệu quả trong đổi mới PPDH môn Tiếng Việt

Chỉ đạo, phân công phó HT, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất, TBDH chi tiết ngay từ đầu năm học, trong kế hoạch nhất thiết phải có mục đề xuất các thiết bị cần sử dụng. GV phải có lịch mượn hàng tuần chi tiết đến từng tiết dạy, thiết bị sử dụng…để nhân viên thiết bị có kế hoạch chung, sắp xếp một cách khoa học và tránh được tình trạng phòng bộ môn hoặc TBDH không sử dụng hoặc bị trùng lịch sử dụng.

Cuối học kì, cuối năm học kiểm tra, rà soát, đánh giá chất lượng CSVC, TBDH để có kế hoạch mua sắm, bổ sung các TBDH hư hỏng. Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế biểu dương, khen thưởng GV sử dụng có hiệu quả CSVC, TBDH, nhắc nhở phê bình những giáo viên không thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 111 - 113)